Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng là một đòi hỏi cấp bách.
Cán bộ lãnh đạo huyện Mù Cang Chải đổi mới phong cách làm việc sâu sát cơ sở. (Trong ảnh: Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Giàng A Tông (bên phải hàng trên) kiểm tra mô hình trồng khoai tây trên cánh đồng xã Nậm Khắt).
Đề án 07 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2012 - 2015” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành, được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, đã tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về mặt nhận thức, phát huy dân chủ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ và sức mạnh của từng tổ chức cơ sở đảng.
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng là một đòi hỏi cấp bách.
Đề án 07 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2012 - 2015” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành, được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, đã tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về mặt nhận thức, phát huy dân chủ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ và sức mạnh của từng tổ chức cơ sở đảng.
Đảng bộ Mù Cang Chải có 30 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy và 184 chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có 124 chi bộ thôn, bản, tổ dân phố, 25 chi bộ trường học, 4 chi bộ y tế, 2 chi bộ quân sự và 29 chi bộ cơ quan, đơn vị với tổng số trên 2.200 đảng viên.
Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ theo Đề án 07, Mù Cang Chải phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại khi mà hệ thống giao thông trên địa bàn khá cách trở; phong tục tập quán của đồng bào còn mang nặng tính bảo thủ, lạc hậu; đội ngũ cấp ủy cơ sở, cán bộ, đảng viên chiếm đa phần là người dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ thôn, bản.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện; chú trọng tuyên truyền, giáo dục làm cho các cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tính cấp bách của nhiệm vụ này.
Huyện giao Ban Tổ chức Huyện ủy chỉ đạo sát sao các tổ chức cơ sở đảng xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tiến hành sơ kết, đánh giá đúng thực chất kết quả đạt được cũng như chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, yếu kém, từ đó có giải pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể.
Trong đó, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo cấp ủy cơ sở đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của ban chấp hành các đảng bộ cơ sở. Xây dựng sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của ban chấp hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, cấp ủy huyện tham gia phụ trách thôn, bản, tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đối với các chi bộ trực thuộc trong việc tổ chức sinh hoạt chi bộ theo định kỳ, sinh hoạt chuyên đề, việc đổi mới trong sinh hoạt chi bộ.
Hàng năm, Huyện ủy xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các chi bộ, đảng bộ trực thuộc trong việc triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở các cấp và cấp mình, gắn với kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 09 của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ; tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi ở hai cấp (cấp huyện và cấp cơ sở)...
Qua đó, kịp thời tuyên truyền, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản, khắc phục sớm những vấn đề tồn tại của đội ngũ bí thư chi bộ. Huyện cũng đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ, kỹ năng, năng lực công tác của đội ngũ cấp ủy cơ sở, bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Nghiêm túc chấn chỉnh, kiên quyết thay thế những đồng chí cấp ủy cơ sở vi phạm đạo đức, lối sống, năng lực công tác yếu, không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn...
Bằng nhiều giải pháp sát thực, cụ thể, thực hiện đồng bộ, với sự vào cuộc sát sao, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ trong toàn Đảng bộ huyện được nâng lên một cách rõ rệt.
Chế độ sinh hoạt Đảng được duy trì, phương thức lãnh đạo và nội dung sinh hoạt có nhiều đổi mới, phong phú, thiết thực, gắn cụ thể với việc thực hiện Chỉ thị 03 “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn, nắm bắt kịp thời, từ đó tự giác chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của cấp trên.
Chuyển biến rõ nhất trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ đó là, hầu hết cán bộ, đảng viên không chỉ nhận thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia sinh hoạt mà còn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ do chi bộ phân công.
Từ đây, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là đối với việc chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất chính trị và năng lực công tác.
Đảng bộ huyện luôn quan tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên và đội ngũ cán bộ cơ sở.
Kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án 07 cho thấy, 100% cấp ủy cơ sở duy trì đảm bảo chế độ sinh hoạt đủ 12 kỳ/năm; 86,4% chi bộ sinh hoạt đều kỳ và sinh hoạt theo chuyên đề quy định; tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ bình quân đạt 94,6%; 100% cấp ủy và chi bộ có sổ nghị quyết; 100% cấp ủy viên cơ sở và bí thư hoặc phó bí thư chi bộ được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng, được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đảng.
Hàng năm có 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 85% trở lên.
Đồng chí Giàng A Tông - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ, quan trọng là phải tạo ra sự đổi mới thực chất về nội dung, phương thức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát.
Việc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện phải đồng bộ, nghiêm túc, sâu sắc, làm chuyển biến đến nhận thức của từng cán bộ, đảng viên. Phải thường xuyên tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện dân chủ thực sự trong nội bộ cấp ủy, đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị.
Việc đổi mới phải bắt đầu từ đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ. Đối với việc cơ cấu vào cấp ủy, phải đảm bảo những người thực sự có uy tín, có năng lực; đồng thời, coi trọng tính kế thừa, nhất là những đồng chí có năng lực, có kinh nghiệm, có tín nhiệm cao để làm nòng cốt.
Được biết từ năm 2012 đến nay, huyện Mù Cang Chải đã cử đi đào tạo về chuyên môn 58 đồng chí; đào tạo về lý luận chính trị 230 đồng chí là cấp ủy và trong quy hoạch nguồn cấp ủy của cơ sở; bồi dưỡng cấp ủy cho 340 lượt cán bộ. Huyện đã quy hoạch được 235 cán bộ vào cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời đã kiện toàn, bổ sung gần 70 đồng chí tham gia vào cấp ủy cơ sở.
Chi bộ là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng, nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “là đồn lũy chiến đấu của Đảng ở trong quần chúng”, “là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”, “chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”.
Bởi thế, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng đang được xem là một trong những đòi hỏi cấp bách cần được quan tâm làm tốt hiện nay.
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đối với địa bàn đặc biệt khó khăn như huyện vùng cao Mù Cang Chải, cùng với quan tâm mở các lớp đào tạo về lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc; tổ chức thi bí thư chi bộ, đảng bộ giỏi sau mỗi nhiệm kỳ để nhân rộng kinh nghiệm và những cách làm sáng tạo..., tỉnh cần có chính sách đặc biệt về đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ đối với đội bí thư, phó bí thư chi bộ thôn, bản, tổ dân phố thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn.
Có vậy, mới khuyến khích, động viên, phát huy được trí lực và những đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ này đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh ở địa phương.
2397 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng là một đòi hỏi cấp bách. Đề án 07 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2012 - 2015” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành, được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, đã tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về mặt nhận thức, phát huy dân chủ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ và sức mạnh của từng tổ chức cơ sở đảng.
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng là một đòi hỏi cấp bách.
Đề án 07 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2012 - 2015” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành, được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, đã tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về mặt nhận thức, phát huy dân chủ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ và sức mạnh của từng tổ chức cơ sở đảng.
Đảng bộ Mù Cang Chải có 30 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy và 184 chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có 124 chi bộ thôn, bản, tổ dân phố, 25 chi bộ trường học, 4 chi bộ y tế, 2 chi bộ quân sự và 29 chi bộ cơ quan, đơn vị với tổng số trên 2.200 đảng viên.
Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ theo Đề án 07, Mù Cang Chải phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại khi mà hệ thống giao thông trên địa bàn khá cách trở; phong tục tập quán của đồng bào còn mang nặng tính bảo thủ, lạc hậu; đội ngũ cấp ủy cơ sở, cán bộ, đảng viên chiếm đa phần là người dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ thôn, bản.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện; chú trọng tuyên truyền, giáo dục làm cho các cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tính cấp bách của nhiệm vụ này.
Huyện giao Ban Tổ chức Huyện ủy chỉ đạo sát sao các tổ chức cơ sở đảng xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tiến hành sơ kết, đánh giá đúng thực chất kết quả đạt được cũng như chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, yếu kém, từ đó có giải pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể.
Trong đó, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo cấp ủy cơ sở đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của ban chấp hành các đảng bộ cơ sở. Xây dựng sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của ban chấp hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, cấp ủy huyện tham gia phụ trách thôn, bản, tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đối với các chi bộ trực thuộc trong việc tổ chức sinh hoạt chi bộ theo định kỳ, sinh hoạt chuyên đề, việc đổi mới trong sinh hoạt chi bộ.
Hàng năm, Huyện ủy xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các chi bộ, đảng bộ trực thuộc trong việc triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở các cấp và cấp mình, gắn với kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 09 của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ; tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi ở hai cấp (cấp huyện và cấp cơ sở)...
Qua đó, kịp thời tuyên truyền, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản, khắc phục sớm những vấn đề tồn tại của đội ngũ bí thư chi bộ. Huyện cũng đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ, kỹ năng, năng lực công tác của đội ngũ cấp ủy cơ sở, bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Nghiêm túc chấn chỉnh, kiên quyết thay thế những đồng chí cấp ủy cơ sở vi phạm đạo đức, lối sống, năng lực công tác yếu, không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn...
Bằng nhiều giải pháp sát thực, cụ thể, thực hiện đồng bộ, với sự vào cuộc sát sao, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ trong toàn Đảng bộ huyện được nâng lên một cách rõ rệt.
Chế độ sinh hoạt Đảng được duy trì, phương thức lãnh đạo và nội dung sinh hoạt có nhiều đổi mới, phong phú, thiết thực, gắn cụ thể với việc thực hiện Chỉ thị 03 “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn, nắm bắt kịp thời, từ đó tự giác chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của cấp trên.
Chuyển biến rõ nhất trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ đó là, hầu hết cán bộ, đảng viên không chỉ nhận thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia sinh hoạt mà còn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ do chi bộ phân công.
Từ đây, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là đối với việc chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất chính trị và năng lực công tác.
Đảng bộ huyện luôn quan tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên và đội ngũ cán bộ cơ sở.
Kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án 07 cho thấy, 100% cấp ủy cơ sở duy trì đảm bảo chế độ sinh hoạt đủ 12 kỳ/năm; 86,4% chi bộ sinh hoạt đều kỳ và sinh hoạt theo chuyên đề quy định; tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ bình quân đạt 94,6%; 100% cấp ủy và chi bộ có sổ nghị quyết; 100% cấp ủy viên cơ sở và bí thư hoặc phó bí thư chi bộ được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng, được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đảng.
Hàng năm có 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 85% trở lên.
Đồng chí Giàng A Tông - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ, quan trọng là phải tạo ra sự đổi mới thực chất về nội dung, phương thức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát.
Việc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện phải đồng bộ, nghiêm túc, sâu sắc, làm chuyển biến đến nhận thức của từng cán bộ, đảng viên. Phải thường xuyên tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện dân chủ thực sự trong nội bộ cấp ủy, đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị.
Việc đổi mới phải bắt đầu từ đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ. Đối với việc cơ cấu vào cấp ủy, phải đảm bảo những người thực sự có uy tín, có năng lực; đồng thời, coi trọng tính kế thừa, nhất là những đồng chí có năng lực, có kinh nghiệm, có tín nhiệm cao để làm nòng cốt.
Được biết từ năm 2012 đến nay, huyện Mù Cang Chải đã cử đi đào tạo về chuyên môn 58 đồng chí; đào tạo về lý luận chính trị 230 đồng chí là cấp ủy và trong quy hoạch nguồn cấp ủy của cơ sở; bồi dưỡng cấp ủy cho 340 lượt cán bộ. Huyện đã quy hoạch được 235 cán bộ vào cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời đã kiện toàn, bổ sung gần 70 đồng chí tham gia vào cấp ủy cơ sở.
Chi bộ là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng, nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “là đồn lũy chiến đấu của Đảng ở trong quần chúng”, “là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”, “chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”.
Bởi thế, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng đang được xem là một trong những đòi hỏi cấp bách cần được quan tâm làm tốt hiện nay.
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đối với địa bàn đặc biệt khó khăn như huyện vùng cao Mù Cang Chải, cùng với quan tâm mở các lớp đào tạo về lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc; tổ chức thi bí thư chi bộ, đảng bộ giỏi sau mỗi nhiệm kỳ để nhân rộng kinh nghiệm và những cách làm sáng tạo..., tỉnh cần có chính sách đặc biệt về đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ đối với đội bí thư, phó bí thư chi bộ thôn, bản, tổ dân phố thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn.
Có vậy, mới khuyến khích, động viên, phát huy được trí lực và những đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ này đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh ở địa phương.