Đối tượng phải trả và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định cụ thể tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng gồm:
1- Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
4- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
6- Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
Nghị định quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3;
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ;
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ.
Trường hợp miễn, giảm:
Nghị định cũng nêu rõ những trường hợp được miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, trường hợp được miễn, giảm gồm: 1- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; 2- Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó; 3- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
1074 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Đối tượng phải trả và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định cụ thể tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.Theo đó, đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng gồm:
1- Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
4- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
6- Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
Nghị định quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3;
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ;
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ.
Trường hợp miễn, giảm:
Nghị định cũng nêu rõ những trường hợp được miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, trường hợp được miễn, giảm gồm: 1- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; 2- Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó; 3- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.