Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động: Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao; mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng; bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng; duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về chính sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Nghị định nêu rõ Nhà nước chỉ bảo đảm ngân sách cho hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng; quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng; sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng; nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững; giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
Nghị định quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau: Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng; xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
Đồng thời, Nghị định cũng nêu rõ, Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng tự nhiên; phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao và các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.
Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.
1055 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước.Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động: Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao; mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng; bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng; duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về chính sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Nghị định nêu rõ Nhà nước chỉ bảo đảm ngân sách cho hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng; quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng; sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng; nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững; giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
Nghị định quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau: Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng; xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
Đồng thời, Nghị định cũng nêu rõ, Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng tự nhiên; phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao và các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.
Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.