Huyện Văn Chấn hiện có 22.907 con trâu, 6.538 con bò, trên 111.000 con lợn, gần 34.000 con chó và 908.810 con gia cầm.
Cán bộ thú y xã Hạnh Sơn chủ động phun thuốc tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Năm 2017, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến phức tạp, tập quán chăn nuôi tự nhiên của người dân làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm, dễ nhiễm các bệnh. Do vậy, ngay từ tháng 10, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho huyện chỉ đạo các ngành chức năng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Gia đình ông Lê Văn Đôi ở thôn Mường Chà, xã Hạnh Sơn hiện có 4 con trâu, 2 con bò. Để đảm bảo đàn trâu, bò khỏe mạnh, phát triển tốt, gia đình ông luôn chú trọng phòng chống dịch bệnh. Ông bố trí khu chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát với đầy đủ hệ thống máng ăn, nước uống hợp lý; thường xuyên phun thuốc, rắc vôi bột tiêu độc, khử trùng chuồng trại và tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã.
Ông Đôi cho biết: "Với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi, gia đình tôi luôn thực hiện nghiêm việc tiêm phòng cho đàn gia súc theo định kỳ; chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết khắc nghiệt như hiện nay".
Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là những tháng cuối năm, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Văn Chấn đã triển khai tiêm phòng kỳ thu đông hơn 36.000 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; gần 35.000 liều vắc xin 3 trong 1 cho lợn (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn); 18.150 liều vắc xin lở mồm, long móng; 11.650 liều vắc xin phòng dại cho đàn chó... Ngành chuyên môn thực hiện tiêu độc khử trùng đạt 6.552.485 m2 ở 31 cơ sở.
Đồng thời, tăng cường vận động các hộ chăn nuôi tự giác thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường bằng hóa chất và vôi bột. Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y được thực hiện chặt chẽ.
Trong đó, riêng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã thực hiện 13 chuyến với 28.206 con; kiểm dịch vận chuyển động vật xuất ngoại tỉnh thực hiện 103 chuyến với trên 16 000 con… Trạm còn phối hợp với chính quyền cơ sở vận động người dân thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Đối với các xã vùng cao, người dân quen chăn thả tự nhiên nên chính quyền xã khuyến cáo người dân trong mùa rét cần nuôi nhốt, thả muộn, lùa về chuồng sớm, làm bạt che chắn chuồng trại giữ ấm cho vật nuôi; cho gia súc uống nước muối pha loãng để tăng sức đề kháng, nếu vật nuôi có dấu hiệu bệnh phải cách ly, tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch, báo cáo ngay cho thú y cơ sở, không giấu dịch hoặc bán gia súc, gia cầm mắc bệnh.
Ông Phạm Anh Tú - Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Văn Chấn cho biết: "Với vai trò là cơ quan chuyên môn quản lý trên lĩnh vực chăn nuôi và thú y tại địa bàn, chúng tôi xác định công tác phòng chống dịch bệnh luôn được đặt lên hàng đầu, phòng ngừa tối đa nguy cơ dịch bệnh hơn là phải xử lý sự cố".
Với tinh thần chủ động, quyết tâm của các ngành chức năng trong huyện nên công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa đông năm nay rất chủ động nhằm đối phó với các diễn biến thất thường của thời tiết, đảm bảo duy trì và phát triển số lượng đàn vật nuôi.
1569 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện Văn Chấn hiện có 22.907 con trâu, 6.538 con bò, trên 111.000 con lợn, gần 34.000 con chó và 908.810 con gia cầm. Năm 2017, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến phức tạp, tập quán chăn nuôi tự nhiên của người dân làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm, dễ nhiễm các bệnh. Do vậy, ngay từ tháng 10, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho huyện chỉ đạo các ngành chức năng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Gia đình ông Lê Văn Đôi ở thôn Mường Chà, xã Hạnh Sơn hiện có 4 con trâu, 2 con bò. Để đảm bảo đàn trâu, bò khỏe mạnh, phát triển tốt, gia đình ông luôn chú trọng phòng chống dịch bệnh. Ông bố trí khu chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát với đầy đủ hệ thống máng ăn, nước uống hợp lý; thường xuyên phun thuốc, rắc vôi bột tiêu độc, khử trùng chuồng trại và tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã.
Ông Đôi cho biết: "Với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi, gia đình tôi luôn thực hiện nghiêm việc tiêm phòng cho đàn gia súc theo định kỳ; chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết khắc nghiệt như hiện nay".
Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là những tháng cuối năm, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Văn Chấn đã triển khai tiêm phòng kỳ thu đông hơn 36.000 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; gần 35.000 liều vắc xin 3 trong 1 cho lợn (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn); 18.150 liều vắc xin lở mồm, long móng; 11.650 liều vắc xin phòng dại cho đàn chó... Ngành chuyên môn thực hiện tiêu độc khử trùng đạt 6.552.485 m2 ở 31 cơ sở.
Đồng thời, tăng cường vận động các hộ chăn nuôi tự giác thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường bằng hóa chất và vôi bột. Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y được thực hiện chặt chẽ.
Trong đó, riêng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã thực hiện 13 chuyến với 28.206 con; kiểm dịch vận chuyển động vật xuất ngoại tỉnh thực hiện 103 chuyến với trên 16 000 con… Trạm còn phối hợp với chính quyền cơ sở vận động người dân thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Đối với các xã vùng cao, người dân quen chăn thả tự nhiên nên chính quyền xã khuyến cáo người dân trong mùa rét cần nuôi nhốt, thả muộn, lùa về chuồng sớm, làm bạt che chắn chuồng trại giữ ấm cho vật nuôi; cho gia súc uống nước muối pha loãng để tăng sức đề kháng, nếu vật nuôi có dấu hiệu bệnh phải cách ly, tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch, báo cáo ngay cho thú y cơ sở, không giấu dịch hoặc bán gia súc, gia cầm mắc bệnh.
Ông Phạm Anh Tú - Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Văn Chấn cho biết: "Với vai trò là cơ quan chuyên môn quản lý trên lĩnh vực chăn nuôi và thú y tại địa bàn, chúng tôi xác định công tác phòng chống dịch bệnh luôn được đặt lên hàng đầu, phòng ngừa tối đa nguy cơ dịch bệnh hơn là phải xử lý sự cố".
Với tinh thần chủ động, quyết tâm của các ngành chức năng trong huyện nên công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa đông năm nay rất chủ động nhằm đối phó với các diễn biến thất thường của thời tiết, đảm bảo duy trì và phát triển số lượng đàn vật nuôi.