CTTĐT - Trong năm 2015, thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 88 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo an toàn giao thông, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông từng bước được nâng lên.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông tại km6, thành phố Yên Bái
Tuy nhiên, trong năm 2015, mặc dù
thành phố Yên Bái đã có nhiều cố gắng, song trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra
94 vụ tai nạn, va chạm giao thông đường bộ, làm chết 12 người, bị thương 94
người, hư hỏng 49 ô tổ, 89 mô tô, tổng thiệt hại 288 triệu (so với 2014 giảm 13
vụ, giảm 44 người bị thương, song số người chết tăng 07 người). Tai nạn giao
thông đường sắt xảy ra 01 vụ, chết 01 người.
Qua phân tích nguyên nhân các vụ tai
nạn giao thông đa số là do nhiều người chưa có văn hóa khi tham gia giao thông,
thậm chí coi thường kỷ cương, luật pháp về an toàn giao thông, điều khiển các
phương tiện giao thông sai phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ quy định,
vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia
khi điều khiển các phương tiện giao thông…
Trước tình hình trật tự ATGT vẫn còn
diễn biến phức tạp, với quyết tâm giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết,
số người bị thương, trong năm 2016, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân
và mùa lễ hội xuân 2016, thành phố Yên Bái quyết tâm thực hiện nghiêm túc Chỉ
thị số 18 ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/NQ-CP
ngày 24/8/2011, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ và các Chương
trình hành động của tỉnh, của thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành,
chức năng và chính quyền các cấp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc
thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông bằng nhiều hình thức phù hợp, đa dạng. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị,
UBND các xã, phường của thành phố có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động và thành viên trong tổ chức gương mẫu chấp hành
pháp luật về an toàn giao thông. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên gương mẫu và vận
động người thân trong gia đình cùng nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật
khi tham gia giao thông.
Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Ưu tiện bố trí ngân
sách hợp lý để đầu tư nâng cao điều kiện an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông; tăng cường khắc phục điểm đen, các điểm phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ
tai nạn giao thông; điều chỉnh lắp đặt biển báo hiệu theo đúng quy định, tạo
thuận lợi cho phương tiện và người tham gia giao thông. Xử lý dứt điểm tình
trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán dịch vụ, làm mặt
bằng sản xuất, nơi để xe, rửa xe ô tô, trông giữ xe; lắp đặt, treo pa nô, áp
phích, biển hiệu, biển quảng cáo làm che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao
thông làm mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Ông Nguyễn Yên Hiền - Phó Chủ tịch
UBND thành phố Yên Bái cho biết: “Thành phố sẽ tăng cường các biện pháp kiểm
tra, kiểm soát, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông
trong đó tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, các địa phương trong xử lý
vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt cũng như xử lý nghiêm
người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, sử dụng ma túy, rượu,
bia hoặc các chất kích thích khác; chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt
ẩu và các hành vi vi phạm quy tắc giao thông gây nguy hiểm cho người tham gia
giao thông”. /.
1260 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2015, thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 88 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo an toàn giao thông, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, trong năm 2015, mặc dù
thành phố Yên Bái đã có nhiều cố gắng, song trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra
94 vụ tai nạn, va chạm giao thông đường bộ, làm chết 12 người, bị thương 94
người, hư hỏng 49 ô tổ, 89 mô tô, tổng thiệt hại 288 triệu (so với 2014 giảm 13
vụ, giảm 44 người bị thương, song số người chết tăng 07 người). Tai nạn giao
thông đường sắt xảy ra 01 vụ, chết 01 người.
Qua phân tích nguyên nhân các vụ tai
nạn giao thông đa số là do nhiều người chưa có văn hóa khi tham gia giao thông,
thậm chí coi thường kỷ cương, luật pháp về an toàn giao thông, điều khiển các
phương tiện giao thông sai phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ quy định,
vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia
khi điều khiển các phương tiện giao thông…
Trước tình hình trật tự ATGT vẫn còn
diễn biến phức tạp, với quyết tâm giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết,
số người bị thương, trong năm 2016, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân
và mùa lễ hội xuân 2016, thành phố Yên Bái quyết tâm thực hiện nghiêm túc Chỉ
thị số 18 ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/NQ-CP
ngày 24/8/2011, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ và các Chương
trình hành động của tỉnh, của thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành,
chức năng và chính quyền các cấp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc
thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông bằng nhiều hình thức phù hợp, đa dạng. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị,
UBND các xã, phường của thành phố có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động và thành viên trong tổ chức gương mẫu chấp hành
pháp luật về an toàn giao thông. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên gương mẫu và vận
động người thân trong gia đình cùng nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật
khi tham gia giao thông.
Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Ưu tiện bố trí ngân
sách hợp lý để đầu tư nâng cao điều kiện an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông; tăng cường khắc phục điểm đen, các điểm phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ
tai nạn giao thông; điều chỉnh lắp đặt biển báo hiệu theo đúng quy định, tạo
thuận lợi cho phương tiện và người tham gia giao thông. Xử lý dứt điểm tình
trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán dịch vụ, làm mặt
bằng sản xuất, nơi để xe, rửa xe ô tô, trông giữ xe; lắp đặt, treo pa nô, áp
phích, biển hiệu, biển quảng cáo làm che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao
thông làm mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Ông Nguyễn Yên Hiền - Phó Chủ tịch
UBND thành phố Yên Bái cho biết: “Thành phố sẽ tăng cường các biện pháp kiểm
tra, kiểm soát, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông
trong đó tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, các địa phương trong xử lý
vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt cũng như xử lý nghiêm
người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, sử dụng ma túy, rượu,
bia hoặc các chất kích thích khác; chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt
ẩu và các hành vi vi phạm quy tắc giao thông gây nguy hiểm cho người tham gia
giao thông”. /.