Ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ rước bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Yên Lương
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Quan Thương, hay đình Quan Chiêu.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận công nhận Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Đình Yên Lương tọa lạc tại địa phận xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình cách trung tâm thành phố Yên Bái 11km.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo thư tịch cổ của dòng họ Nguyễn ở xã Minh Tiến từ năm 1812 còn lưu giữ cùng kết quả nghiên cứu khoa học để tiến tới xếp hạng di tích thì đình này vốn là nơi dân làng Yên Lương thuộc tổng Giới Phiên xưa hội họp và phối thờ sơn thần thổ địa.
Vào khoảng những năm cuối thế kỷ 19, cụ Nguyễn Văn Vỉ (còn gọi là cụ Quan Thương) quê xã Mạn Lạn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã đỗ chức quan Thương Tá được triều đình nhà Nguyễn cử làm khẩn chủ hai phủ Lâm Thao, Đoan Hùng (trông coi việc thuế và khai khẩn đất đai). Sau khi Pháp mở rộng xâm lược các tỉnh miền Bắc và triều đình nhà Nguyễn rối ren, cụ Vỉ đã từ quan về quê chiêu dân lập ấp, lập làng mở mang đất đai.
Cụ đưa con cháu lên Đông Cuông để khai phá vùng đất mới, nhưng nhân dân nói Đông Cuông là vùng rừng thiêng nước độc nên cụ lại quay về Thanh Ba. Sau một thời gian, cụ Vỉ thấy vùng Mạn Lạn của huyện Thanh Ba khi ấy vốn là vùng quê nghèo, khó làm ăn nên cụ Vỉ ngẫm thấy những miền đất mình đã đi ngược lên thượng nguồn sông Thao có nhiều nơi đất rộng, bằng phẳng lại chưa có người ở nên có thể đến đó mở làng lập ấp. Từ suy nghĩ này, cụ quyết định đưa 9 hộ trong họ lên vùng Minh Tiến lên khai phá ở làng Yên Lương thuộc tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (nay thuộc xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái). Đây là vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, cụ cùng con cháu định cư, khai phá đất đai lập làng, làm ruộng, tạo thành vùng đất trù phú, sau dần đông dân. Chẳng bao lâu, nhiều người cùng quê và những nơi khác cũng kéo đến đây vỡ đất thành làng xóm đông vui.
Năm 1928, sau khi cụ Nguyễn Văn Vỉ qua đời, triều đình nhà Nguyễn thấy cụ là người đã từng có công trong lúc làm quan mà lúc cuối đời lại là người đức độ, không kể gian khó đi mở mang đất đai tìm kế mưu sinh cho dân nghèo. Đồng thời, cụ còn kéo theo được nhiều con cháu như cụ đồ Nguyễn Văn Phòng, hương sư Nguyễn Văn Tuấn lên vùng đất mới dạy chữ Hán, chữ quốc ngữ mở mang nền học vấn cho dân để làm nên một vùng quê vừa trù phú vừa hiếu học, nên phong cho cụ làm thần hoàng làng Yên Lương, dân làng có trách nhiệm dành đất hương hỏa, xây đình thờ tự cúng tế hàng năm để ghi nhớ công ơn cụ.
Di tích đình Yên Lương được hình thành từ khá sớm, xưa kia đình Yên Lương nằm tọa lạc ngay bên bờ sông Thao, với địa thế và quang cảnh rộng lớn, tổng diện tích hơn 1000m2. Đình xưa được xây dựng bằng gỗ 5 gian, gồm hậu cung, đại bái. Trải qua năm tháng, đình đã bị phá hủy, không còn nguyên gốc. Để có nơi thờ cúng khang trang, xứng với công lao của tiền nhân, dòng họ Nguyễn cùng nhân dân xã Minh Tiến đã tu bổ, tôn tạo lại đình trên nền cũ của đình năm xưa.
Đình Yên Lương được khôi phục xây dựng lại với kết cấu vật liệu bê tông cốt thép, lợp ngói vảy, kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm 3 gian đại bái và 1 gian hậu cung được liên kết với nhau hài hòa. Toà đại bái được xây trên nền cao, được bó vỉa xung quanh rất bề thế và vững chãi. Phía sân đình rộng lớn và thoáng mát, thích hợp làm nơi hội họp cho dân làng và tổ chức lễ hội.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), đình Yên Lương là địa điểm làm việc của xã, nơi du kích - bộ đội luyện tập, nơi tập kết bộ đội - dân công và là nơi cấp cứu thương binh, tập kết trung chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952, Điện Biên Phủ (1953 - 1954). Thời kỳ bình dân học vụ (1945 - 1946), thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh diệt giặc đói, giặc dốt, đình là địa điểm dạy học, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã. Năm 1949 - 1950, đình Yên Lương là nơi tập trung du kích luyện tập, tập kết bộ đội từ bến phà Âu Lâu lên Đình để họp bàn triển khai nhiệm vụ kháng chiến. Năm 1952 - 1953, đình tiếp tục là địa điểm tập kết lương thực, thực phẩm, bộ đội, thương bệnh binh tham gia chiến dịch Tây Bắc.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình thờ thần hoàng làng - Nguyễn Văn Vỉ, triều đình nhà Nguyễn.
8. Các hiện vật trong Di tích
Đình Yên Lương còn lưu giữ một số di vật có giá trị như: 2 bài vị có khắc các chữ Hán, Lư hương; Kiệu rước; Đao; Kiếm…
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm, Đình Yên Lương tổ chức lễ tế vào ngày 4 tháng 3 âm lịch, là ngày mất của thần hoàng làng - Nguyễn Văn Vỉ và ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Để phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nêu cao đạo lý "Uống ước nhớ nguồn" của nhân dân với công lao của tiền nhân, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam từ ngàn xưa để lại. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định công nhận đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
2847 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Quan Thương, hay đình Quan Chiêu.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận công nhận Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Đình Yên Lương tọa lạc tại địa phận xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình cách trung tâm thành phố Yên Bái 11km.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo thư tịch cổ của dòng họ Nguyễn ở xã Minh Tiến từ năm 1812 còn lưu giữ cùng kết quả nghiên cứu khoa học để tiến tới xếp hạng di tích thì đình này vốn là nơi dân làng Yên Lương thuộc tổng Giới Phiên xưa hội họp và phối thờ sơn thần thổ địa.
Vào khoảng những năm cuối thế kỷ 19, cụ Nguyễn Văn Vỉ (còn gọi là cụ Quan Thương) quê xã Mạn Lạn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã đỗ chức quan Thương Tá được triều đình nhà Nguyễn cử làm khẩn chủ hai phủ Lâm Thao, Đoan Hùng (trông coi việc thuế và khai khẩn đất đai). Sau khi Pháp mở rộng xâm lược các tỉnh miền Bắc và triều đình nhà Nguyễn rối ren, cụ Vỉ đã từ quan về quê chiêu dân lập ấp, lập làng mở mang đất đai.
Cụ đưa con cháu lên Đông Cuông để khai phá vùng đất mới, nhưng nhân dân nói Đông Cuông là vùng rừng thiêng nước độc nên cụ lại quay về Thanh Ba. Sau một thời gian, cụ Vỉ thấy vùng Mạn Lạn của huyện Thanh Ba khi ấy vốn là vùng quê nghèo, khó làm ăn nên cụ Vỉ ngẫm thấy những miền đất mình đã đi ngược lên thượng nguồn sông Thao có nhiều nơi đất rộng, bằng phẳng lại chưa có người ở nên có thể đến đó mở làng lập ấp. Từ suy nghĩ này, cụ quyết định đưa 9 hộ trong họ lên vùng Minh Tiến lên khai phá ở làng Yên Lương thuộc tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (nay thuộc xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái). Đây là vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, cụ cùng con cháu định cư, khai phá đất đai lập làng, làm ruộng, tạo thành vùng đất trù phú, sau dần đông dân. Chẳng bao lâu, nhiều người cùng quê và những nơi khác cũng kéo đến đây vỡ đất thành làng xóm đông vui.
Năm 1928, sau khi cụ Nguyễn Văn Vỉ qua đời, triều đình nhà Nguyễn thấy cụ là người đã từng có công trong lúc làm quan mà lúc cuối đời lại là người đức độ, không kể gian khó đi mở mang đất đai tìm kế mưu sinh cho dân nghèo. Đồng thời, cụ còn kéo theo được nhiều con cháu như cụ đồ Nguyễn Văn Phòng, hương sư Nguyễn Văn Tuấn lên vùng đất mới dạy chữ Hán, chữ quốc ngữ mở mang nền học vấn cho dân để làm nên một vùng quê vừa trù phú vừa hiếu học, nên phong cho cụ làm thần hoàng làng Yên Lương, dân làng có trách nhiệm dành đất hương hỏa, xây đình thờ tự cúng tế hàng năm để ghi nhớ công ơn cụ.
Di tích đình Yên Lương được hình thành từ khá sớm, xưa kia đình Yên Lương nằm tọa lạc ngay bên bờ sông Thao, với địa thế và quang cảnh rộng lớn, tổng diện tích hơn 1000m2. Đình xưa được xây dựng bằng gỗ 5 gian, gồm hậu cung, đại bái. Trải qua năm tháng, đình đã bị phá hủy, không còn nguyên gốc. Để có nơi thờ cúng khang trang, xứng với công lao của tiền nhân, dòng họ Nguyễn cùng nhân dân xã Minh Tiến đã tu bổ, tôn tạo lại đình trên nền cũ của đình năm xưa.
Đình Yên Lương được khôi phục xây dựng lại với kết cấu vật liệu bê tông cốt thép, lợp ngói vảy, kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm 3 gian đại bái và 1 gian hậu cung được liên kết với nhau hài hòa. Toà đại bái được xây trên nền cao, được bó vỉa xung quanh rất bề thế và vững chãi. Phía sân đình rộng lớn và thoáng mát, thích hợp làm nơi hội họp cho dân làng và tổ chức lễ hội.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), đình Yên Lương là địa điểm làm việc của xã, nơi du kích - bộ đội luyện tập, nơi tập kết bộ đội - dân công và là nơi cấp cứu thương binh, tập kết trung chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952, Điện Biên Phủ (1953 - 1954). Thời kỳ bình dân học vụ (1945 - 1946), thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh diệt giặc đói, giặc dốt, đình là địa điểm dạy học, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã. Năm 1949 - 1950, đình Yên Lương là nơi tập trung du kích luyện tập, tập kết bộ đội từ bến phà Âu Lâu lên Đình để họp bàn triển khai nhiệm vụ kháng chiến. Năm 1952 - 1953, đình tiếp tục là địa điểm tập kết lương thực, thực phẩm, bộ đội, thương bệnh binh tham gia chiến dịch Tây Bắc.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình thờ thần hoàng làng - Nguyễn Văn Vỉ, triều đình nhà Nguyễn.
8. Các hiện vật trong Di tích
Đình Yên Lương còn lưu giữ một số di vật có giá trị như: 2 bài vị có khắc các chữ Hán, Lư hương; Kiệu rước; Đao; Kiếm…
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm, Đình Yên Lương tổ chức lễ tế vào ngày 4 tháng 3 âm lịch, là ngày mất của thần hoàng làng - Nguyễn Văn Vỉ và ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Để phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nêu cao đạo lý "Uống ước nhớ nguồn" của nhân dân với công lao của tiền nhân, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam từ ngàn xưa để lại. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định công nhận đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Chùa Hang São, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Đền Việt Thành, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Di tích Đồi dân quân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
Xem thêm »