CTTĐT - Ngày 29/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức cuộc làm việc với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để đánh giá bước đầu tình hình triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” năm 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019.
Yên Bái có lực lượng lao động tương đối dồi dào.
Qua đánh giá tình hình triển khai thực hiện đề án năm 2018, các sở, ngành, địa phương đã có sự quan tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết việc làm ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ được chú trọng, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2018 của toàn tỉnh đã đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số ngành, địa phương còn chưa tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, kế hoạch của các địa phương còn chưa rõ, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động chưa có sự đột phá, bền vững...
Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai một số nhiệm vụ sau:
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động
Giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch thông tin truyên truyền về Đề án, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, hướng dẫn các cơ quan thông tin và truyền thông cấp huyện triển khai thực hiện tuyên truyền về Đề án với nhiều hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng(qua báo, đài, mạng xã hội, trang tin điện tử, tờ rơi...). Nội dung tuyên truyền tập trung vào mục đích, ý nghĩa, kết quả, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu lao động, định hướng và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề, giới thiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động (trong tỉnh, ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, sàn giao dịch việc làm...). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp, cung cấp kịp thời thông tin để tuyên truyền về Đề án; hoàn thành kế hoạch trước ngày 20/12/2018.
Các địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp về Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm phối hợp của các cấp ủy, chính quyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi nghề.
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ cho các địa phương để tổ chức thực hiện Đề án.
Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án
Các sở, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án căn cứ nhu cầu về thu hút tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc ngành, địa phương và yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu, số lượng, đối tượng thực hiện, phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện. Lồng ghép kế hoạch của Đề án với kế hoạch chung của tỉnh gắn với giải quyết việc làm như: kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch giải quyết việc làm, đào tạo nghề...
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án, trong đó cần đánh giá đúng hiện trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, kết quả giải quyết việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp để xác định mục tiêu, nhiệm vụ (trong đó phân bổ rõ cho các xã, phường, thị trấn về số lượng và nghề chuyển đổi) và giải pháp thực hiện phù hợp.
Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm rà soát xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công và kế hoạch thực hiện năm 2019 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/12/2018 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch để đảm bảo thống nhất, đáp ứng yêu cầu của Đề án.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình thực hiện Đề án
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm tham mưu thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án, xây dựng kế hoạch kiểm tra về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra năm 2019 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/12/2018. Trước mắt, tháng 12/2018, thành lập Đoàn kiểm tra do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, kiểm tra tại một số địa phương, dự kiến từ 10-12/12/2018, giao Sở Lao động -Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch kiểm tra, hoàn thành trước ngày 06/12/2018.
Hàng năm, yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Đề án và kế hoạch đã ban hành, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng báo cáo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
928 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 29/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức cuộc làm việc với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để đánh giá bước đầu tình hình triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” năm 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019. Qua đánh giá tình hình triển khai thực hiện đề án năm 2018, các sở, ngành, địa phương đã có sự quan tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết việc làm ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ được chú trọng, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2018 của toàn tỉnh đã đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số ngành, địa phương còn chưa tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, kế hoạch của các địa phương còn chưa rõ, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động chưa có sự đột phá, bền vững...
Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai một số nhiệm vụ sau:
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động
Giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch thông tin truyên truyền về Đề án, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, hướng dẫn các cơ quan thông tin và truyền thông cấp huyện triển khai thực hiện tuyên truyền về Đề án với nhiều hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng(qua báo, đài, mạng xã hội, trang tin điện tử, tờ rơi...). Nội dung tuyên truyền tập trung vào mục đích, ý nghĩa, kết quả, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu lao động, định hướng và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề, giới thiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động (trong tỉnh, ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, sàn giao dịch việc làm...). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp, cung cấp kịp thời thông tin để tuyên truyền về Đề án; hoàn thành kế hoạch trước ngày 20/12/2018.
Các địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp về Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm phối hợp của các cấp ủy, chính quyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi nghề.
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ cho các địa phương để tổ chức thực hiện Đề án.
Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án
Các sở, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án căn cứ nhu cầu về thu hút tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc ngành, địa phương và yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu, số lượng, đối tượng thực hiện, phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện. Lồng ghép kế hoạch của Đề án với kế hoạch chung của tỉnh gắn với giải quyết việc làm như: kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch giải quyết việc làm, đào tạo nghề...
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án, trong đó cần đánh giá đúng hiện trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, kết quả giải quyết việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp để xác định mục tiêu, nhiệm vụ (trong đó phân bổ rõ cho các xã, phường, thị trấn về số lượng và nghề chuyển đổi) và giải pháp thực hiện phù hợp.
Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm rà soát xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công và kế hoạch thực hiện năm 2019 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/12/2018 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch để đảm bảo thống nhất, đáp ứng yêu cầu của Đề án.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình thực hiện Đề án
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm tham mưu thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án, xây dựng kế hoạch kiểm tra về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra năm 2019 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/12/2018. Trước mắt, tháng 12/2018, thành lập Đoàn kiểm tra do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, kiểm tra tại một số địa phương, dự kiến từ 10-12/12/2018, giao Sở Lao động -Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch kiểm tra, hoàn thành trước ngày 06/12/2018.
Hàng năm, yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Đề án và kế hoạch đã ban hành, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng báo cáo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.