Tích cực thi đua lao động sản xuất và tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước như: phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các mô hình "dân vận khéo”..., bằng những việc làm cụ thể, các cấp hội và toàn thể hội viên nông dân Văn Yên đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Mô hình chăn nuôi bò với quy mô trên 30 con của gia đình ông Phạm Xuân Tính, thôn Phố Nhoi, xã Yên Hưng.
Vừa chăm sóc những cây su hào của gia đình, vừa trò chuyện, bà Trần Thị Thanh ở thôn Gốc Nhội, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên vui vẻ, phấn khởi khi đời sống vật chất, tinh thần của gia đình bà và nhiều hộ khác trong thôn giờ đã khá lên nhiều so với những năm trước. Làm nông nghiệp chỉ trông vào chăn nuôi, cày cấy, vì vậy, ngoài kiến thức kinh nghiệm, nông dân bây giờ rất cần kiến thức khoa học, biết giống ngô, lúa cho năng suất, chất lượng cao, cần được hỗ trợ về vốn, phân bón... Điều này đã được các cấp Hội Nông dân huyện Văn Yên đặc biệt quan tâm.
Bà Nguyễn Thị Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên cho biết: "Để nâng cao kiến thức mọi mặt cho hội viên, những năm qua, nhất là trong năm 2017 này, ngoài tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, Hội Nông dân huyện Văn Yên còn tập trung vận động nông dân thực hiện các đề án, dự án phát triển nông nghiệp, tuyên truyền hội viên, nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, vệ sinh, phòng bệnh trên đàn vật nuôi, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi không để ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình và cộng đồng. Đặc biệt là tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, thiết bị, vật tư nông nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT)... để họ có điều kiện tốt nhất trong lao động sản xuất xóa đói, giảm nghèo”.
Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, Hội Nông dân huyện đã phối hợp tốt với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Nhà máy phân đạm Hà Bắc... tổ chức 169 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho 7.808/4.000 lượt hội viên tham gia với các nội dung: vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; kiến thức về thị trường, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật làm bầu ngô, sử dụng chế phẩm sinh học EMINA cho cây trồng, và xử lý môi trường chăn nuôi, thủy sản; cấp phát trên 2.000 bộ tài liệu các loại cho hội viên nông dân. Sau chuyển giao, đã xây dựng các mô hình tại chi hội như mô hình ủ thức ăn cho trâu, bò, mô hình vườn rau gia đình...
Đến nay, Văn Yên có trên 80% hộ gia đình hội viên có vườn rau gia đình đảm bảo cung cấp rau cho bữa ăn hàng ngày; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện mở 19 lớp dạy nghề chăn nuôi - thú y; nuôi cá nước ngọt; nuôi lợn nái sinh sản; trồng rau an toàn; quản lý kinh tế trang trại; nghề trồng lúa, cây ăn quả cho 590 hội viên tham gia...
Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, từ các nguồn quỹ hội, Hội Nông dân Văn Yên còn đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ vốn cho hội viên từ hoạt động vay vốn ủy thác với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Đến nay, toàn huyện có 26/27 xã, quản lý 113 tổ tiết kiệm và vay vốn với 4.665 thành viên tham gia chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, dư nợ 144,388 tỷ đồng.
Để nông dân sử dụng vốn hiệu quả, Hội thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ hội về nghiệp vụ công tác ngân hàng và kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích. Qua đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
Hội Nông dân các xã còn tổ chức cung ứng 420 tấn phân bón NPK Lào Cai trả chậm cho nông dân, phối hợp tư vấn dịch vụ cây, con giống, thuốc thú y, tiêu biểu là Hội Nông dân các xã: Yên Hợp, Xuân Ái, An Thịnh; phối hợp với Trạm Khuyến nông hỗ trợ 700 lít và cung ứng 3.000 lít chế phẩm sinh học EMINA cho hội viên, nông dân để ủ phân hữu cơ, xử lý đất, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi; xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm cho cây ngô đông xã An Thịnh, mô hình trồng khoai tây xã Yên Hợp, Xuân Ái...
Qua đó, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" được hội viên tích cực hưởng ứng. Đã có nhiều gương nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Đến nay, Văn Yên có trên 80% hộ gia đình hội viên có vườn rau gia đình đảm bảo cung cấp rau cho bữa ăn hàng ngày.
Điển hình như hội viên Tô Văn Tú xã Xuân Ái, Đặng Nho Quyên xã Mỏ Vàng, Đỗ Văn Cầu xã Yên Phú... tạo việc làm thường xuyên cho 6-10 hội viên có thu nhập ổn định 4-5 triệu đồng/tháng, Tạ Văn Vinh xã Đông An thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, hội viên Tống Văn Phương sản xuất, chế biến chè thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Năm 2017, Văn Yên có 13.000 hộ đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Qua đánh giá các tiêu chí, có 6.884/6.800 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Sự nỗ lực của cán bộ, hội viên nông dân trong toàn huyện đã phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, công tác hội và phong trào nông dân đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phát triển.
1431 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tích cực thi đua lao động sản xuất và tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước như: phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các mô hình "dân vận khéo”..., bằng những việc làm cụ thể, các cấp hội và toàn thể hội viên nông dân Văn Yên đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.Vừa chăm sóc những cây su hào của gia đình, vừa trò chuyện, bà Trần Thị Thanh ở thôn Gốc Nhội, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên vui vẻ, phấn khởi khi đời sống vật chất, tinh thần của gia đình bà và nhiều hộ khác trong thôn giờ đã khá lên nhiều so với những năm trước. Làm nông nghiệp chỉ trông vào chăn nuôi, cày cấy, vì vậy, ngoài kiến thức kinh nghiệm, nông dân bây giờ rất cần kiến thức khoa học, biết giống ngô, lúa cho năng suất, chất lượng cao, cần được hỗ trợ về vốn, phân bón... Điều này đã được các cấp Hội Nông dân huyện Văn Yên đặc biệt quan tâm.
Bà Nguyễn Thị Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên cho biết: "Để nâng cao kiến thức mọi mặt cho hội viên, những năm qua, nhất là trong năm 2017 này, ngoài tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, Hội Nông dân huyện Văn Yên còn tập trung vận động nông dân thực hiện các đề án, dự án phát triển nông nghiệp, tuyên truyền hội viên, nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, vệ sinh, phòng bệnh trên đàn vật nuôi, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi không để ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình và cộng đồng. Đặc biệt là tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, thiết bị, vật tư nông nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT)... để họ có điều kiện tốt nhất trong lao động sản xuất xóa đói, giảm nghèo”.
Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, Hội Nông dân huyện đã phối hợp tốt với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Nhà máy phân đạm Hà Bắc... tổ chức 169 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho 7.808/4.000 lượt hội viên tham gia với các nội dung: vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; kiến thức về thị trường, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật làm bầu ngô, sử dụng chế phẩm sinh học EMINA cho cây trồng, và xử lý môi trường chăn nuôi, thủy sản; cấp phát trên 2.000 bộ tài liệu các loại cho hội viên nông dân. Sau chuyển giao, đã xây dựng các mô hình tại chi hội như mô hình ủ thức ăn cho trâu, bò, mô hình vườn rau gia đình...
Đến nay, Văn Yên có trên 80% hộ gia đình hội viên có vườn rau gia đình đảm bảo cung cấp rau cho bữa ăn hàng ngày; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện mở 19 lớp dạy nghề chăn nuôi - thú y; nuôi cá nước ngọt; nuôi lợn nái sinh sản; trồng rau an toàn; quản lý kinh tế trang trại; nghề trồng lúa, cây ăn quả cho 590 hội viên tham gia...
Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, từ các nguồn quỹ hội, Hội Nông dân Văn Yên còn đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ vốn cho hội viên từ hoạt động vay vốn ủy thác với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Đến nay, toàn huyện có 26/27 xã, quản lý 113 tổ tiết kiệm và vay vốn với 4.665 thành viên tham gia chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, dư nợ 144,388 tỷ đồng.
Để nông dân sử dụng vốn hiệu quả, Hội thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ hội về nghiệp vụ công tác ngân hàng và kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích. Qua đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
Hội Nông dân các xã còn tổ chức cung ứng 420 tấn phân bón NPK Lào Cai trả chậm cho nông dân, phối hợp tư vấn dịch vụ cây, con giống, thuốc thú y, tiêu biểu là Hội Nông dân các xã: Yên Hợp, Xuân Ái, An Thịnh; phối hợp với Trạm Khuyến nông hỗ trợ 700 lít và cung ứng 3.000 lít chế phẩm sinh học EMINA cho hội viên, nông dân để ủ phân hữu cơ, xử lý đất, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi; xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm cho cây ngô đông xã An Thịnh, mô hình trồng khoai tây xã Yên Hợp, Xuân Ái...
Qua đó, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" được hội viên tích cực hưởng ứng. Đã có nhiều gương nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Đến nay, Văn Yên có trên 80% hộ gia đình hội viên có vườn rau gia đình đảm bảo cung cấp rau cho bữa ăn hàng ngày.
Điển hình như hội viên Tô Văn Tú xã Xuân Ái, Đặng Nho Quyên xã Mỏ Vàng, Đỗ Văn Cầu xã Yên Phú... tạo việc làm thường xuyên cho 6-10 hội viên có thu nhập ổn định 4-5 triệu đồng/tháng, Tạ Văn Vinh xã Đông An thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, hội viên Tống Văn Phương sản xuất, chế biến chè thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Năm 2017, Văn Yên có 13.000 hộ đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Qua đánh giá các tiêu chí, có 6.884/6.800 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Sự nỗ lực của cán bộ, hội viên nông dân trong toàn huyện đã phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, công tác hội và phong trào nông dân đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phát triển.