Ngày 23/9/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1554/QĐ-UBND công nhận đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đình Bằng Là hay còn có tên gọi là Đình Cả, Đình Tổng được xây dựng cách đây gần 3 thế kỷ
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Cả, Đình Tổng.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 23/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm Di tích
Di tích đình Bằng Là thuộc xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Đình Bằng Là hay còn có tên gọi là Đình Cả, Đình Tổng được ra đời cách đây gần 3 thế kỷ, nơi đây thờ Thành Hoàng Làng tức Cao Sơn Đại vương đệ tam và ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công khai chiêu mộ dân chúng, khai phá rừng thiêng, tạo lập bản mường.
Về sau vùng đất này được xác định nằm trong 6 mường: Đại Lịch, Đồng Lách, Thượng Bằng La, Hạ Bằng La, Đà Giẽ và Hắc Tú Sơn, riêng Đại Lịch có 7 bản. Sau khi cụ Phạm Đình Yên qua đời, nhân dân trong vùng Bằng là Đại Lịch đã tôn thờ ông với tư cách là người khai khẩn đất Bằng Là, chiêu lập dân bản, tìm kế sinh nhai cho đồng bào. Đến năm Canh Thìn đời vua Cảnh Hưng thứ 21 (năm 1760) Đình Bằng Là được trùng tu và mở rộng để thờ phụng thêm các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng quê hương bản làng, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
Trong những năm 1930 - 1945, đình Bằng Là vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân Mường Mẻng, vừa là nơi đón tiếp, điểm dừng chân của nhiều nhà hoạt động cách mạng để tuyên truyền giác ngộ cách mạng, xây dựng vùng đệm cho chiến khu Vần chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Tám tại Yên Bái. Tại đây đã diễn ra 3 cuộc họp bí mật triển khai lệnh toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập chi bộ đảng lãnh đạo đội du kích và lực lượng vũ trang, chống thực dân Pháp giành những chiến công hiển hách tại Đèo Din, Lũng Bũm.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình Bằng Là thờ Thành Hoàng Làng - tức Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam và ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công chiêu mộ dân chúng, khai phá rừng thiêng, tạo lập bản mường.
Với ý nghĩa lịch sử to lớn đó, đình Bằng Là xã Đại Lịch đã vinh dự được UBND tỉnh Yên Bái công nhân Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm tự hào của nhân dân xã Đại Lịch nói riêng và huyện Văn Chấn nói chung, trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông cho thế hệ trẻ hôm nay.
5011 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 23/9/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1554/QĐ-UBND công nhận đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Cả, Đình Tổng.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 23/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm Di tích
Di tích đình Bằng Là thuộc xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Đình Bằng Là hay còn có tên gọi là Đình Cả, Đình Tổng được ra đời cách đây gần 3 thế kỷ, nơi đây thờ Thành Hoàng Làng tức Cao Sơn Đại vương đệ tam và ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công khai chiêu mộ dân chúng, khai phá rừng thiêng, tạo lập bản mường.
Về sau vùng đất này được xác định nằm trong 6 mường: Đại Lịch, Đồng Lách, Thượng Bằng La, Hạ Bằng La, Đà Giẽ và Hắc Tú Sơn, riêng Đại Lịch có 7 bản. Sau khi cụ Phạm Đình Yên qua đời, nhân dân trong vùng Bằng là Đại Lịch đã tôn thờ ông với tư cách là người khai khẩn đất Bằng Là, chiêu lập dân bản, tìm kế sinh nhai cho đồng bào. Đến năm Canh Thìn đời vua Cảnh Hưng thứ 21 (năm 1760) Đình Bằng Là được trùng tu và mở rộng để thờ phụng thêm các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng quê hương bản làng, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
Trong những năm 1930 - 1945, đình Bằng Là vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân Mường Mẻng, vừa là nơi đón tiếp, điểm dừng chân của nhiều nhà hoạt động cách mạng để tuyên truyền giác ngộ cách mạng, xây dựng vùng đệm cho chiến khu Vần chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Tám tại Yên Bái. Tại đây đã diễn ra 3 cuộc họp bí mật triển khai lệnh toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập chi bộ đảng lãnh đạo đội du kích và lực lượng vũ trang, chống thực dân Pháp giành những chiến công hiển hách tại Đèo Din, Lũng Bũm.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình Bằng Là thờ Thành Hoàng Làng - tức Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam và ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công chiêu mộ dân chúng, khai phá rừng thiêng, tạo lập bản mường.
Với ý nghĩa lịch sử to lớn đó, đình Bằng Là xã Đại Lịch đã vinh dự được UBND tỉnh Yên Bái công nhân Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm tự hào của nhân dân xã Đại Lịch nói riêng và huyện Văn Chấn nói chung, trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông cho thế hệ trẻ hôm nay.
Các bài khác
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Chùa Hang São, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Đền Việt Thành, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Di tích Đồi dân quân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
Xem thêm »