Năm 1943 chiến tranh thế giới thứ II có bước ngoặt căn bản, quân đội Xô viết đập tan quân phát xít Đức ở Xta-lin-grát và ở vòng cung Cuốc-xcơ, cho thấy sự thất bại, tan rã của khối phát xít là không thể tránh khỏi.
Khu di tích lịch sử Chiến khu Vần ngày nay
Thời cơ giành thắng lợi lớn cho cách mạng nước ta đang tới gần, đòi hỏi Đảng ta phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và có hiệu quả đẩy tới cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Trước tình hình đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp vào tháng 2 năm 1943 ở Võng La (Đông Anh), nhấn mạnh lần nữa: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại và đề ra các biện pháp mở rộng. Mặt trận Dân tộc Thống nhất, xây dựng, củng cố Đảng, xúc tiến khởi nghĩa vũ trang.
Sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng, phong trào cách mạng cả nước phát triển mạnh mẽ. Vấn đề cán bộ đặt ra hết sức cấp bách. Trung ương Đảng chủ trương giải quyết theo hai hướng: một là, gấp rút bồi dưỡng những phần tử ưu tú trong phong trào đấu tranh của quần chúng từ cơ sở, đào tạo thành cán bộ; hai là, tìm cách bố trí cho cán bộ đảng viên đang bị giam cầm trong các nhà tù đế quốc vượt ngục ra ngoài hoạt động. Cả hai hướng trên đều quan trọng nhưng hướng hai đặc biệt quan trọng, cần được chú ý hơn vì các đồng chí trong tù hầu hết đã có một quá trình hoạt động, đấu tranh, dày dạn kinh nghiệm và có trình độ lý luận. Các đồng chí trong tù ra có thể đáp ứng ngay yêu cầu kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng.
Lúc này, ở Yên Bái, phát xít Nhật đang ra sức tuyên truyền thuyết “Đại Đông Á”, tổ chức các đảng phái phản động, âm mưu xây dựng vùng Tây Bắc (có sân bay Đông Cuông) thành căn cứ quân sự khống chế biên giới Việt - Trung. Vì vậy chúng ra sức bắt phu để xây dựng sân bay Đông Cuông, làm đường Phố Ràng đi Nậm Tôn; đẩy mạnh khai thác mỏ mi-ca, phấn chì, a-pa-tít… bắt nhân dân đốn gỗ, đốt lấy than dùng thay than đá, ét xăng; bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay, lạc, vừng để chúng trưng thu; tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới vô lý như thuế hàng rong, thuế quảng cáo, thuế quốc phòng. Hàng tháng công chức bị khấu lương nộp vào quỹ “Nhật - Việt bác ái”.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, mọi tầng lớp nhân dân Yên Bái tiếp tục bị áp bức, bóc lột dã man, tàn bạo, cuộc sống vô cùng cơ cực. Cho nên họ đều căm thù Pháp - Nhật, đều muốn đứng lên đấu tranh giải phóng.
Yên Bái có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, có đường quốc lộ, đường sông xuống Phú Thọ, lên Lào Cai, có đường bộ sang Tuyên Quang, Sơn La. Giữa năm 1943, qua chuyến đi nắm tình hình, đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhận định: khu vực giáp hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ là nơi bọn Nhật - Pháp có nhiều sơ hở, không kiểm soát gắt gao, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cách mạng, phát động chiến tranh du kích. Nếu xây dựng được cơ sở, phong trào cách mạng ở đây không những có ý nghĩa đối với hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ mà còn phát triển được sang Sơn La, lên Lào Cai.
Trung ương chủ trương phải xây dựng cho được phong trào cách mạng ở Yên Bái, nhằm hai mục đích: một là, trước mắt lấy Yên Bái làm nơi dừng chân cho các đồng chí vượt ngục Sơn La ra; hai là, xây dựng căn cứ cách mạng, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
Về quê được một thời gian đồng chí Trần Quang Bình đã móc nối được với các hội viên trong nhóm thanh niên phản đế trước đây, tổ chức thành cơ sở của Mặt trận Việt Minh, trong đó có 3 người ở Minh Quân (Trấn Yên). Nhóm Việt Minh này tích cực hoạt động giác ngộ được một số quần chúng trung kiên. Đồng thời ta còn vận động, thuyết phục được một số hào lý yêu nước ủng hộ và tham gia Mặt trận Việt Minh. Từ đây việc xây dựng, phát triển có sở cách mạng ở địa phương có thuận lợi hơn.
Tháng 11 năm 1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên kiểm tra tình hình ở Vần - Hiền Lương, nhận định quần chúng vùng này cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống cực khổ nên rất căm ghét đế quốc, tay sai. Đó là thuận lợi cơ bản cho ta. Nhưng quần chúng mới chỉ thấy kẻ thù trực tiếp áp bức, bóc lột họ là thực dân Pháp, chưa thấy rõ bộ mặt thật của phát xít Nhật. Muốn đưa phong trào cách mạng ở đây tiến lên mạnh mẽ, một nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải vạch trần bộ mặt của phát xít Nhật, rằng Pháp đang hành động theo lệnh Nhật, nhân dân ta đang bị hai kẻ áp bức, bóc lột. Đồng thời phải bằng nhiều hình thức, biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh. Do hoạt động tích cực của cán bộ, của nhóm Việt Minh, nhận thức của quần chúng về kẻ thù ngày càng rõ hơn, nhận thức về cách mạng được nâng lên. Từ cuối năm 1943 đến tháng 5 năm 1944 ở các làng Linh Thông, Đồng Yếng, Vân Hội, Bảo Long, Hạ Bằng La đã lập được các tổ chức Việt Minh với 23 hội viên.
Tháng 5 năm 1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên Hiền Lương lần thứ hai, quyết định thành lập Ban cán sự Đảng Phú Thọ và cử đồng chí Bình Phương làm Trưởng ban; chỉ đạo lập đường liên lạc với chi bộ nhà từ Sơn La; lập trại sản xuất ở đồn điền Đồng Yếng, tổ chức cho cán bộ học tập chính trị, luyện cách đánh du kích.
Tháng 10 năm 1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên Hiền Lương lần thứ ba, giao cho đồng chí Bình Phương bắt liên lạc với chi bộ nhà tù Sơn La, truyền đạt một số chủ trương quan trọng của Trung ương Đảng:
Quân đội Liên Xô và các nước Đồng minh sẽ thắng quân đội Đức, Ý. Nhật - Pháp ở Đông Dương sẽ đánh nhau. Lúc đó thời cơ giành chính quyền sẽ xuất hiện, ta phải chuẩn bị lực lượng để đón thời cơ.
Chi bộ nhà tù Sơn La có hai nhiệm vụ: xây dựng cơ sở cách mạng cho tỉnh Sơn La và tổ chức cho một số cán bộ vượt ngục để bổ sung cán bộ cho phong trào cách mạng.
Tháng 11 năm 1944, đoàn của đồng chí Bình Phương từ Nang Sa qua Thanh Bồng, Thượng Bằng La, Cửa Nhì, Gia Hội, Tú Lệ, Nậm Khắt, Mường Chiến đến thị xã Sơn La hoạt động. Đầu năm 1945, đồng chí Lê Thanh Nghị hết hạn tù, địch áp giải về xuôi, ta đã tổ chức giải thoát thành công. Đầu tháng 3 năm 1945, chi bộ nhà từ Sơn La do đồng chí Trần Quốc Hoàn làm Bí thư đấu tranh với bọn giám ngục Pháp, buộc chúng nhượng bộ, thả toàn bộ tù chính trị. Chi bộ đã tổ chức đưa toàn bộ hơn 200 cán bộ từ Sơn La về Vần - Nang Sa. Cán bộ, đảng viên, các hội viên cứu quốc và quần chúng vùng Vần - Hiền Lương đã bố trí nơi ở, cung cấp lương ăn, quần áo mặc và bảo vệ an toàn số cán bộ này cho đến khi Ban Thường vụ Trung ương Đảng phân công đi các địa phương tham gia lãnh đạo cao trào chống Nhật cứu nước.
Cùng với chiến khu Vần - Hiền Lương, phong trào cách mạng ở các nơi khác trong tỉnh cũng từng bước phát triển. Ở thị xã năm 1944, đồng chí Mai Văn Ty (tức Công) vốn là quần chúng trung kiên của Đảng lên Đề-pô Yên Bái làm việc đã tích cực tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của mặt trận Việt Minh trong công nhân; tập hợp các hội viên ái hữu trước đây vào tổ chức công nhân cứu quốc. Tháng 6 năm 1944, đồng chí đã lãnh đạo công nhân Đề-pô Yên Bái đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm việc, đòi chủ bán gạo cho công nhân theo giá “bông”. Cuộc đấu tranh thắng lợi, có ảnh hưởng khá mạnh đến các tầng lớp nhân dân thị xã.
Đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở khu căn cứ địa Việt Bắc phát triển mạnh mẽ. Các đảng viên cộng sản trong các nhà tù đế quốc tìm cách vượt ngục ra ngoài hoạt động. Trước tình hình đó, thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ. Tháng 2 năm 1945, chúng chuyển gần 100 tù chính trị từ căng Bá Vân (Thái Nguyên) sang căng Nghĩa Lộ. Tranh thủ lúc xuống tàu ở ga Yên Bái, qua các vùng đông dân, cán bộ ta đã hát vang những bài ca cách mạng, công khai tuyên truyền các chính sách của Mặt trận Việt Minh, đã có tác dụng kích thích tinh thần yêu nước của quần chúng. Đến căng Nghĩa Lộ, chi bộ Đảng ra tờ báo “Đường Nghĩa” tiếp tục tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Mặt trận Việt Minh, kêu gọi quần chúng đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù.
Lúc này, chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, phong trào cách mạng nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Ở Yên Bái, sau cuộc đấu tranh của công nhân Đề-pô thắng lợi, tiểu thương thị xã đã đứng lên đấu tranh đòi giảm thuế môn bài, 400 công nhân xây dựng đồn Cao và 800 công nhân làm sân bay Đông Cuông đấu tranh chống cai đánh đập, đòi cải thiện đời sống. Các cuộc đấu tranh này cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng ở vùng Vần làm cho bọn thống trị ở địa phương ngày càng lúng túng.
Đêm 9 tháng 3 năm 1945, Nhật nổ súng đánh Pháp cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương. Chưa đầy một ngày sau, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng. Sáng 12/3/1945 chỉ có một trung đội Nhật từ Phú Thọ đánh lên Yên Bái, nhưng quân Pháp chống trả yếu ớt rồi tan rã. Một bộ phận quân Pháp chạy vào Nghĩa Lộ, đi Than Uyên, Lào Cai, sang Trung Quốc. Dọc đường, tàn quân Pháp vứt bỏ súng, đạn, đồ dùng khá nhiều. Ở vùng Vần, nhân dân đã thu súng giặc cất giấu, sau đó đem ủng hộ cách mạng. Đại diện cán bộ ta bị giam ở căng Nghĩa Lộ đã yêu cầu Pháp trang bị vũ khí để cùng chống Nhật, nhưng chúng không chấp nhận, mà chỉ muốn ta cử một số đồng chí biết tiếng Pháp, hiểu tình hình giúp chúng tháo chạy. Chi bộ căng bàn kế hoạch phá căng tự giải thoát. Ngày 17/3/1945 bọn Pháp định chuyển số tù chính trị nữ đi nơi khác, tù chính trị nam đã đấu tranh phản đối. Khi phó sứ Yên Bái là Pen-li-ê và tên Xi-vê trưởng đồn Nghĩa Lộ vào kiểm tra căng, cán bộ ta đã xông vào ôm chặt lấy tên phó sứ, định buộc tên này phải ra lệnh mở cửa trại giam, giải phóng tù chính trị. Trong lúc hai bên vật lộn, địch nổ súng, chỉ có 11 đồng chí chạy thoát ra ngoài, 9 đồng chí hy sinh. Cuộc bạo động không thắng lợi là do chi bộ Đảng đánh giá không chính xác tình hình, không lường hết sự ngoan cố, tàn bạo của bọn Pháp, để bạo động nổ ra trong tình huống bất ngờ, nằm ngoài kế hoạch đã vạch ra. Tuy nhiên số cán bộ chạy thoát đã được cử đi các địa phương tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, góp phần đẩy mạnh cao trào kháng Nhật, cứu nước phát triển mạnh mẽ.
Phát xít Nhật độc chiếm nước ta những vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị tay sai của Pháp. Chúng sáp nhập Tòa sứ với Dinh tuần phủ thành Dinh tỉnh trưởng, do viên Tuần phủ đứng đầu có “phòng liên lạc của Nhật” chỉ đạo, giám sát. Trại quan binh Pháp đổi thành trại Bảo an binh. Chúng lập ra phòng chính trị (mật thám) để theo dõi, đàn áp phong trào cách mạng. Nhật nhanh chóng tăng cường quân lực đóng giữ các nơi xung yếu như đồn Cao, Trái Hút, dinh Tỉnh trưởng (phủ Bình). Bọn tay sai Nhật công khai hoạt động, mở lớp dạy võ Nhật, lập đội lính “Đại Đông Á" ở thị xã; tổ chức viếng mộ Nguyễn Thái Học để đánh lạc hướng tinh thần yêu nước của nhân dân, chĩa mũi nhọn căm thù vào Pháp. Tuy nhiên, Nhật không thể che đậy được bản chất phát xít, tàn bạo của chúng. Đầu năm 1945 nạn đói lan rộng khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Số người bị đói lên Yên Bái rất đông, thảm cảnh đau lòng diễn ra dọc đường, bờ ruộng, bãi vàng người chết đói nằm la liệt. Nhưng bọn Nhật vẫn tiếp tục vơ vét, bóc lột. Dã man hơn chúng bắt 300 người bị đói vào làm trong các đồn điền và xây dựng đồn Cao. Ở công trường làm sân bay Đông Cuông nhiều phu đã bị bọn Nhật đánh chết khi đang làm việc. Chúng còn bắt cả trẻ em trói vào cây cho lính tập đâm lê, tàn sát người Mông ở Tú Lệ (Văn Chấn). Lòng căm thù của nhân dân Yên Bái đối với phát xít Nhật đã lên đến cao độ.
Ngay đêm Nhật đánh Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng, chủ trì. Hội nghị nhận định: sau cuộc đảo chính này, phát xít Nhật là kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân ta. Khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp trước đây phải được thay bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật. Hội nghị chủ trương: “Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”. Hội nghị đề ra các hình thức, biện pháp đấu tranh như “tuyên truyền xung phong”, biểu tình, tuần hành, thị uy, mít tinh công khai, đẩy mạnh xây dựng và củng cố các chiến khu và căn cứ địa cách mạng.
Sau hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15 - 20/4/1945), Xứ ủy Bắc Kỳ điều đồng chí Bình Phương về xuôi để học lớp đào tạo cán bộ quân sự, đồng chí Trần Quang Bình tạm thời phụ trách Ban cán sự Phú Thọ.
Để phát triển hơn nữa phong trào cách mạng ở Yên Bái và bắc Phú Thọ trong điều kiện tình thế cách mạng đã xuất hiện, đầu tháng 5 năm 1945, Xứ ủy Bắc kỳ cử đồng chí Ngô Minh Loan lên phụ trách xây dựng khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương. Khu này bao gồm địa bàn hai tổng Lương Ca và Giới Phiên của phủ Trấn Yên, tổng Động Lâm (Hạ Hòa, Phú Thọ); dân số khoảng một vạn người của ba dân tộc Kinh, Tày, Dao; có đường đi vào Nghĩa Lộ, xuống Hạ Hòa, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ), sang thị xã Yên Bái; có ba dãy núi lớn bao bọc. Những yếu tố này thuận lợi cho việc xây dựng khu căn cứ cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, công - thủ đều dễ dàng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Mặt trận Việt Minh cán bộ ta một mặt tiếp tục đi sâu vận động quần chúng cơ bản là nông dân, mặt khác đẩy mạnh vận động tầng lớp trên, tranh thủ lôi kéo các chức dịch ủng hộ, tham gia phong trào cách mạng. Đến giữa năm 1945, cơ sở của Mặt trận Việt Minh đã được mở rộng tới hàng chục làng của phủ Trấn Yên và châu Văn Chấn như Đồng Phú, Vần, Dọc, Vân Hội, Đồng Yếng, Giới Phiên, Nga Quán, Thiến, Kháo, Âu Lâu, Y Can, Hào Gia, Báo Đáp, Lương An, Thượng Bằng La, Đại Lịch… Tất cả các làng đều thành lập được đội cứu quốc như nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thân hào cứu quốc, số hội viên lên tới gần 800 người. Một số làng thành lập được đội tự vệ, ban đầu chủ yếu làm nhiệm vụ tuyên truyền xung phong. Nhân dân tích cực ủng hộ cách mạng tiền bạc, lương thực, thực phẩm và một số súng thu được của quân Pháp vứt khi chạy quân Nhật hồi cuối tháng 3 năm 1945, trong đó có một khẩu trung liên. Phong trào cách mạng phát triển, khí thế quần chúng lên rất cao đã có tác dụng lôi cuốn những người thuộc tầng lớp trên, các hào lý ủng hộ, tham gia cách mạng. Điển hình có ông Trần Đình Khánh là chánh tổng Lương Ca đã giao cho ta kho thóc Vân Hội có khoảng 40 tấn thóc, ông Đặng Bá Lâu, chánh hương hội Nang Sa được giác ngộ cách mạng đã tích cực vận động được một số hào lý cùng theo.
Đồng chí Nguyễn Duy Thân mới ở nhà tù Sơn La ra được giao nhiệm vụ liên lạc với Nguyễn Hữu Minh (Minh Đăng) đang tích cực hoạt động theo chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh ở thị xã Yên Bái. Thấy đủ điều kiện đồng chí Nguyễn Duy Thân đã kết nạp đồng chí Nguyễn Hữu Minh vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh hoạt trong chi bộ Ban lãnh đạo chiến khu (chi bộ ghép). Thông qua đồng chí Nguyễn Hữu Minh, đồng chí Ngô Minh Loan liên lạc được với Mai Văn Ty (tức Công), người lãnh đạo nhóm công nhân cứu quốc ở Đề-pô Yên Bái và Nguyễn Văn Chí (Chí Dũng) làm nghề đánh xe ngựa đường Yên Bái - Yên Bình.
Ngày 7/5/1945 đồng chí Ngô Minh Loan kết nạp hai đồng chí này vào Đảng và quyết định tổ chức chi bộ Đảng thị xã Yên Bái, cử đồng chí Mai Văn Ty làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên ở Yên Bái, có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã, đầu não chính trị, quân sự của tỉnh ở địa phương. Các đảng viên của chi bộ đã tích cực hoạt động, củng cố tổ chức công nhân cứu quốc ở Đề-pô, thanh niên, phụ nữ cứu quốc ở phố, xây dựng được cơ sở trong trại bảo an binh, lấy được một số súng vào Vần. Lúc này, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang trở nên đặc biệt cấp bách. Tối 14/6/1945, các đồng chí lãnh đạo khu căn cứ tổ chức cuộc mít tinh lớn ở chùa Hiền Lương, có hội viên đoàn thể cứu quốc các làng Hiền Lương, Nang Sa, Vần, Vân Hội tham gia, quyết định thành lập đội du kích Âu Cơ gồm 23 chiến sĩ, trang bị có 11 khẩu súng trường, 1 khẩu súng trung liên và một vũ khí thô sơ. Ngày 15/6/1945, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Ngô Minh Loan, đơn vị hành quân vào thôn Đồng Yếng (nay thuộc xã Vân Hội huyện Trấn Yên) tổ chức học tập chính trị và huấn luyện quân sự.
Ngày 19/6/1945, tri phủ Trấn Yên là An Văn Tùng và chánh quản Khoát (chỉ huy lính bảo an) đưa một đội lính bảo an gần 40 tên theo đường Ngòi Chanh vào Vần. Chúng đuổi hết những người trong nhà ông Trần Đình Khánh đi nơi khác và đóng quân ở đó. Với tinh thần chủ động đánh địch, giành thắng lợi ngay từ trận đầu, đêm đó quân ta từ Đồng Yếng chuyển ra tập kết ở Hạ Bằng La làm công tác chuẩn bị. Khoảng 2 giờ sáng (20/6) quân ta chia làm 5 tổ (mỗi tổ 5 chiến sĩ) bao vây địch, trời rạng sáng thì bắt đầu tấn công chúng. Bị bất ngờ, địch bỏ tất cả vũ khí chạy lên rừng. Lúc 8 giờ sáng, ta gọi chúng đầu hàng và buộc tri phủ Trấn Yên phải cam kết thực hiện ba việc: thả hết tù chính trị đang bị giam giữ ở thị xã; trả lại tiền thuế mà nhân dân tổng Lương Ca đã nộp; không được mang quân đi đàn áp phong trào cách mạng. Sau đó ta cho tri phủ Trấn Yên và toàn bộ lính bảo an mang theo cả vũ khí trở về phủ. Đây là quyết định táo bạo, linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế, vì vậy, đã tạo ra phản ứng dây chuyền quan trọng. Bọn lính bảo an được trở thành những người tuyên truyền chính sách khoan hồng, nhân đạo của cách mạng và sức mạnh của lực lượng vũ trang ta, góp phần làm tăng uy tín, uy thế cho ta, vận động được một bộ phận quần chúng chưa hiểu, hoặc lừng chừng về phía cách mạng.
Ngày 25/6/1945, một toán quân Nhật do tên quan hai chỉ huy cùng 20 lính và 1 tên thông ngôn theo đường 13 vào Mỵ, Thanh Bồng tìm diệt cán bộ và lực lượng vũ trang ta. Sau hai ngày lùng sục không có kết quả, ngày 27/6, địch hành quân ra Vần để đi Hiền Lương. Phán đoán đúng đường hành quân của quân Nhật, đồng chí Ngô Minh Loan lệnh cho đội du kích Âu Cơ tổ chức phục kích ở Đèo Giang, án ngữ đoạn ngòi từ Vân Hội ra Hiền Lương. Chiều hôm đó khi quân địch lọt vào trận địa phục kích, quân ta đồng loạt nổ súng, diệt tại chỗ 4 tên Nhật trong đó có cả tên chỉ huy. Quân ta rút lui an toàn về Đồng Yếng. Ngày 28/6 quân Nhật rút ra ga Đoan Thượng và đi tầu về thị xã Yên Bái.
và cử đồng chí Bình Phương làm chỉ huy trưởng, đồng chí Ngô Minh Loan làm chính ủy. Ủy ban quân sự cách mạng có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức các hoạt động quân sự làm nòng cốt cho phong trào quần chúng và các cuộc khởi nghĩa.ủy ban quân sự cách mạng, các đồng chí Bình Phương (mới được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên), Trần Quang Bình làm ủy viên. Buổi chiều Ban cán sự tổ chức cuộc họp ở nhà ông Đặng Bá Lâu (Nang Sa) quyết định thành lập Xứ ủy Bắc Kỳ về việc thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thưSáng ngày 30/6/1945, ta tổ chức lễ mừng chiến thắng ở đình Hiền Lương có đại diện tầng lớp nhân dân trong vùng tham dự. Đồng chí Ngô Minh Loan đã báo cáo về hai chiến thắng quan trọng của quân ta, cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân; đồng thời thông báo quyết định của
Hai chiến thắng liên tiếp của đội du kích Âu Cơ làm nức lòng nhân dân địa phương, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng Nhật cứu nước ở khu căn cứ cách mạng cũng như nhiều nơi khác. Trong khu căn cứ, khí thế cách mạng sục sôi, quần chúng hăng hái góp tiền của ủng hộ cách mạng, hàng trăm thanh niên xin gia nhập đội du kích. Chỉ trong thời gian ngắn quân số đội du kích Âu Cơ đã lên đến 230 người. Tất cả các tổng lập được hệ thống báo động dây chuyền. Tinh thần cảnh giác, ý thức bảo mật của cán bộ, nhân dân rất cao. Ta bắt được 2 tên do thám của Nhật từ Phù Yên (Sơn La) luồn sang hoạt động; phát hiện và cảnh cáo kịp thời một số tên lưu manh giả làm cán bộ Việt Minh đi cướp của nhà dân. Ở thị xã, chi bộ Đảng tổ chức giải thoát thành công cho 3 đồng chí đang bị giam ở nhà lao, trong đó có các đồng chí Nguyễn Phúc và Trần Đức Sắc. Về phía kẻ thù, quân Nhật không dám hoạt động như trước nữa; chính quyền tay sai Nhật từ tỉnh đến cơ sở lung lay, rệu rã; hàng loạt lính bảo an bỏ hàng ngũ mang cả vũ khí về với nhân dân, một số được tiếp nhận vào các đơn vị du kích. Điều kiện để khởi nghĩa từng phần ở các châu, phủ và cơ sở đã chín muồi.
Đầu tháng 7 năm 1945, Ban cán sự đề ra các chủ trương:
1- Gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, củng cố vững chắc khu căn cứ cách mạng, từ đó mở rộng hoạt động ra các vùng khác.
2- Tổ chức lại du kích tập trung thành các đội, chỉ để lại một bộ phận nhỏ bảo vệ khu căn cứ, còn phần lớn tiến vào Văn Chấn hoạt động, tạo địa bàn đi Than Uyên, Văn Bàn, Phù Yên. Trong hoạt động, các trung đội võ trang lấy tuyên truyền xung phong làm chủ yếu, vận động, hỗ trợ dân phá các kho thóc của giặc, thuyết phục chính quyền tay sai Nhật các cấp tự giải tán.
3- Nhanh chóng thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các xã trong khu căn cứ và vùng mới được giải phóng, tổ chức du kích, tự vệ ở những nơi đó.
Thực hiện chủ trương này, các lực lượng vũ trang được tổ chức thành 9 trung đội và được lệnh tiến vào Nghĩa Lộ theo ba mũi: mũi 1, qua làng Đồng Phú ra Đá Trắng; mũi 2, qua Vần, Dọc, Thiến, Kháo, sang Ca Vịnh; mũi 3, theo đường Vần, Dọc, Mỵ. Trên đường tiến quân, cả ba mũi không gặp sự kháng cự nào của địch. Lính bảo an ở các đồn Lương Tàm, Ca Vịnh đã tháo chạy bỏ lại hầu hết vũ khí, ta thu được 27 súng trường. Các đơn vị còn phá các kho thóc Thiến và Mỵ (500 tấn), Ca Vịnh (500 tấn), Sơn Bục (1.000 tấn), Gốc Báng (500 tấn) chia cho nhân dân. Cuộc hành quân biến thành cuộc võ trang tuyên truyền rầm rộ, đi đến đâu ta cũng tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến tay sai, nói rõ chính sách của Mặt trận Việt Minh và thành lập các đoàn thể cứu quốc đến đó.
Ngày 6/7/1945, từ vị trí tập trung quân ở Ba Khe, các đơn vị du kích tiến vào Nghĩa Lộ. Tri châu Đặng Phạm Lộc định chạy trốn nhưng cơ sở Việt Minh ở Nghĩa Lộ đã thuyết phục y đầu hàng cách mạng. Khi quân ta vào đến Ngòi Thia đã thấy Đặng Phạm Lộc và Quản Nhượng (quan bảo an binh) mang cờ trắng ra hàng. Nhân dân Nghĩa Lộ treo cờ đỏ sao vàng, hồ hởi đón chào đoàn quân cách mạng. Ta thu toàn bộ sổ sách, giấy tờ của chính quyền cũ cùng 60 khẩu súng, 14 hòm đạn và kho thóc 1.000 tấn. Ngày 8/7/1945 ta tổ chức mít tinh quần chúng, tuyên bố xóa bỏ bộ máy thống trị của địch; phổ biến 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Văn Chấn. Đây là huyện đầu tiên của Yên Bái và cũng là huyện đầu tiên của vùng Tây Bắc được giải phóng và thành lập được chính quyền cách mạng. Ngay sau đó, đồng chí Ngô Minh Loan đã thành lập đoàn cán bộ xuống xây dựng chính quyền, du kích và đoàn thể cứu quốc các xã.
Cuối tháng 7 năm 1945, nhận thấy chính quyền tay sai Nhật ở các nơi có dấu hiệu tan rã, ta điều các đơn vị đi giải phóng châu Phù Yên - Sơn La (23/7), châu Văn Bàn (5/8), châu Than Uyên (7/8).
Giữa tháng 7 năm 1945, quân Nhật tiến vào đóng ở Mỵ. Ta để lại bộ phận nhỏ quân ở Nghĩa Lộ, còn đại bộ phận nhanh chóng cơ động ra Cửa Nhì, theo đường tắt đến Mỵ, chiếm các đồi cao và bắn uy hiếp địch. Thấy súng nổ bốn bề, quân Nhật hoảng sợ, vội vã rút quân về thị xã Yên Bái.
Cùng với việc xây dựng, phát triển phong trào ở khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương và ở vùng phía tây của tỉnh, đầu năm 1945, cán bộ Đảng từ Bạch Sa (Hàm Yên - Tuyên Quang) qua đường Ngòi Nóc đến Cổ Văn (châu Lục Yên) hoạt động, xây dựng cơ sở. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động đã giác ngộ được khá đông quần chúng, lập đội tự vệ gồm 24 người (ở khu rừng Sim, thôn Từ Hiếu, Mường Lai). Ngày 14/6/1945, đội tự vệ tổ chức họp với nhân dân bàn việc phát triển lực lượng và tìm kiếm vũ khí. Ngay sau đó đồng bào đã ủng hộ đội 17 khẩu súng, một số gạo, thực phẩm. Tháng 6 năm 1945, đội phá được hai kho thóc Vĩnh Lạc và làng Sâng đem chia cho dân. Quân số của đội phát triển lên 50 người. Đầu tháng 7 năm 1945 đội liên lạc được với đơn vị giải phóng quân đang hoạt động ở phủ Yên Bình, bàn kế hoạch đánh đồn Lục Yên. Ngày 8/7/1945, quân ta tiến vào châu lỵ Lục Yên, tên tri châu bỏ chạy, bọn bảo an xin hàng, ta thu 72 súng và rất nhiều đạn. Ngày 10/7/1945, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Lục Yên được thành lập. Chính quyền châu đã nhanh chóng lập ủy ban nhân dân lâm thời, đoàn thể cứu quốc và tự vệ các xã, lấy thóc thu được của địch chia cho nhân dân nghèo đói.
Ở Yên Bình, đầu năm 1945, một số cán bộ Đảng từ Hàm Yên và Yên Sơn (Tuyên Quang) sang hoạt động, xây dựng được một số cơ sở. Tháng 5/1945, 2 đơn vị giải phóng quân do các đồng chí Hoàng Văn Xuân (đội Xuân), Trần Thế Môn (đội Môn) chỉ huy, sang vũ trang tuyên truyền, lựa chọn một số thanh niên hăng hái bổ sung cho quân giải phóng, lập được đoàn thể cứu quốc và tự vệ ở tổng Cảm Nhân (Cảm Nhân, Xuân Lai, Mỹ Gia, Tích Cốc), sau đó mở rộng ra khắp các xã hai bên bờ sông Chảy. Ngày 27/6/1945, quân giải phóng phối hợp với tự vệ các xã phá kho thóc chợ Ngọc, bức hàng đơn vị lính bảo an đóng ở đồn Gạo (thôn An Vinh). Tên bang tá Nguyễn Văn Khang, tay sai đắc lực của Nhật, có nhiều nợ máu với dân bị bắt và bị trừng trị.
Đến đầu tháng 7 năm 1945, hầu hết các xã ở phủ Yên Bình đều tổ chức được chính quyền cách mạng. Tri phủ Nguyễn Văn Hậu và một số kẻ thân tín bỏ chạy, lính ở phủ viết giấy xin hàng Việt Minh. Ngày 14/7/1945, ta tiếp nhận sự đầu hàng của giặc, thu 50 khẩu súng.
Để phòng Nhật quay trở lại chiếm đóng, đàn áp, ta chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu đồng thời vận động nhân dân các xã dọc đường Nhật có thể tiến quân thực hiện vườn không nhà trống, ngả cây to bên đường làm vật chướng ngại cản địch. Đúng như dự đoán của ta, cuối tháng 7/1945, Nhật cho quân chiếm lại phủ lỵ Yên Bình, lập lại chính quyền tay sai mới, nhưng bọn này hoàn toàn bị cô lập, khi quân Nhật rút đi thì chúng suy sụp tinh thần. Ngày 9/8/1945 quân cách mạng bao vây phủ lỵ, buộc tri phủ Nguyễn Đình Sâm phải đầu hàng. Ta thu 1 súng trung liên, 18 súng trường, 1 súng ngắn, 1 tấn gạo và 9 con bò. Sau đó, tự vệ các xã Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Mỹ Gia, Phúc Ninh còn sang hỗ trợ tự vệ Hàm Yên (Tuyên Quang) bao vây đồn Bắc Mục, bọn Nhật hoảng sợ tháo chạy, tiểu đội lính bảo an phải xin hàng.
Như vậy chỉ trong vòng hơn một tháng (tháng 6-7/1945), quân dân tỉnh Yên Bái đã lật đổ toàn bộ chính quyền tay sai phát xít Nhật ở các châu, phủ, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Quân Nhật và bọn tay sai chỉ còn giữ được thị xã tỉnh lỵ, tinh thần sa sút, dao động nghiêm trọng.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
6623 lượt xem
Ban Biên tập
Năm 1943 chiến tranh thế giới thứ II có bước ngoặt căn bản, quân đội Xô viết đập tan quân phát xít Đức ở Xta-lin-grát và ở vòng cung Cuốc-xcơ, cho thấy sự thất bại, tan rã của khối phát xít là không thể tránh khỏi. Thời cơ giành thắng lợi lớn cho cách mạng nước ta đang tới gần, đòi hỏi Đảng ta phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và có hiệu quả đẩy tới cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Trước tình hình đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp vào tháng 2 năm 1943 ở Võng La (Đông Anh), nhấn mạnh lần nữa: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại và đề ra các biện pháp mở rộng. Mặt trận Dân tộc Thống nhất, xây dựng, củng cố Đảng, xúc tiến khởi nghĩa vũ trang.
Sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng, phong trào cách mạng cả nước phát triển mạnh mẽ. Vấn đề cán bộ đặt ra hết sức cấp bách. Trung ương Đảng chủ trương giải quyết theo hai hướng: một là, gấp rút bồi dưỡng những phần tử ưu tú trong phong trào đấu tranh của quần chúng từ cơ sở, đào tạo thành cán bộ; hai là, tìm cách bố trí cho cán bộ đảng viên đang bị giam cầm trong các nhà tù đế quốc vượt ngục ra ngoài hoạt động. Cả hai hướng trên đều quan trọng nhưng hướng hai đặc biệt quan trọng, cần được chú ý hơn vì các đồng chí trong tù hầu hết đã có một quá trình hoạt động, đấu tranh, dày dạn kinh nghiệm và có trình độ lý luận. Các đồng chí trong tù ra có thể đáp ứng ngay yêu cầu kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng.
Lúc này, ở Yên Bái, phát xít Nhật đang ra sức tuyên truyền thuyết “Đại Đông Á”, tổ chức các đảng phái phản động, âm mưu xây dựng vùng Tây Bắc (có sân bay Đông Cuông) thành căn cứ quân sự khống chế biên giới Việt - Trung. Vì vậy chúng ra sức bắt phu để xây dựng sân bay Đông Cuông, làm đường Phố Ràng đi Nậm Tôn; đẩy mạnh khai thác mỏ mi-ca, phấn chì, a-pa-tít… bắt nhân dân đốn gỗ, đốt lấy than dùng thay than đá, ét xăng; bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay, lạc, vừng để chúng trưng thu; tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới vô lý như thuế hàng rong, thuế quảng cáo, thuế quốc phòng. Hàng tháng công chức bị khấu lương nộp vào quỹ “Nhật - Việt bác ái”.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, mọi tầng lớp nhân dân Yên Bái tiếp tục bị áp bức, bóc lột dã man, tàn bạo, cuộc sống vô cùng cơ cực. Cho nên họ đều căm thù Pháp - Nhật, đều muốn đứng lên đấu tranh giải phóng.
Yên Bái có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, có đường quốc lộ, đường sông xuống Phú Thọ, lên Lào Cai, có đường bộ sang Tuyên Quang, Sơn La. Giữa năm 1943, qua chuyến đi nắm tình hình, đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhận định: khu vực giáp hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ là nơi bọn Nhật - Pháp có nhiều sơ hở, không kiểm soát gắt gao, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cách mạng, phát động chiến tranh du kích. Nếu xây dựng được cơ sở, phong trào cách mạng ở đây không những có ý nghĩa đối với hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ mà còn phát triển được sang Sơn La, lên Lào Cai.
Trung ương chủ trương phải xây dựng cho được phong trào cách mạng ở Yên Bái, nhằm hai mục đích: một là, trước mắt lấy Yên Bái làm nơi dừng chân cho các đồng chí vượt ngục Sơn La ra; hai là, xây dựng căn cứ cách mạng, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
Về quê được một thời gian đồng chí Trần Quang Bình đã móc nối được với các hội viên trong nhóm thanh niên phản đế trước đây, tổ chức thành cơ sở của Mặt trận Việt Minh, trong đó có 3 người ở Minh Quân (Trấn Yên). Nhóm Việt Minh này tích cực hoạt động giác ngộ được một số quần chúng trung kiên. Đồng thời ta còn vận động, thuyết phục được một số hào lý yêu nước ủng hộ và tham gia Mặt trận Việt Minh. Từ đây việc xây dựng, phát triển có sở cách mạng ở địa phương có thuận lợi hơn.
Tháng 11 năm 1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên kiểm tra tình hình ở Vần - Hiền Lương, nhận định quần chúng vùng này cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống cực khổ nên rất căm ghét đế quốc, tay sai. Đó là thuận lợi cơ bản cho ta. Nhưng quần chúng mới chỉ thấy kẻ thù trực tiếp áp bức, bóc lột họ là thực dân Pháp, chưa thấy rõ bộ mặt thật của phát xít Nhật. Muốn đưa phong trào cách mạng ở đây tiến lên mạnh mẽ, một nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải vạch trần bộ mặt của phát xít Nhật, rằng Pháp đang hành động theo lệnh Nhật, nhân dân ta đang bị hai kẻ áp bức, bóc lột. Đồng thời phải bằng nhiều hình thức, biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh. Do hoạt động tích cực của cán bộ, của nhóm Việt Minh, nhận thức của quần chúng về kẻ thù ngày càng rõ hơn, nhận thức về cách mạng được nâng lên. Từ cuối năm 1943 đến tháng 5 năm 1944 ở các làng Linh Thông, Đồng Yếng, Vân Hội, Bảo Long, Hạ Bằng La đã lập được các tổ chức Việt Minh với 23 hội viên.
Tháng 5 năm 1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên Hiền Lương lần thứ hai, quyết định thành lập Ban cán sự Đảng Phú Thọ và cử đồng chí Bình Phương làm Trưởng ban; chỉ đạo lập đường liên lạc với chi bộ nhà từ Sơn La; lập trại sản xuất ở đồn điền Đồng Yếng, tổ chức cho cán bộ học tập chính trị, luyện cách đánh du kích.
Tháng 10 năm 1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên Hiền Lương lần thứ ba, giao cho đồng chí Bình Phương bắt liên lạc với chi bộ nhà tù Sơn La, truyền đạt một số chủ trương quan trọng của Trung ương Đảng:
Quân đội Liên Xô và các nước Đồng minh sẽ thắng quân đội Đức, Ý. Nhật - Pháp ở Đông Dương sẽ đánh nhau. Lúc đó thời cơ giành chính quyền sẽ xuất hiện, ta phải chuẩn bị lực lượng để đón thời cơ.
Chi bộ nhà tù Sơn La có hai nhiệm vụ: xây dựng cơ sở cách mạng cho tỉnh Sơn La và tổ chức cho một số cán bộ vượt ngục để bổ sung cán bộ cho phong trào cách mạng.
Tháng 11 năm 1944, đoàn của đồng chí Bình Phương từ Nang Sa qua Thanh Bồng, Thượng Bằng La, Cửa Nhì, Gia Hội, Tú Lệ, Nậm Khắt, Mường Chiến đến thị xã Sơn La hoạt động. Đầu năm 1945, đồng chí Lê Thanh Nghị hết hạn tù, địch áp giải về xuôi, ta đã tổ chức giải thoát thành công. Đầu tháng 3 năm 1945, chi bộ nhà từ Sơn La do đồng chí Trần Quốc Hoàn làm Bí thư đấu tranh với bọn giám ngục Pháp, buộc chúng nhượng bộ, thả toàn bộ tù chính trị. Chi bộ đã tổ chức đưa toàn bộ hơn 200 cán bộ từ Sơn La về Vần - Nang Sa. Cán bộ, đảng viên, các hội viên cứu quốc và quần chúng vùng Vần - Hiền Lương đã bố trí nơi ở, cung cấp lương ăn, quần áo mặc và bảo vệ an toàn số cán bộ này cho đến khi Ban Thường vụ Trung ương Đảng phân công đi các địa phương tham gia lãnh đạo cao trào chống Nhật cứu nước.
Cùng với chiến khu Vần - Hiền Lương, phong trào cách mạng ở các nơi khác trong tỉnh cũng từng bước phát triển. Ở thị xã năm 1944, đồng chí Mai Văn Ty (tức Công) vốn là quần chúng trung kiên của Đảng lên Đề-pô Yên Bái làm việc đã tích cực tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của mặt trận Việt Minh trong công nhân; tập hợp các hội viên ái hữu trước đây vào tổ chức công nhân cứu quốc. Tháng 6 năm 1944, đồng chí đã lãnh đạo công nhân Đề-pô Yên Bái đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm việc, đòi chủ bán gạo cho công nhân theo giá “bông”. Cuộc đấu tranh thắng lợi, có ảnh hưởng khá mạnh đến các tầng lớp nhân dân thị xã.
Đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở khu căn cứ địa Việt Bắc phát triển mạnh mẽ. Các đảng viên cộng sản trong các nhà tù đế quốc tìm cách vượt ngục ra ngoài hoạt động. Trước tình hình đó, thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ. Tháng 2 năm 1945, chúng chuyển gần 100 tù chính trị từ căng Bá Vân (Thái Nguyên) sang căng Nghĩa Lộ. Tranh thủ lúc xuống tàu ở ga Yên Bái, qua các vùng đông dân, cán bộ ta đã hát vang những bài ca cách mạng, công khai tuyên truyền các chính sách của Mặt trận Việt Minh, đã có tác dụng kích thích tinh thần yêu nước của quần chúng. Đến căng Nghĩa Lộ, chi bộ Đảng ra tờ báo “Đường Nghĩa” tiếp tục tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Mặt trận Việt Minh, kêu gọi quần chúng đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù.
Lúc này, chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, phong trào cách mạng nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Ở Yên Bái, sau cuộc đấu tranh của công nhân Đề-pô thắng lợi, tiểu thương thị xã đã đứng lên đấu tranh đòi giảm thuế môn bài, 400 công nhân xây dựng đồn Cao và 800 công nhân làm sân bay Đông Cuông đấu tranh chống cai đánh đập, đòi cải thiện đời sống. Các cuộc đấu tranh này cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng ở vùng Vần làm cho bọn thống trị ở địa phương ngày càng lúng túng.
Đêm 9 tháng 3 năm 1945, Nhật nổ súng đánh Pháp cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương. Chưa đầy một ngày sau, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng. Sáng 12/3/1945 chỉ có một trung đội Nhật từ Phú Thọ đánh lên Yên Bái, nhưng quân Pháp chống trả yếu ớt rồi tan rã. Một bộ phận quân Pháp chạy vào Nghĩa Lộ, đi Than Uyên, Lào Cai, sang Trung Quốc. Dọc đường, tàn quân Pháp vứt bỏ súng, đạn, đồ dùng khá nhiều. Ở vùng Vần, nhân dân đã thu súng giặc cất giấu, sau đó đem ủng hộ cách mạng. Đại diện cán bộ ta bị giam ở căng Nghĩa Lộ đã yêu cầu Pháp trang bị vũ khí để cùng chống Nhật, nhưng chúng không chấp nhận, mà chỉ muốn ta cử một số đồng chí biết tiếng Pháp, hiểu tình hình giúp chúng tháo chạy. Chi bộ căng bàn kế hoạch phá căng tự giải thoát. Ngày 17/3/1945 bọn Pháp định chuyển số tù chính trị nữ đi nơi khác, tù chính trị nam đã đấu tranh phản đối. Khi phó sứ Yên Bái là Pen-li-ê và tên Xi-vê trưởng đồn Nghĩa Lộ vào kiểm tra căng, cán bộ ta đã xông vào ôm chặt lấy tên phó sứ, định buộc tên này phải ra lệnh mở cửa trại giam, giải phóng tù chính trị. Trong lúc hai bên vật lộn, địch nổ súng, chỉ có 11 đồng chí chạy thoát ra ngoài, 9 đồng chí hy sinh. Cuộc bạo động không thắng lợi là do chi bộ Đảng đánh giá không chính xác tình hình, không lường hết sự ngoan cố, tàn bạo của bọn Pháp, để bạo động nổ ra trong tình huống bất ngờ, nằm ngoài kế hoạch đã vạch ra. Tuy nhiên số cán bộ chạy thoát đã được cử đi các địa phương tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, góp phần đẩy mạnh cao trào kháng Nhật, cứu nước phát triển mạnh mẽ.
Phát xít Nhật độc chiếm nước ta những vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị tay sai của Pháp. Chúng sáp nhập Tòa sứ với Dinh tuần phủ thành Dinh tỉnh trưởng, do viên Tuần phủ đứng đầu có “phòng liên lạc của Nhật” chỉ đạo, giám sát. Trại quan binh Pháp đổi thành trại Bảo an binh. Chúng lập ra phòng chính trị (mật thám) để theo dõi, đàn áp phong trào cách mạng. Nhật nhanh chóng tăng cường quân lực đóng giữ các nơi xung yếu như đồn Cao, Trái Hút, dinh Tỉnh trưởng (phủ Bình). Bọn tay sai Nhật công khai hoạt động, mở lớp dạy võ Nhật, lập đội lính “Đại Đông Á" ở thị xã; tổ chức viếng mộ Nguyễn Thái Học để đánh lạc hướng tinh thần yêu nước của nhân dân, chĩa mũi nhọn căm thù vào Pháp. Tuy nhiên, Nhật không thể che đậy được bản chất phát xít, tàn bạo của chúng. Đầu năm 1945 nạn đói lan rộng khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Số người bị đói lên Yên Bái rất đông, thảm cảnh đau lòng diễn ra dọc đường, bờ ruộng, bãi vàng người chết đói nằm la liệt. Nhưng bọn Nhật vẫn tiếp tục vơ vét, bóc lột. Dã man hơn chúng bắt 300 người bị đói vào làm trong các đồn điền và xây dựng đồn Cao. Ở công trường làm sân bay Đông Cuông nhiều phu đã bị bọn Nhật đánh chết khi đang làm việc. Chúng còn bắt cả trẻ em trói vào cây cho lính tập đâm lê, tàn sát người Mông ở Tú Lệ (Văn Chấn). Lòng căm thù của nhân dân Yên Bái đối với phát xít Nhật đã lên đến cao độ.
Ngay đêm Nhật đánh Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng, chủ trì. Hội nghị nhận định: sau cuộc đảo chính này, phát xít Nhật là kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân ta. Khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp trước đây phải được thay bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật. Hội nghị chủ trương: “Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”. Hội nghị đề ra các hình thức, biện pháp đấu tranh như “tuyên truyền xung phong”, biểu tình, tuần hành, thị uy, mít tinh công khai, đẩy mạnh xây dựng và củng cố các chiến khu và căn cứ địa cách mạng.
Sau hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15 - 20/4/1945), Xứ ủy Bắc Kỳ điều đồng chí Bình Phương về xuôi để học lớp đào tạo cán bộ quân sự, đồng chí Trần Quang Bình tạm thời phụ trách Ban cán sự Phú Thọ.
Để phát triển hơn nữa phong trào cách mạng ở Yên Bái và bắc Phú Thọ trong điều kiện tình thế cách mạng đã xuất hiện, đầu tháng 5 năm 1945, Xứ ủy Bắc kỳ cử đồng chí Ngô Minh Loan lên phụ trách xây dựng khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương. Khu này bao gồm địa bàn hai tổng Lương Ca và Giới Phiên của phủ Trấn Yên, tổng Động Lâm (Hạ Hòa, Phú Thọ); dân số khoảng một vạn người của ba dân tộc Kinh, Tày, Dao; có đường đi vào Nghĩa Lộ, xuống Hạ Hòa, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ), sang thị xã Yên Bái; có ba dãy núi lớn bao bọc. Những yếu tố này thuận lợi cho việc xây dựng khu căn cứ cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, công - thủ đều dễ dàng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Mặt trận Việt Minh cán bộ ta một mặt tiếp tục đi sâu vận động quần chúng cơ bản là nông dân, mặt khác đẩy mạnh vận động tầng lớp trên, tranh thủ lôi kéo các chức dịch ủng hộ, tham gia phong trào cách mạng. Đến giữa năm 1945, cơ sở của Mặt trận Việt Minh đã được mở rộng tới hàng chục làng của phủ Trấn Yên và châu Văn Chấn như Đồng Phú, Vần, Dọc, Vân Hội, Đồng Yếng, Giới Phiên, Nga Quán, Thiến, Kháo, Âu Lâu, Y Can, Hào Gia, Báo Đáp, Lương An, Thượng Bằng La, Đại Lịch… Tất cả các làng đều thành lập được đội cứu quốc như nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thân hào cứu quốc, số hội viên lên tới gần 800 người. Một số làng thành lập được đội tự vệ, ban đầu chủ yếu làm nhiệm vụ tuyên truyền xung phong. Nhân dân tích cực ủng hộ cách mạng tiền bạc, lương thực, thực phẩm và một số súng thu được của quân Pháp vứt khi chạy quân Nhật hồi cuối tháng 3 năm 1945, trong đó có một khẩu trung liên. Phong trào cách mạng phát triển, khí thế quần chúng lên rất cao đã có tác dụng lôi cuốn những người thuộc tầng lớp trên, các hào lý ủng hộ, tham gia cách mạng. Điển hình có ông Trần Đình Khánh là chánh tổng Lương Ca đã giao cho ta kho thóc Vân Hội có khoảng 40 tấn thóc, ông Đặng Bá Lâu, chánh hương hội Nang Sa được giác ngộ cách mạng đã tích cực vận động được một số hào lý cùng theo.
Đồng chí Nguyễn Duy Thân mới ở nhà tù Sơn La ra được giao nhiệm vụ liên lạc với Nguyễn Hữu Minh (Minh Đăng) đang tích cực hoạt động theo chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh ở thị xã Yên Bái. Thấy đủ điều kiện đồng chí Nguyễn Duy Thân đã kết nạp đồng chí Nguyễn Hữu Minh vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh hoạt trong chi bộ Ban lãnh đạo chiến khu (chi bộ ghép). Thông qua đồng chí Nguyễn Hữu Minh, đồng chí Ngô Minh Loan liên lạc được với Mai Văn Ty (tức Công), người lãnh đạo nhóm công nhân cứu quốc ở Đề-pô Yên Bái và Nguyễn Văn Chí (Chí Dũng) làm nghề đánh xe ngựa đường Yên Bái - Yên Bình.
Ngày 7/5/1945 đồng chí Ngô Minh Loan kết nạp hai đồng chí này vào Đảng và quyết định tổ chức chi bộ Đảng thị xã Yên Bái, cử đồng chí Mai Văn Ty làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên ở Yên Bái, có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã, đầu não chính trị, quân sự của tỉnh ở địa phương. Các đảng viên của chi bộ đã tích cực hoạt động, củng cố tổ chức công nhân cứu quốc ở Đề-pô, thanh niên, phụ nữ cứu quốc ở phố, xây dựng được cơ sở trong trại bảo an binh, lấy được một số súng vào Vần. Lúc này, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang trở nên đặc biệt cấp bách. Tối 14/6/1945, các đồng chí lãnh đạo khu căn cứ tổ chức cuộc mít tinh lớn ở chùa Hiền Lương, có hội viên đoàn thể cứu quốc các làng Hiền Lương, Nang Sa, Vần, Vân Hội tham gia, quyết định thành lập đội du kích Âu Cơ gồm 23 chiến sĩ, trang bị có 11 khẩu súng trường, 1 khẩu súng trung liên và một vũ khí thô sơ. Ngày 15/6/1945, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Ngô Minh Loan, đơn vị hành quân vào thôn Đồng Yếng (nay thuộc xã Vân Hội huyện Trấn Yên) tổ chức học tập chính trị và huấn luyện quân sự.
Ngày 19/6/1945, tri phủ Trấn Yên là An Văn Tùng và chánh quản Khoát (chỉ huy lính bảo an) đưa một đội lính bảo an gần 40 tên theo đường Ngòi Chanh vào Vần. Chúng đuổi hết những người trong nhà ông Trần Đình Khánh đi nơi khác và đóng quân ở đó. Với tinh thần chủ động đánh địch, giành thắng lợi ngay từ trận đầu, đêm đó quân ta từ Đồng Yếng chuyển ra tập kết ở Hạ Bằng La làm công tác chuẩn bị. Khoảng 2 giờ sáng (20/6) quân ta chia làm 5 tổ (mỗi tổ 5 chiến sĩ) bao vây địch, trời rạng sáng thì bắt đầu tấn công chúng. Bị bất ngờ, địch bỏ tất cả vũ khí chạy lên rừng. Lúc 8 giờ sáng, ta gọi chúng đầu hàng và buộc tri phủ Trấn Yên phải cam kết thực hiện ba việc: thả hết tù chính trị đang bị giam giữ ở thị xã; trả lại tiền thuế mà nhân dân tổng Lương Ca đã nộp; không được mang quân đi đàn áp phong trào cách mạng. Sau đó ta cho tri phủ Trấn Yên và toàn bộ lính bảo an mang theo cả vũ khí trở về phủ. Đây là quyết định táo bạo, linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế, vì vậy, đã tạo ra phản ứng dây chuyền quan trọng. Bọn lính bảo an được trở thành những người tuyên truyền chính sách khoan hồng, nhân đạo của cách mạng và sức mạnh của lực lượng vũ trang ta, góp phần làm tăng uy tín, uy thế cho ta, vận động được một bộ phận quần chúng chưa hiểu, hoặc lừng chừng về phía cách mạng.
Ngày 25/6/1945, một toán quân Nhật do tên quan hai chỉ huy cùng 20 lính và 1 tên thông ngôn theo đường 13 vào Mỵ, Thanh Bồng tìm diệt cán bộ và lực lượng vũ trang ta. Sau hai ngày lùng sục không có kết quả, ngày 27/6, địch hành quân ra Vần để đi Hiền Lương. Phán đoán đúng đường hành quân của quân Nhật, đồng chí Ngô Minh Loan lệnh cho đội du kích Âu Cơ tổ chức phục kích ở Đèo Giang, án ngữ đoạn ngòi từ Vân Hội ra Hiền Lương. Chiều hôm đó khi quân địch lọt vào trận địa phục kích, quân ta đồng loạt nổ súng, diệt tại chỗ 4 tên Nhật trong đó có cả tên chỉ huy. Quân ta rút lui an toàn về Đồng Yếng. Ngày 28/6 quân Nhật rút ra ga Đoan Thượng và đi tầu về thị xã Yên Bái.
và cử đồng chí Bình Phương làm chỉ huy trưởng, đồng chí Ngô Minh Loan làm chính ủy. Ủy ban quân sự cách mạng có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức các hoạt động quân sự làm nòng cốt cho phong trào quần chúng và các cuộc khởi nghĩa.ủy ban quân sự cách mạng, các đồng chí Bình Phương (mới được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên), Trần Quang Bình làm ủy viên. Buổi chiều Ban cán sự tổ chức cuộc họp ở nhà ông Đặng Bá Lâu (Nang Sa) quyết định thành lập Xứ ủy Bắc Kỳ về việc thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thưSáng ngày 30/6/1945, ta tổ chức lễ mừng chiến thắng ở đình Hiền Lương có đại diện tầng lớp nhân dân trong vùng tham dự. Đồng chí Ngô Minh Loan đã báo cáo về hai chiến thắng quan trọng của quân ta, cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân; đồng thời thông báo quyết định của
Hai chiến thắng liên tiếp của đội du kích Âu Cơ làm nức lòng nhân dân địa phương, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng Nhật cứu nước ở khu căn cứ cách mạng cũng như nhiều nơi khác. Trong khu căn cứ, khí thế cách mạng sục sôi, quần chúng hăng hái góp tiền của ủng hộ cách mạng, hàng trăm thanh niên xin gia nhập đội du kích. Chỉ trong thời gian ngắn quân số đội du kích Âu Cơ đã lên đến 230 người. Tất cả các tổng lập được hệ thống báo động dây chuyền. Tinh thần cảnh giác, ý thức bảo mật của cán bộ, nhân dân rất cao. Ta bắt được 2 tên do thám của Nhật từ Phù Yên (Sơn La) luồn sang hoạt động; phát hiện và cảnh cáo kịp thời một số tên lưu manh giả làm cán bộ Việt Minh đi cướp của nhà dân. Ở thị xã, chi bộ Đảng tổ chức giải thoát thành công cho 3 đồng chí đang bị giam ở nhà lao, trong đó có các đồng chí Nguyễn Phúc và Trần Đức Sắc. Về phía kẻ thù, quân Nhật không dám hoạt động như trước nữa; chính quyền tay sai Nhật từ tỉnh đến cơ sở lung lay, rệu rã; hàng loạt lính bảo an bỏ hàng ngũ mang cả vũ khí về với nhân dân, một số được tiếp nhận vào các đơn vị du kích. Điều kiện để khởi nghĩa từng phần ở các châu, phủ và cơ sở đã chín muồi.
Đầu tháng 7 năm 1945, Ban cán sự đề ra các chủ trương:
1- Gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, củng cố vững chắc khu căn cứ cách mạng, từ đó mở rộng hoạt động ra các vùng khác.
2- Tổ chức lại du kích tập trung thành các đội, chỉ để lại một bộ phận nhỏ bảo vệ khu căn cứ, còn phần lớn tiến vào Văn Chấn hoạt động, tạo địa bàn đi Than Uyên, Văn Bàn, Phù Yên. Trong hoạt động, các trung đội võ trang lấy tuyên truyền xung phong làm chủ yếu, vận động, hỗ trợ dân phá các kho thóc của giặc, thuyết phục chính quyền tay sai Nhật các cấp tự giải tán.
3- Nhanh chóng thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các xã trong khu căn cứ và vùng mới được giải phóng, tổ chức du kích, tự vệ ở những nơi đó.
Thực hiện chủ trương này, các lực lượng vũ trang được tổ chức thành 9 trung đội và được lệnh tiến vào Nghĩa Lộ theo ba mũi: mũi 1, qua làng Đồng Phú ra Đá Trắng; mũi 2, qua Vần, Dọc, Thiến, Kháo, sang Ca Vịnh; mũi 3, theo đường Vần, Dọc, Mỵ. Trên đường tiến quân, cả ba mũi không gặp sự kháng cự nào của địch. Lính bảo an ở các đồn Lương Tàm, Ca Vịnh đã tháo chạy bỏ lại hầu hết vũ khí, ta thu được 27 súng trường. Các đơn vị còn phá các kho thóc Thiến và Mỵ (500 tấn), Ca Vịnh (500 tấn), Sơn Bục (1.000 tấn), Gốc Báng (500 tấn) chia cho nhân dân. Cuộc hành quân biến thành cuộc võ trang tuyên truyền rầm rộ, đi đến đâu ta cũng tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến tay sai, nói rõ chính sách của Mặt trận Việt Minh và thành lập các đoàn thể cứu quốc đến đó.
Ngày 6/7/1945, từ vị trí tập trung quân ở Ba Khe, các đơn vị du kích tiến vào Nghĩa Lộ. Tri châu Đặng Phạm Lộc định chạy trốn nhưng cơ sở Việt Minh ở Nghĩa Lộ đã thuyết phục y đầu hàng cách mạng. Khi quân ta vào đến Ngòi Thia đã thấy Đặng Phạm Lộc và Quản Nhượng (quan bảo an binh) mang cờ trắng ra hàng. Nhân dân Nghĩa Lộ treo cờ đỏ sao vàng, hồ hởi đón chào đoàn quân cách mạng. Ta thu toàn bộ sổ sách, giấy tờ của chính quyền cũ cùng 60 khẩu súng, 14 hòm đạn và kho thóc 1.000 tấn. Ngày 8/7/1945 ta tổ chức mít tinh quần chúng, tuyên bố xóa bỏ bộ máy thống trị của địch; phổ biến 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Văn Chấn. Đây là huyện đầu tiên của Yên Bái và cũng là huyện đầu tiên của vùng Tây Bắc được giải phóng và thành lập được chính quyền cách mạng. Ngay sau đó, đồng chí Ngô Minh Loan đã thành lập đoàn cán bộ xuống xây dựng chính quyền, du kích và đoàn thể cứu quốc các xã.
Cuối tháng 7 năm 1945, nhận thấy chính quyền tay sai Nhật ở các nơi có dấu hiệu tan rã, ta điều các đơn vị đi giải phóng châu Phù Yên - Sơn La (23/7), châu Văn Bàn (5/8), châu Than Uyên (7/8).
Giữa tháng 7 năm 1945, quân Nhật tiến vào đóng ở Mỵ. Ta để lại bộ phận nhỏ quân ở Nghĩa Lộ, còn đại bộ phận nhanh chóng cơ động ra Cửa Nhì, theo đường tắt đến Mỵ, chiếm các đồi cao và bắn uy hiếp địch. Thấy súng nổ bốn bề, quân Nhật hoảng sợ, vội vã rút quân về thị xã Yên Bái.
Cùng với việc xây dựng, phát triển phong trào ở khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương và ở vùng phía tây của tỉnh, đầu năm 1945, cán bộ Đảng từ Bạch Sa (Hàm Yên - Tuyên Quang) qua đường Ngòi Nóc đến Cổ Văn (châu Lục Yên) hoạt động, xây dựng cơ sở. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động đã giác ngộ được khá đông quần chúng, lập đội tự vệ gồm 24 người (ở khu rừng Sim, thôn Từ Hiếu, Mường Lai). Ngày 14/6/1945, đội tự vệ tổ chức họp với nhân dân bàn việc phát triển lực lượng và tìm kiếm vũ khí. Ngay sau đó đồng bào đã ủng hộ đội 17 khẩu súng, một số gạo, thực phẩm. Tháng 6 năm 1945, đội phá được hai kho thóc Vĩnh Lạc và làng Sâng đem chia cho dân. Quân số của đội phát triển lên 50 người. Đầu tháng 7 năm 1945 đội liên lạc được với đơn vị giải phóng quân đang hoạt động ở phủ Yên Bình, bàn kế hoạch đánh đồn Lục Yên. Ngày 8/7/1945, quân ta tiến vào châu lỵ Lục Yên, tên tri châu bỏ chạy, bọn bảo an xin hàng, ta thu 72 súng và rất nhiều đạn. Ngày 10/7/1945, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Lục Yên được thành lập. Chính quyền châu đã nhanh chóng lập ủy ban nhân dân lâm thời, đoàn thể cứu quốc và tự vệ các xã, lấy thóc thu được của địch chia cho nhân dân nghèo đói.
Ở Yên Bình, đầu năm 1945, một số cán bộ Đảng từ Hàm Yên và Yên Sơn (Tuyên Quang) sang hoạt động, xây dựng được một số cơ sở. Tháng 5/1945, 2 đơn vị giải phóng quân do các đồng chí Hoàng Văn Xuân (đội Xuân), Trần Thế Môn (đội Môn) chỉ huy, sang vũ trang tuyên truyền, lựa chọn một số thanh niên hăng hái bổ sung cho quân giải phóng, lập được đoàn thể cứu quốc và tự vệ ở tổng Cảm Nhân (Cảm Nhân, Xuân Lai, Mỹ Gia, Tích Cốc), sau đó mở rộng ra khắp các xã hai bên bờ sông Chảy. Ngày 27/6/1945, quân giải phóng phối hợp với tự vệ các xã phá kho thóc chợ Ngọc, bức hàng đơn vị lính bảo an đóng ở đồn Gạo (thôn An Vinh). Tên bang tá Nguyễn Văn Khang, tay sai đắc lực của Nhật, có nhiều nợ máu với dân bị bắt và bị trừng trị.
Đến đầu tháng 7 năm 1945, hầu hết các xã ở phủ Yên Bình đều tổ chức được chính quyền cách mạng. Tri phủ Nguyễn Văn Hậu và một số kẻ thân tín bỏ chạy, lính ở phủ viết giấy xin hàng Việt Minh. Ngày 14/7/1945, ta tiếp nhận sự đầu hàng của giặc, thu 50 khẩu súng.
Để phòng Nhật quay trở lại chiếm đóng, đàn áp, ta chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu đồng thời vận động nhân dân các xã dọc đường Nhật có thể tiến quân thực hiện vườn không nhà trống, ngả cây to bên đường làm vật chướng ngại cản địch. Đúng như dự đoán của ta, cuối tháng 7/1945, Nhật cho quân chiếm lại phủ lỵ Yên Bình, lập lại chính quyền tay sai mới, nhưng bọn này hoàn toàn bị cô lập, khi quân Nhật rút đi thì chúng suy sụp tinh thần. Ngày 9/8/1945 quân cách mạng bao vây phủ lỵ, buộc tri phủ Nguyễn Đình Sâm phải đầu hàng. Ta thu 1 súng trung liên, 18 súng trường, 1 súng ngắn, 1 tấn gạo và 9 con bò. Sau đó, tự vệ các xã Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Mỹ Gia, Phúc Ninh còn sang hỗ trợ tự vệ Hàm Yên (Tuyên Quang) bao vây đồn Bắc Mục, bọn Nhật hoảng sợ tháo chạy, tiểu đội lính bảo an phải xin hàng.
Như vậy chỉ trong vòng hơn một tháng (tháng 6-7/1945), quân dân tỉnh Yên Bái đã lật đổ toàn bộ chính quyền tay sai phát xít Nhật ở các châu, phủ, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Quân Nhật và bọn tay sai chỉ còn giữ được thị xã tỉnh lỵ, tinh thần sa sút, dao động nghiêm trọng.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)