CTTĐT - Văn Chấn là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Yên Bái, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư nhiều Chương trình dự án thúc đẩy về phát triển sản xuất nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các địa phương. Huyện đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa như lúa gạo ở Mường Lò, cây ăn quả ở vùng ngoài, chuyên canh chè ở thị trấn Nghĩa Lộ, Liên Sơn, và chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao.
Bà con nông dân Văn Chấn thu hoạch cây vụ đông
Vùng cánh đồng Mường Lò, Văn Chấn có
diện tích lớn với trên 2.000ha, được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, cùng với
truyền thống canh tác lâu đời của bà con nông dân nơi đây sản lượng lúa gạo đã
không ngừng nâng cao và dần trở thành hàng hóa. Đầu tiên tạo bước đột phá về giống,
chuyển từ trồng lúa lai là chủ yếu sang mở rộng diện tích các giống lúa thuần,
chất lượng cao, với những chỉ đạo có chủ đích nhằm tạo ra vùng sản xuất lúa
hàng hóa rộng lớn, với những sản phẩm có chất lượng cao. Cùng với đó là việc đẩy
mạnh việc thực hiện mối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và
nông dân để tạo ra chuỗi giá trị cao cho sản phẩm lúa gạo. Theo đó, Nhà nước tạo
cơ chế, hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình; các nhà khoa học đã tích cực
vào cuộc để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Ngoài ra huyện
cũng đã chỉ đạo các địa phương phối hợp nghiên cứu, rà soát triển khai đồng bộ
các biện pháp dần hình thành cánh đồng mẫu lớn với mô hình cánh đồng 3 cùng:
Cùng loại giống, cùng thời điểm gieo cấy và cùng chế độ canh tác. Hiên nay, huyện
Văn Chấn có khoảng 500 ha để sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.
Đến năm 2015, sản lượng lương thực
có hạt của huyện Văn Chấn đã vượt ngưỡng 62 nghìn tấn (vượt mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện 662 tấn), tăng 7.466 tấn so với năm 2010; Lương thực bình
quân đầu người đạt 412 kg/năm (tăng 35 kg so với năm 2010), riêng lúa gạo đạt
43.408 tấn. Đáng chú ý, tỷ lệ lúa gạo thu hoạch từ các giống lúa lai giảm mạnh,
sản lượng từ các giống lúa thuần, chất lượng cao đã tăng lên đáng kể với gần 24
nghìn tấn, chiếm hơn 56%. Huyện đã tập trung đầu tư phát triển vùng lúa năng suất,
chất lượng cao, đặc sản tại khu vực cánh đồng Mường Lò, Tú Lệ và tiếp tục mở rộng
các diện tích lúa nước ở các xã vùng cao.
Cùng với cây lúa Văn Chấn cũng là địa
phương có phong trào trồng cây màu vụ đông phát triển mạnh. Đã từ lâu vụ ba đã
trở thành vụ sản xuất chính trong năm của nông dân Văn Chấn. Những diện tích
ngô đông trên đất 2 vụ lúa, các diện tích rau màu các loại không ngừng được mở
rộng góp phần nâng cao hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích. Ông Hoàng Văn
Xiến, Bí thư Đảng ủy xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn cho biết: “Đảng ủy xã đã Nghị
quyết chuyên đề phát triển cây màu vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất
chính trong năm. Ngoài ra xã vận động những hộ dân nhiều ruộng đất mà ít nhân lực
cho những hộ có nhiều nhân lực mượn đất để sản xuất vụ đông để tăng thu nhập,
hiệu quả sử dụng đất.”
Nếu như cây lúa và cây ngô là những
cây ổn định lương thực, thực phẩm thì cây chè ở Văn Chấn cũng là loại cây mũi
nhọn. Diện tích chè được nhân dân chú trọng đầu tư thâm canh chăm sóc và trồng
cải tạo. Hiện nay toàn huyện Văn Chấn có 4.950 ha chè; sản lượng chè búp tươi đến
năm 2015 đạt mức 45.000 tấn, chiếm 50% sản lượng chè của toàn tỉnh và là huyện
có diện tích và sản lượng chè lớn nhất tỉnh Yên Bái. Huyện đã dần hình thành vùng
chè nguyên liệu chuyên canh ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và thị trấn Nông trường
Liên Sơn. Đồng thời, thực hiện bảo quản việc xây dựng, bảo tồn và phát triển
trên 400 ha chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng gắn với xây dựng thành công nhãn
hiệu “Chè Suối Giàng”.
Đặc biệt, những năm gần đây vùng sản
xuất chè đã có tiến bộ rất nhanh, trong 5 năm gần đây toàn huyện đã cải tạo được
trên 1.500 ha chè bằng các giống có năng suất, chất lượng cao. Cây chè vẫn là
cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của nông dân Văn Chấn. Ông Lê Ngọc
Long, Bí thư, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ huyện Văn Chấn cho biết:
“ Đối với thị trấn chưa cây nào có thể thay thế được cây chè, do vậy chúng tôi
đã tập trung cải tạo các diện tích chè già cỗi thay vào đó là những giống chè
lai cho năng suất, chất lượng cao. Hiện nay các diện tích cải tạo đang cho thu
hoạch dần nâng cao sản lượng chè hàng năm”.
Đối với vùng ngoài thuận lợi cho việc
phát triển cây ăn quả có múi, nhất là cây cam, quýt đang có giá trị và bà con
đang tập trung những tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào thành những vùng hàng
hóa như cam Đường Canh, Cam Sành, Cam Chanh và tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng
hóa cam Văn Chấn và xây dựng vùng cam an toàn theo tiêu chuẩn ViệtGap để nâng chất
lượng cam Văn Chấn lên một tầm cao mới. Huyện Văn Chấn hiện có diện tích ăn quả
đạt hơn 2.000 ha, trong đó chủ yếu là
cam, quýt, tập trung chủ yếu ở một số xã, thị trấn vùng ngoài như: Nghĩa Tâm,
Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú. Với năng suất trung
bình 11,5 – 12 tấn/ha mỗi năm, hàng năm sản lượng cây ăn quả có múi của huyện đạt
trên 12.000 tấn. Giá trị cao và khả năng tiêu thụ tương đối ổn định nên cam được
coi là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia
đình.
Đối với ngành chăn nuôi cũng chịu
nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh nhưng với với sự chủ động, tích cực của
người dân cùng sự vào cuộc của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương,
chăn nuôi đã khắc phục được khó khăn từng bước phát triển. Các loại dịch bệnh
đã kịp thời được khống chế, vấn đề phòng chống đói rét được quan tâm chú trọng.
Huyện đã hình thành và phát triển một số mô hình trang trại quy mô vừa và nhỏ
theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Tổng đàn gia súc của huyện năm 2015 đạt
trên 119 nghìn con tăng hơn 9 nghìn con so với năm 2010.
Phát huy những lợi thế về vùng, đất
đai thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nhân lực, huyện Văn Chấn tiếp tục chú trọng
phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao đời sống nông dân. Triển
khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách đồng bộ, tập trung tái cơ cấu
nội ngành giữa các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Đẩy mạnh
ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng giá trị hiệu quả trên đơn vị diện tích canh
tác; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp phấn đấu đến năm
2020 giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt từ 1.500 tỷ đồng trở
lên.
1039 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn Chấn là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Yên Bái, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư nhiều Chương trình dự án thúc đẩy về phát triển sản xuất nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các địa phương. Huyện đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa như lúa gạo ở Mường Lò, cây ăn quả ở vùng ngoài, chuyên canh chè ở thị trấn Nghĩa Lộ, Liên Sơn, và chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao.
Vùng cánh đồng Mường Lò, Văn Chấn có
diện tích lớn với trên 2.000ha, được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, cùng với
truyền thống canh tác lâu đời của bà con nông dân nơi đây sản lượng lúa gạo đã
không ngừng nâng cao và dần trở thành hàng hóa. Đầu tiên tạo bước đột phá về giống,
chuyển từ trồng lúa lai là chủ yếu sang mở rộng diện tích các giống lúa thuần,
chất lượng cao, với những chỉ đạo có chủ đích nhằm tạo ra vùng sản xuất lúa
hàng hóa rộng lớn, với những sản phẩm có chất lượng cao. Cùng với đó là việc đẩy
mạnh việc thực hiện mối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và
nông dân để tạo ra chuỗi giá trị cao cho sản phẩm lúa gạo. Theo đó, Nhà nước tạo
cơ chế, hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình; các nhà khoa học đã tích cực
vào cuộc để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Ngoài ra huyện
cũng đã chỉ đạo các địa phương phối hợp nghiên cứu, rà soát triển khai đồng bộ
các biện pháp dần hình thành cánh đồng mẫu lớn với mô hình cánh đồng 3 cùng:
Cùng loại giống, cùng thời điểm gieo cấy và cùng chế độ canh tác. Hiên nay, huyện
Văn Chấn có khoảng 500 ha để sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.
Đến năm 2015, sản lượng lương thực
có hạt của huyện Văn Chấn đã vượt ngưỡng 62 nghìn tấn (vượt mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện 662 tấn), tăng 7.466 tấn so với năm 2010; Lương thực bình
quân đầu người đạt 412 kg/năm (tăng 35 kg so với năm 2010), riêng lúa gạo đạt
43.408 tấn. Đáng chú ý, tỷ lệ lúa gạo thu hoạch từ các giống lúa lai giảm mạnh,
sản lượng từ các giống lúa thuần, chất lượng cao đã tăng lên đáng kể với gần 24
nghìn tấn, chiếm hơn 56%. Huyện đã tập trung đầu tư phát triển vùng lúa năng suất,
chất lượng cao, đặc sản tại khu vực cánh đồng Mường Lò, Tú Lệ và tiếp tục mở rộng
các diện tích lúa nước ở các xã vùng cao.
Cùng với cây lúa Văn Chấn cũng là địa
phương có phong trào trồng cây màu vụ đông phát triển mạnh. Đã từ lâu vụ ba đã
trở thành vụ sản xuất chính trong năm của nông dân Văn Chấn. Những diện tích
ngô đông trên đất 2 vụ lúa, các diện tích rau màu các loại không ngừng được mở
rộng góp phần nâng cao hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích. Ông Hoàng Văn
Xiến, Bí thư Đảng ủy xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn cho biết: “Đảng ủy xã đã Nghị
quyết chuyên đề phát triển cây màu vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất
chính trong năm. Ngoài ra xã vận động những hộ dân nhiều ruộng đất mà ít nhân lực
cho những hộ có nhiều nhân lực mượn đất để sản xuất vụ đông để tăng thu nhập,
hiệu quả sử dụng đất.”
Nếu như cây lúa và cây ngô là những
cây ổn định lương thực, thực phẩm thì cây chè ở Văn Chấn cũng là loại cây mũi
nhọn. Diện tích chè được nhân dân chú trọng đầu tư thâm canh chăm sóc và trồng
cải tạo. Hiện nay toàn huyện Văn Chấn có 4.950 ha chè; sản lượng chè búp tươi đến
năm 2015 đạt mức 45.000 tấn, chiếm 50% sản lượng chè của toàn tỉnh và là huyện
có diện tích và sản lượng chè lớn nhất tỉnh Yên Bái. Huyện đã dần hình thành vùng
chè nguyên liệu chuyên canh ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và thị trấn Nông trường
Liên Sơn. Đồng thời, thực hiện bảo quản việc xây dựng, bảo tồn và phát triển
trên 400 ha chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng gắn với xây dựng thành công nhãn
hiệu “Chè Suối Giàng”.
Đặc biệt, những năm gần đây vùng sản
xuất chè đã có tiến bộ rất nhanh, trong 5 năm gần đây toàn huyện đã cải tạo được
trên 1.500 ha chè bằng các giống có năng suất, chất lượng cao. Cây chè vẫn là
cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của nông dân Văn Chấn. Ông Lê Ngọc
Long, Bí thư, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ huyện Văn Chấn cho biết:
“ Đối với thị trấn chưa cây nào có thể thay thế được cây chè, do vậy chúng tôi
đã tập trung cải tạo các diện tích chè già cỗi thay vào đó là những giống chè
lai cho năng suất, chất lượng cao. Hiện nay các diện tích cải tạo đang cho thu
hoạch dần nâng cao sản lượng chè hàng năm”.
Đối với vùng ngoài thuận lợi cho việc
phát triển cây ăn quả có múi, nhất là cây cam, quýt đang có giá trị và bà con
đang tập trung những tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào thành những vùng hàng
hóa như cam Đường Canh, Cam Sành, Cam Chanh và tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng
hóa cam Văn Chấn và xây dựng vùng cam an toàn theo tiêu chuẩn ViệtGap để nâng chất
lượng cam Văn Chấn lên một tầm cao mới. Huyện Văn Chấn hiện có diện tích ăn quả
đạt hơn 2.000 ha, trong đó chủ yếu là
cam, quýt, tập trung chủ yếu ở một số xã, thị trấn vùng ngoài như: Nghĩa Tâm,
Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú. Với năng suất trung
bình 11,5 – 12 tấn/ha mỗi năm, hàng năm sản lượng cây ăn quả có múi của huyện đạt
trên 12.000 tấn. Giá trị cao và khả năng tiêu thụ tương đối ổn định nên cam được
coi là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia
đình.
Đối với ngành chăn nuôi cũng chịu
nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh nhưng với với sự chủ động, tích cực của
người dân cùng sự vào cuộc của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương,
chăn nuôi đã khắc phục được khó khăn từng bước phát triển. Các loại dịch bệnh
đã kịp thời được khống chế, vấn đề phòng chống đói rét được quan tâm chú trọng.
Huyện đã hình thành và phát triển một số mô hình trang trại quy mô vừa và nhỏ
theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Tổng đàn gia súc của huyện năm 2015 đạt
trên 119 nghìn con tăng hơn 9 nghìn con so với năm 2010.
Phát huy những lợi thế về vùng, đất
đai thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nhân lực, huyện Văn Chấn tiếp tục chú trọng
phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao đời sống nông dân. Triển
khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách đồng bộ, tập trung tái cơ cấu
nội ngành giữa các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Đẩy mạnh
ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng giá trị hiệu quả trên đơn vị diện tích canh
tác; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp phấn đấu đến năm
2020 giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt từ 1.500 tỷ đồng trở
lên.