CTTĐT - Với gần 1.600 ha cam các loại, cây cam đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Văn Chấn. Từ cây cam đã xuất hiện rất nhiều tỷ phú và làng triệu phú…Trong đó có nhiều triệu phú là người dân tộc thiểu số. Thu nhập cao từ cam, quýt đã khuyến khích, thúc đẩy nhân dân các dân tộc cùng nhau đoàn kết phát triển kinh tế, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm cam, quýt của địa phương.
Lãnh đạo xã Thượng Bằng La thăm mô hình cam của ông Hà Đình Dế, thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La
Là con em đồng bào dân tộc Dao, ông Phùng Xuân Lợi sinh ra và lớn lên tại thôn Khe Bút, xã Minh An, huyện Văn Chấn. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Lợi đã mang cây cam về trồng thử nghiệm trên gần 1ha đất đồi của gia đình. Nhận thấy cây cam rất phù hợp với thổ nhưỡng lại cho thu nhập ổn định hơn những cây trồng khác, gia đình ông Lợi đã mạnh dạn đầu tư phát triển diện tích cam. Ông Lợi chia sẻ: “Hiện nay, gia đình tôi sở hữu trên 4ha cam các loại. Trong đó có 2ha cam sành, 1ha cam đường canh, còn lại là cam sen và cam chanh. Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu hoạch khoảng 70 tấn quả, tổng thu nhập từ cam, quýt khoảng 500 – 600 triệu đồng.”
Xã Minh An, huyện Văn Chấn hiện có 233ha cam các loại, trong đó có 130ha đang cho thu hoạch. Cây cam đã được người dân trồng từ rất lâu, nhưng để trở thành cây kinh tế, tạo ra thu nhập ổn định, thì chỉ hơn chục năm về đây mới được chú trọng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, đồng bào dân tộc Dao ở Minh An đã học tập để xây dựng những mô hình trồng cam của mình. Ban đầu chỉ là vài hộ nhưng phong trào trồng cam phát triển kinh tế đã nhanh chóng lan rộng trong toàn xã. Hiện trong tổng số hơn 20 hộ có thu nhập trên 500 triệu/năm từ cây cam, thì Minh An có gần 1 nửa là các hộ đồng bào dân tộc Dao. Tiêu biểu như gia đình anh Dương Trung Kiên ở thôn Liên Hợp; anh Phùng Sinh Khoa, bà Hà Thị Hiền ở thôn Khe Bút…
Cũng như các hộ người Dao ở xã Minh An, nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La cũng có mô hình kinh tế phát triển mạnh từ cây cam, điển hình như gia đình ông Hà Đình Dế với 32ha đồi rừng, trong đó có 6ha cam các loại, mô hình kinh tế của gia đình ông Dế mỗi năm cho thu nhập không dưới 1 tỷ đồng. Chỉ riêng 6ha cam, năm 2017 này gia đình ông Dế dự kiến thu gần 30 tấn quả, chưa trừ chi phí sẽ thu về trên 350 triệu đồng. Vườn cam của gia đình ông Dế cũng là một trong số ít những vườn cam được quy hoạch, đánh hàng, tạo đường vận chuyển phân bón và phun thuốc, hạn chế tối đa công lao động và chi phí sản xuất. Chia sẻ với chúng tôi ông Dế cho biết: “Gia đình tôi phát triển cây cam không chỉ làm để làm giàu cho mình mà còn mong muốn những hộ gia đình khác, đặc biệt là bà con dân tộc Tày ở Thượng Bằng La lấy mô hình của gia đình tôi để học tập kinh nghiệm, phát triển kinh tế. Vì vậy gia đình vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm để phát triển vườn cam hiệu quả nhất”
Những năm trước đây hạn chế tiếp cận, tìm hiểu thông tin, kiến thức vốn là một trở ngại lớn của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Bằng La trong việc vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Nhưng điều này được chính đồng bào các dân tộc Thượng Bằng La vượt qua bằng cách tích cực học tập kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cam. Con số 200 hộ đồng bào dân tộc Tày, Mường, Thái của xã Thượng Bằng La hiện đang sở hữu những mô hình trồng cam cho thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng mỗi năm là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đổi mới trong tư duy phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khuyến khích người dân phát triển các diện tích cam. Ông Hoàng Đình Mưu – Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết thêm: “Những mô hình trồng cam, quýt cho thu nhập cao do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ được xã hết sức quan tâm, coi đó là động lực để bà con nhân dân trong xã học tập và làm theo. Qua đó phấn đấu nâng tổng diện tích cam, quýt của xã lên trên 600ha vào năm 2020”
Những mô hình trồng cam cho thu nhập cao do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ ở Văn Chấn xuất hiện ngày càng nhiều, đã chứng tỏ sự nhanh nhạy, dám nghĩ dám làm và tinh thần học hỏi của bà con nơi đây. Những triệu phú cam là đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần tạo động lực, khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu từ cây cam. Đồng thời xóa đi rào cản về nhận thức vùng miền, phát huy khối đại đoàn kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cam. Qua đó đóng góp chung vào mục tiêu của huyện Văn Chấn, phấn đấu đến năm 2020, nâng tổng diện tích cam lên 2.500ha, sản lượng quả đạt ngưỡng 20 nghìn tấn mỗi năm, tổng thu nhập từ cây cam đạt trên 300 tỷ đồng.
1441 lượt xem
CTV: Thanh Hà - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với gần 1.600 ha cam các loại, cây cam đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Văn Chấn. Từ cây cam đã xuất hiện rất nhiều tỷ phú và làng triệu phú…Trong đó có nhiều triệu phú là người dân tộc thiểu số. Thu nhập cao từ cam, quýt đã khuyến khích, thúc đẩy nhân dân các dân tộc cùng nhau đoàn kết phát triển kinh tế, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm cam, quýt của địa phương.Là con em đồng bào dân tộc Dao, ông Phùng Xuân Lợi sinh ra và lớn lên tại thôn Khe Bút, xã Minh An, huyện Văn Chấn. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Lợi đã mang cây cam về trồng thử nghiệm trên gần 1ha đất đồi của gia đình. Nhận thấy cây cam rất phù hợp với thổ nhưỡng lại cho thu nhập ổn định hơn những cây trồng khác, gia đình ông Lợi đã mạnh dạn đầu tư phát triển diện tích cam. Ông Lợi chia sẻ: “Hiện nay, gia đình tôi sở hữu trên 4ha cam các loại. Trong đó có 2ha cam sành, 1ha cam đường canh, còn lại là cam sen và cam chanh. Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu hoạch khoảng 70 tấn quả, tổng thu nhập từ cam, quýt khoảng 500 – 600 triệu đồng.”
Xã Minh An, huyện Văn Chấn hiện có 233ha cam các loại, trong đó có 130ha đang cho thu hoạch. Cây cam đã được người dân trồng từ rất lâu, nhưng để trở thành cây kinh tế, tạo ra thu nhập ổn định, thì chỉ hơn chục năm về đây mới được chú trọng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, đồng bào dân tộc Dao ở Minh An đã học tập để xây dựng những mô hình trồng cam của mình. Ban đầu chỉ là vài hộ nhưng phong trào trồng cam phát triển kinh tế đã nhanh chóng lan rộng trong toàn xã. Hiện trong tổng số hơn 20 hộ có thu nhập trên 500 triệu/năm từ cây cam, thì Minh An có gần 1 nửa là các hộ đồng bào dân tộc Dao. Tiêu biểu như gia đình anh Dương Trung Kiên ở thôn Liên Hợp; anh Phùng Sinh Khoa, bà Hà Thị Hiền ở thôn Khe Bút…
Cũng như các hộ người Dao ở xã Minh An, nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La cũng có mô hình kinh tế phát triển mạnh từ cây cam, điển hình như gia đình ông Hà Đình Dế với 32ha đồi rừng, trong đó có 6ha cam các loại, mô hình kinh tế của gia đình ông Dế mỗi năm cho thu nhập không dưới 1 tỷ đồng. Chỉ riêng 6ha cam, năm 2017 này gia đình ông Dế dự kiến thu gần 30 tấn quả, chưa trừ chi phí sẽ thu về trên 350 triệu đồng. Vườn cam của gia đình ông Dế cũng là một trong số ít những vườn cam được quy hoạch, đánh hàng, tạo đường vận chuyển phân bón và phun thuốc, hạn chế tối đa công lao động và chi phí sản xuất. Chia sẻ với chúng tôi ông Dế cho biết: “Gia đình tôi phát triển cây cam không chỉ làm để làm giàu cho mình mà còn mong muốn những hộ gia đình khác, đặc biệt là bà con dân tộc Tày ở Thượng Bằng La lấy mô hình của gia đình tôi để học tập kinh nghiệm, phát triển kinh tế. Vì vậy gia đình vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm để phát triển vườn cam hiệu quả nhất”
Những năm trước đây hạn chế tiếp cận, tìm hiểu thông tin, kiến thức vốn là một trở ngại lớn của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Bằng La trong việc vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Nhưng điều này được chính đồng bào các dân tộc Thượng Bằng La vượt qua bằng cách tích cực học tập kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cam. Con số 200 hộ đồng bào dân tộc Tày, Mường, Thái của xã Thượng Bằng La hiện đang sở hữu những mô hình trồng cam cho thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng mỗi năm là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đổi mới trong tư duy phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khuyến khích người dân phát triển các diện tích cam. Ông Hoàng Đình Mưu – Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết thêm: “Những mô hình trồng cam, quýt cho thu nhập cao do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ được xã hết sức quan tâm, coi đó là động lực để bà con nhân dân trong xã học tập và làm theo. Qua đó phấn đấu nâng tổng diện tích cam, quýt của xã lên trên 600ha vào năm 2020”
Những mô hình trồng cam cho thu nhập cao do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ ở Văn Chấn xuất hiện ngày càng nhiều, đã chứng tỏ sự nhanh nhạy, dám nghĩ dám làm và tinh thần học hỏi của bà con nơi đây. Những triệu phú cam là đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần tạo động lực, khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu từ cây cam. Đồng thời xóa đi rào cản về nhận thức vùng miền, phát huy khối đại đoàn kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cam. Qua đó đóng góp chung vào mục tiêu của huyện Văn Chấn, phấn đấu đến năm 2020, nâng tổng diện tích cam lên 2.500ha, sản lượng quả đạt ngưỡng 20 nghìn tấn mỗi năm, tổng thu nhập từ cây cam đạt trên 300 tỷ đồng.