Bộ NN&PTNT vừa ban hành Chỉ thị 9644/CT-BNN-TCLN về phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019. Thời điểm tổ chức Tết trồng cây đối với các tỉnh phía Bắc tiến hành vào đầu Xuân năm mới Kỷ Hợi, đối với các tỉnh phía Nam tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19/5).
Các địa phương cần tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt - Ảnh: VGP/ Đỗ Hương
Thực hiện lời dạy Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, phong trào trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng trong những năm qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước và đã đạt được những kết quả có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy vai trò phòng hộ của rừng, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2018, mặc dù thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống người dân, nhưng các địa phương trong cả nước đã trồng được trên 214.000ha rừng trồng tập trung và trên 50 triệu cây phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến với sản lượng trên 20 triệu m3 gỗ/năm; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 41,65%; công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; thu dịch vụ môi trường rừng ước đạt 2.730 tỷ đồng (kết quả cao nhất từ trước tới nay), là nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành, góp phần bảo vệ gần 6 triệu ha rừng; giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt khoảng 9,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017.
Tuy vậy, ngành Lâm nghiệp vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức; kết quả trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng khác, trồng rừng ven biển chưa đạt so với kế hoạch đề ra; đời sống, thu nhập của người dân làm nghề rừng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng phá rừng, cháy rừng còn xảy ra phức tạp ở một số địa phương.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn hạn chế đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức tốt Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Kỷ Hợi năm 2019 đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt một số nội dung sau:
Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, bảo đảm các quy định pháp luật về lâm nghiệp được áp dụng đồng bộ, thống nhất, phát huy hiệu quả trên thực tiễn.
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2019 theo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 và Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đối khí hậu.
Trong đó, việc tổ chức “Tết trồng cây" phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
Thời điểm tổ chức Tết trồng cây đối với các tỉnh phía Bắc tiến hành vào đầu Xuân năm mới Kỷ Hợi, đối với các tỉnh phía Nam tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19 tháng 5), phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương ở từng thời điểm, địa điểm cụ thể.
Tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt và tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom; tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi để trồng, đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt.
Sau khi thực hiện Tết trồng cây, các đia phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện về Bộ NN&PTNT để theo dõi và phối hợp chỉ đạo.
Đặc biệt, tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị số 13CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 7l/NQ CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chi thị số 13 CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng.
1076 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Chỉ thị 9644/CT-BNN-TCLN về phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019. Thời điểm tổ chức Tết trồng cây đối với các tỉnh phía Bắc tiến hành vào đầu Xuân năm mới Kỷ Hợi, đối với các tỉnh phía Nam tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19/5).Thực hiện lời dạy Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, phong trào trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng trong những năm qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước và đã đạt được những kết quả có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy vai trò phòng hộ của rừng, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2018, mặc dù thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống người dân, nhưng các địa phương trong cả nước đã trồng được trên 214.000ha rừng trồng tập trung và trên 50 triệu cây phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến với sản lượng trên 20 triệu m3 gỗ/năm; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 41,65%; công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; thu dịch vụ môi trường rừng ước đạt 2.730 tỷ đồng (kết quả cao nhất từ trước tới nay), là nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành, góp phần bảo vệ gần 6 triệu ha rừng; giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt khoảng 9,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017.
Tuy vậy, ngành Lâm nghiệp vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức; kết quả trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng khác, trồng rừng ven biển chưa đạt so với kế hoạch đề ra; đời sống, thu nhập của người dân làm nghề rừng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng phá rừng, cháy rừng còn xảy ra phức tạp ở một số địa phương.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn hạn chế đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức tốt Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Kỷ Hợi năm 2019 đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt một số nội dung sau:
Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, bảo đảm các quy định pháp luật về lâm nghiệp được áp dụng đồng bộ, thống nhất, phát huy hiệu quả trên thực tiễn.
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2019 theo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 và Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đối khí hậu.
Trong đó, việc tổ chức “Tết trồng cây" phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
Thời điểm tổ chức Tết trồng cây đối với các tỉnh phía Bắc tiến hành vào đầu Xuân năm mới Kỷ Hợi, đối với các tỉnh phía Nam tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19 tháng 5), phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương ở từng thời điểm, địa điểm cụ thể.
Tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt và tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom; tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi để trồng, đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt.
Sau khi thực hiện Tết trồng cây, các đia phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện về Bộ NN&PTNT để theo dõi và phối hợp chỉ đạo.
Đặc biệt, tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị số 13CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 7l/NQ CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chi thị số 13 CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng.