Đến nay, toàn huyện trồng được 67 ha cỏ, dự trữ được 1.800 cây, chuồng rơm. Đặc biệt, nhiều nơi nhân dân trồng ngô để làm thức ăn trong những ngày giá rét cho đàn vật nuôi.
Nhân dân xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên chủ động trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
Trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, nhiều đợt rét đậm, rét hại đan xen nắng nóng, khô hanh khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi bị suy giảm, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động dự trữ thức ăn cũng như chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tiêm phòng dịch bệnh được huyện Lục Yên đặc biệt coi trọng.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lục Yên hiện có 19.127 con trâu, 1.489 con bò, 75.134 con lợn, 855.900 con gia cầm. So với những năm trước và với kế hoạch đề ra, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện có sự phát triển tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu của địa phương cũng như phát triển kinh tế, làm giàu cho người dân.
Kết quả trên, ngoài những chính sách hỗ trợ, kích cầu của tỉnh, huyện còn phải kể đến sự chuyển biến, hiệu quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, nhất là phòng chống đói rét, dịch bệnh trong mùa đông. Có mặt tại xã Lâm Thượng, một trong những địa phương có tổng đàn trâu lớn nhất, nhì của huyện Lục Yên, chúng tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ nét của nhân dân trong bảo vệ đàn vật nuôi của mình.
Bà Hoàng Thị Thảo, thôn Bản Muổi, xã Lâm Thượng cho biết: "Nhà tôi có 2 con trâu nên toàn bộ rơm rạ khi thu hoạch xong phải phơi khô rồi để nơi khô ráo làm thức ăn cho chúng trong mùa đông. Ngoài ra, tôi cũng trồng thêm 2 sào ngô đông, một mặt làm thức ăn cho gà, lợn còn lá thì làm thức ăn cho trâu”.
Theo Trưởng thôn Bản Muổi Hoàng Văn Vần, trước đây trâu phục vụ sức kéo cho trồng trọt nhưng nay đã dùng máy móc nên số lượng trâu giảm đi, toàn thôn hiện có 58 con trâu. Tuy nhiên, người dân đã ý thức được mỗi con trâu là một tài sản lớn, do vậy để bảo vệ đàn trâu trong mùa đông này, thôn đã tiến hành họp tuyên truyền, vận động nhân dân cất rơm và làm lán rơm; đồng thời quây bạt giữ ấm cho vật nuôi, trời rét không chăn thả trên đồi.
Giống như xã Lâm Thượng, thời gian này, nhân dân xã Mai Sơn cũng dành thời gian chủ động dự trữ thức ăn, dịch bệnh cho đàn vật nuôi của mình. Ông Âu Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: "Để bảo vệ 625 con trâu cùng hàng chục nghìn con gia cầm, xã đã giao cho cán bộ thú y, khuyến nông tham mưu xây dựng nội dung về dự trữ thức ăn, cách phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc và phát trên loa truyền thanh. Đến nay, 100% con gia súc được tiêm phòng; chuồng trại được gia cố chắc chắn, bảo đảm vệ sinh”.
Hiện nay, từ huyện tới xã đều xây dựng và kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh cho gia súc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo. Đối với các phòng, ban của huyện được giao phụ trách xã, thị trấn, phải trực tiếp xuống cơ sở để phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai cụ thể các biện pháp phòng chống đói rét cho gia súc.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông chủ yếu là rơm rạ, song vừa qua do mưa nhiều nên năm nay nhân dân không tích trữ được nhiều, do vậy huyện chỉ đạo tăng cường trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm cây vụ đông làm thức ăn cho gia súc.
Đến nay, toàn huyện trồng được 67 ha cỏ, dự trữ được 1.800 cây, chuồng rơm. Đặc biệt, nhiều nơi nhân dân trồng ngô để làm thức ăn trong những ngày giá rét cho đàn vật nuôi. Song song với đó, huyện đặc biệt quan tâm đến công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Đến nay, huyện đã thực hiện tiêm phòng được 13.146 liều vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò; 12.218 liều vắc-xin tụ huyết trùng lợn; 13.178 liều vắc-xin dịch tả lợn và 3000 liều vắc-xin kép (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn) cho lợn.
Đến thời điểm hiện tại, tình hình sinh trưởng, phát triển của đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Lục Yên vẫn ổn định, chưa có hiện tượng trâu, bò, lợn, gà bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết chắc chắn còn nhiều phức tạp, do vậy, việc tiếp tục duy trì các giải pháp, cách làm một cách chủ động trong phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sẽ là giải pháp hiệu quả bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông này.
1488 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến nay, toàn huyện trồng được 67 ha cỏ, dự trữ được 1.800 cây, chuồng rơm. Đặc biệt, nhiều nơi nhân dân trồng ngô để làm thức ăn trong những ngày giá rét cho đàn vật nuôi. Trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, nhiều đợt rét đậm, rét hại đan xen nắng nóng, khô hanh khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi bị suy giảm, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động dự trữ thức ăn cũng như chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tiêm phòng dịch bệnh được huyện Lục Yên đặc biệt coi trọng.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lục Yên hiện có 19.127 con trâu, 1.489 con bò, 75.134 con lợn, 855.900 con gia cầm. So với những năm trước và với kế hoạch đề ra, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện có sự phát triển tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu của địa phương cũng như phát triển kinh tế, làm giàu cho người dân.
Kết quả trên, ngoài những chính sách hỗ trợ, kích cầu của tỉnh, huyện còn phải kể đến sự chuyển biến, hiệu quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, nhất là phòng chống đói rét, dịch bệnh trong mùa đông. Có mặt tại xã Lâm Thượng, một trong những địa phương có tổng đàn trâu lớn nhất, nhì của huyện Lục Yên, chúng tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ nét của nhân dân trong bảo vệ đàn vật nuôi của mình.
Bà Hoàng Thị Thảo, thôn Bản Muổi, xã Lâm Thượng cho biết: "Nhà tôi có 2 con trâu nên toàn bộ rơm rạ khi thu hoạch xong phải phơi khô rồi để nơi khô ráo làm thức ăn cho chúng trong mùa đông. Ngoài ra, tôi cũng trồng thêm 2 sào ngô đông, một mặt làm thức ăn cho gà, lợn còn lá thì làm thức ăn cho trâu”.
Theo Trưởng thôn Bản Muổi Hoàng Văn Vần, trước đây trâu phục vụ sức kéo cho trồng trọt nhưng nay đã dùng máy móc nên số lượng trâu giảm đi, toàn thôn hiện có 58 con trâu. Tuy nhiên, người dân đã ý thức được mỗi con trâu là một tài sản lớn, do vậy để bảo vệ đàn trâu trong mùa đông này, thôn đã tiến hành họp tuyên truyền, vận động nhân dân cất rơm và làm lán rơm; đồng thời quây bạt giữ ấm cho vật nuôi, trời rét không chăn thả trên đồi.
Giống như xã Lâm Thượng, thời gian này, nhân dân xã Mai Sơn cũng dành thời gian chủ động dự trữ thức ăn, dịch bệnh cho đàn vật nuôi của mình. Ông Âu Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: "Để bảo vệ 625 con trâu cùng hàng chục nghìn con gia cầm, xã đã giao cho cán bộ thú y, khuyến nông tham mưu xây dựng nội dung về dự trữ thức ăn, cách phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc và phát trên loa truyền thanh. Đến nay, 100% con gia súc được tiêm phòng; chuồng trại được gia cố chắc chắn, bảo đảm vệ sinh”.
Hiện nay, từ huyện tới xã đều xây dựng và kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh cho gia súc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo. Đối với các phòng, ban của huyện được giao phụ trách xã, thị trấn, phải trực tiếp xuống cơ sở để phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai cụ thể các biện pháp phòng chống đói rét cho gia súc.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông chủ yếu là rơm rạ, song vừa qua do mưa nhiều nên năm nay nhân dân không tích trữ được nhiều, do vậy huyện chỉ đạo tăng cường trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm cây vụ đông làm thức ăn cho gia súc.
Đến nay, toàn huyện trồng được 67 ha cỏ, dự trữ được 1.800 cây, chuồng rơm. Đặc biệt, nhiều nơi nhân dân trồng ngô để làm thức ăn trong những ngày giá rét cho đàn vật nuôi. Song song với đó, huyện đặc biệt quan tâm đến công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Đến nay, huyện đã thực hiện tiêm phòng được 13.146 liều vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò; 12.218 liều vắc-xin tụ huyết trùng lợn; 13.178 liều vắc-xin dịch tả lợn và 3000 liều vắc-xin kép (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn) cho lợn.
Đến thời điểm hiện tại, tình hình sinh trưởng, phát triển của đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Lục Yên vẫn ổn định, chưa có hiện tượng trâu, bò, lợn, gà bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết chắc chắn còn nhiều phức tạp, do vậy, việc tiếp tục duy trì các giải pháp, cách làm một cách chủ động trong phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sẽ là giải pháp hiệu quả bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông này.