Chuyển từ sản xuất dựa vào kinh nghiệm, manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất an toàn, chuyên canh hàng hóa đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Văn Phú, thành phố Yên Bái. Tuy chưa giàu có, nhưng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị đã tạo việc làm, thu nhập ổn định ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm cơ sở sản xuất rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thủy canh theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thanh Chi)
Văn Phú là xã vùng ven của thành phố Yên Bái và được biết đến là nơi cung cấp một lượng lớn các mặt hàng nông sản cho người dân thành phố từ nhiều năm nay. Không phải là xã có nhiều đất đai, nhưng người dân nơi đây cần mẫn, chịu khó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đi vào sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường. Sản xuất rau xanh cung cấp cho người dân thành phố đã được người dân Văn Phú làm cả chục năm nay, nhưng sản xuất rau an toàn theo nhóm hộ, hợp tác xã theo chuỗi giá trị thì mới đi vào sản xuất hơn năm nay.
Như để minh chứng, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phú Nguyễn Văn Thành dẫn chúng tôi xuống vùng rau thôn 1. Toàn xã có hàng chục héc-ta rau, nhưng thôn 1 là vùng rau tập trung nhất, bà con sản xuất chuyên canh nhất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiệu quả nhất. Trước đây, nhân dân thôn 1 sản xuất rau chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, nhưng từ vụ đông 2016 - 2017 được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và sự hỗ trợ của thành phố, xã đã có 29 hộ liên kết thành tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn 1 với diện tích 2,3 ha.
Nhằm khuyến khích, cổ vũ các hộ sản xuất rau an toàn, xã hỗ trợ 1,5 triệu đồng/sào làm nhà vòm che thấp và 5 triệu tiền giống, phân bón cho mỗi hec-ta. Song song với đó, nằm trong chương trình XDNTM xã đầu tư xây dựng nhà chế biến, bảo quản rau ngay giữa vùng rau, xây dựng kênh mương dẫn nước đến từng thửa ruộng.
Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân thường xuyên được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật, tổ hợp tác đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm rau sau thu hoạch. Nhờ vậy, vụ đầu tiên sản xuất đã giành thắng lợi lớn, với các loại rau xanh, su hào, bắp cải, cải cúc, rau mùi, rau cải bẹ... đã mang về cho người dân cả tỷ đồng. Bình quân mỗi sào rau sau khi trừ chi phí bà con bán thu lãi 6 triệu đồng.
Từ sản xuất rau an toàn, gia đình chị Nguyễn Thị Thành đã có việc làm và thu nhập ổn định.
Chị Nguyễn Thị Thành là một trong những thành viên thuộc tổ sản xuất rau an toàn đang làm cỏ cho thửa rau cải vừa bén rễ chuẩn bị bán vào dịp cuối năm phấn khởi nói: "Gia đình đã sản xuất rau cả chục năm nay, trước đây cứ tưởng sản xuất rau an toàn khó lắm, nhưng từ khi vào tổ sản xuất rau thấy mọi việc cũng bình thường. Cái chính là phải áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn, tích cực, cần mẫn hơn để chủ động phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và có thời gian cách ly hợp lý. Cái lợi khi vào tổ hợp tác là không lo về kỹ thuật cũng như phòng trừ sâu bệnh, cũng như chủng loại rau, đầu ra cho sản phẩm. Với 4 sào rau, trước đây bình quân mỗi năm gia đình bán sau trừ chi phí chỉ còn chưa đầy 15 triệu đồng. Nhưng từ khi vào tổ sản xuất rau an toàn chỉ một lứa gia đình đã thu được chục triệu đồng. Cái chính là không phải lo đầu ra cho sản phẩm, gia đình thu hái đến đâu người của tổ hợp tác đến thu mua và thanh toán ngay đến đó”.
Với 2,3 ha rau an toàn, chỉ tính riêng trong vụ đông 2017 này các hộ bán thu trên 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. Ấy là bà con mới chỉ sản xuất các loại rau xanh thông thường, chứ chưa sản xuất rau trái vụ, rau cao cấp. Cùng với sản xuất rau an toàn, Đoàn thanh niên xã còn phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh môi trường, mỗi gia đình xây dựng một hố rác. Trong năm 2017 đã lắp đặt, xây dựng 19 hố rác tại các cánh đồng, xứ đồng để nhân dân bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và các loại rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống.
Rõ ràng, sản xuất rau an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm đã và đang mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân Văn Phú. Vùng sản xuất rau an toàn theo tổ hợp tác đã và đang gợi hướng cho bà con nông dân các vùng quê trên bước đường XDNTM, xây dựng cuộc sống ấm no.
1380 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chuyển từ sản xuất dựa vào kinh nghiệm, manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất an toàn, chuyên canh hàng hóa đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Văn Phú, thành phố Yên Bái. Tuy chưa giàu có, nhưng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị đã tạo việc làm, thu nhập ổn định ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Văn Phú là xã vùng ven của thành phố Yên Bái và được biết đến là nơi cung cấp một lượng lớn các mặt hàng nông sản cho người dân thành phố từ nhiều năm nay. Không phải là xã có nhiều đất đai, nhưng người dân nơi đây cần mẫn, chịu khó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đi vào sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường. Sản xuất rau xanh cung cấp cho người dân thành phố đã được người dân Văn Phú làm cả chục năm nay, nhưng sản xuất rau an toàn theo nhóm hộ, hợp tác xã theo chuỗi giá trị thì mới đi vào sản xuất hơn năm nay.
Như để minh chứng, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phú Nguyễn Văn Thành dẫn chúng tôi xuống vùng rau thôn 1. Toàn xã có hàng chục héc-ta rau, nhưng thôn 1 là vùng rau tập trung nhất, bà con sản xuất chuyên canh nhất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiệu quả nhất. Trước đây, nhân dân thôn 1 sản xuất rau chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, nhưng từ vụ đông 2016 - 2017 được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và sự hỗ trợ của thành phố, xã đã có 29 hộ liên kết thành tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn 1 với diện tích 2,3 ha.
Nhằm khuyến khích, cổ vũ các hộ sản xuất rau an toàn, xã hỗ trợ 1,5 triệu đồng/sào làm nhà vòm che thấp và 5 triệu tiền giống, phân bón cho mỗi hec-ta. Song song với đó, nằm trong chương trình XDNTM xã đầu tư xây dựng nhà chế biến, bảo quản rau ngay giữa vùng rau, xây dựng kênh mương dẫn nước đến từng thửa ruộng.
Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân thường xuyên được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật, tổ hợp tác đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm rau sau thu hoạch. Nhờ vậy, vụ đầu tiên sản xuất đã giành thắng lợi lớn, với các loại rau xanh, su hào, bắp cải, cải cúc, rau mùi, rau cải bẹ... đã mang về cho người dân cả tỷ đồng. Bình quân mỗi sào rau sau khi trừ chi phí bà con bán thu lãi 6 triệu đồng.
Từ sản xuất rau an toàn, gia đình chị Nguyễn Thị Thành đã có việc làm và thu nhập ổn định.
Chị Nguyễn Thị Thành là một trong những thành viên thuộc tổ sản xuất rau an toàn đang làm cỏ cho thửa rau cải vừa bén rễ chuẩn bị bán vào dịp cuối năm phấn khởi nói: "Gia đình đã sản xuất rau cả chục năm nay, trước đây cứ tưởng sản xuất rau an toàn khó lắm, nhưng từ khi vào tổ sản xuất rau thấy mọi việc cũng bình thường. Cái chính là phải áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn, tích cực, cần mẫn hơn để chủ động phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và có thời gian cách ly hợp lý. Cái lợi khi vào tổ hợp tác là không lo về kỹ thuật cũng như phòng trừ sâu bệnh, cũng như chủng loại rau, đầu ra cho sản phẩm. Với 4 sào rau, trước đây bình quân mỗi năm gia đình bán sau trừ chi phí chỉ còn chưa đầy 15 triệu đồng. Nhưng từ khi vào tổ sản xuất rau an toàn chỉ một lứa gia đình đã thu được chục triệu đồng. Cái chính là không phải lo đầu ra cho sản phẩm, gia đình thu hái đến đâu người của tổ hợp tác đến thu mua và thanh toán ngay đến đó”.
Với 2,3 ha rau an toàn, chỉ tính riêng trong vụ đông 2017 này các hộ bán thu trên 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. Ấy là bà con mới chỉ sản xuất các loại rau xanh thông thường, chứ chưa sản xuất rau trái vụ, rau cao cấp. Cùng với sản xuất rau an toàn, Đoàn thanh niên xã còn phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh môi trường, mỗi gia đình xây dựng một hố rác. Trong năm 2017 đã lắp đặt, xây dựng 19 hố rác tại các cánh đồng, xứ đồng để nhân dân bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và các loại rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống.
Rõ ràng, sản xuất rau an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm đã và đang mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân Văn Phú. Vùng sản xuất rau an toàn theo tổ hợp tác đã và đang gợi hướng cho bà con nông dân các vùng quê trên bước đường XDNTM, xây dựng cuộc sống ấm no.