Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa đông ở Trạm Tấu đều có gia súc bị chết rét. Điển hình như vụ rét đầu năm 2016, băng giá và tuyết trút xuống các bản làng khiến hàng trăm con gia súc bị chết. Mùa đông năm nay, phương án phòng chống rét cho đàn vật nuôi được huyện triển khai từ rất sớm.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho gia súc.
Cũng theo thống kê, trong 2 đợt rét kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2016, nông dân Trạm Tấu bị thiệt hại 440 con gia súc, trong đó có 83 con trâu, 73 con nghé, 109 con bò, còn lại là dê, ngựa, lợn. Bởi vậy, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của huyện trong chỉ đạo sản xuất.
Từ năm 2015, huyện Trạm Tấu đã trích ngân sách hơn 1,33 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình khó khăn làm chuồng cho trâu bò với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/chuồng. Ngoài ra, Trạm Tấu còn hỗ trợ người dân làm 500 cây rơm, mỗi cây 300.000 đồng, bà con tự làm 1.200 cây rơm và từ năm 2016, nông dân Trạm Tấu đã tự bỏ tiền làm 1.700 cây rơm, nhà chứa rơm.
Riêng năm 2017, nông dân Trạm Tấu làm được 2.020 cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc. Toàn huyện Trạm Tấu hiện có trên 3.700 hộ có chuồng trại theo tiêu chí 3 cứng (cứng cột, cứng nền, cứng mái) bằng 83% số hộ. Bên cạnh đó, huyện còn tích cực hỗ trợ và vận động người dân tích cực trồng cỏ. Đến nay, hầu như xã nào cũng trồng cỏ VA06 và toàn huyện hiện có khoảng gần 400 ha cỏ.
Mùa đông năm nay, phương án phòng chống rét cho đàn vật nuôi được huyện triển khai từ rất sớm. Để chủ động phòng tránh đói rét cho đàn gia súc, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; chỉ đạo các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản phải xuống từng nhà, hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn, không chăn thả gia súc khi thời tiết lạnh giá, sương muối.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trạm Tấu - Nguyễn Thành Hưng cho biết: "Hiện, huyện Trạm Tấu có trên 7.795 con trâu và 4.695 con bò. Để tăng cường các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, ngay từ đầu mùa đông Phòng đã cử cán bộ trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn người dân cách chống rét cho trâu bò, tăng cường che chắn chuồng trại, cho trâu bò uống nước muối ấm, cho ăn cám, đốt sưởi ấm cho trâu bò. Vận động người dân không chăn thả trâu bò vào ngày giá rét. Huyện phấn đấu 87% số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê có chuồng trại nuôi nhốt, 100% số hộ chăn nuôi gia súc có thức ăn dự trữ cho gia súc như: cỏ khô, rơm khô, thân lá ngô, cỏ tươi”.
Hiện nay, ý thức của người dân Trạm Tấu trong việc bảo vệ đàn gia súc khỏi chết rét đã được nâng lên đáng kể. Bởi vậy, hầu hết đại gia súc đã được người dân đưa về chuồng để nuôi nhốt, che chắn chuồng trại và chủ động nguồn thức ăn thô, tinh cũng như bổ sung muối vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Chị Giàng Thị Công - người dân ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: "Nhờ được cán bộ xã tuyên truyền, vận động nuôi nhốt và kỹ thuật chăm sóc trong mùa đông nên trước khi gió lạnh về, gia đình đã sửa sang, che chắn chuồng trại, dự trữ rơm, rạ và các nguồn thức ăn cho đàn trâu của mình”.
Mấy ngày nay, ở Trạm Tấu trời trở rét nhiệt độ đã giảm đáng kể, sương mù, mưa sương bao phủ khắp các bản làng. Điều đáng mừng là đến thời điểm này, địa phương chưa xuất hiện gia súc bị chết rét. Tuy nhiên, theo dự báo thời tiết trong vụ đông xuân này tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra tình trạng gia súc chết rét, các địa phương trong huyện vẫn được tuyên truyền thường xuyên về việc chủ động các biện pháp chăm sóc, phòng chống rét cho gia súc.
1366 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa đông ở Trạm Tấu đều có gia súc bị chết rét. Điển hình như vụ rét đầu năm 2016, băng giá và tuyết trút xuống các bản làng khiến hàng trăm con gia súc bị chết. Mùa đông năm nay, phương án phòng chống rét cho đàn vật nuôi được huyện triển khai từ rất sớm. Cũng theo thống kê, trong 2 đợt rét kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2016, nông dân Trạm Tấu bị thiệt hại 440 con gia súc, trong đó có 83 con trâu, 73 con nghé, 109 con bò, còn lại là dê, ngựa, lợn. Bởi vậy, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của huyện trong chỉ đạo sản xuất.
Từ năm 2015, huyện Trạm Tấu đã trích ngân sách hơn 1,33 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình khó khăn làm chuồng cho trâu bò với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/chuồng. Ngoài ra, Trạm Tấu còn hỗ trợ người dân làm 500 cây rơm, mỗi cây 300.000 đồng, bà con tự làm 1.200 cây rơm và từ năm 2016, nông dân Trạm Tấu đã tự bỏ tiền làm 1.700 cây rơm, nhà chứa rơm.
Riêng năm 2017, nông dân Trạm Tấu làm được 2.020 cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc. Toàn huyện Trạm Tấu hiện có trên 3.700 hộ có chuồng trại theo tiêu chí 3 cứng (cứng cột, cứng nền, cứng mái) bằng 83% số hộ. Bên cạnh đó, huyện còn tích cực hỗ trợ và vận động người dân tích cực trồng cỏ. Đến nay, hầu như xã nào cũng trồng cỏ VA06 và toàn huyện hiện có khoảng gần 400 ha cỏ.
Mùa đông năm nay, phương án phòng chống rét cho đàn vật nuôi được huyện triển khai từ rất sớm. Để chủ động phòng tránh đói rét cho đàn gia súc, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; chỉ đạo các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản phải xuống từng nhà, hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn, không chăn thả gia súc khi thời tiết lạnh giá, sương muối.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trạm Tấu - Nguyễn Thành Hưng cho biết: "Hiện, huyện Trạm Tấu có trên 7.795 con trâu và 4.695 con bò. Để tăng cường các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, ngay từ đầu mùa đông Phòng đã cử cán bộ trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn người dân cách chống rét cho trâu bò, tăng cường che chắn chuồng trại, cho trâu bò uống nước muối ấm, cho ăn cám, đốt sưởi ấm cho trâu bò. Vận động người dân không chăn thả trâu bò vào ngày giá rét. Huyện phấn đấu 87% số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê có chuồng trại nuôi nhốt, 100% số hộ chăn nuôi gia súc có thức ăn dự trữ cho gia súc như: cỏ khô, rơm khô, thân lá ngô, cỏ tươi”.
Hiện nay, ý thức của người dân Trạm Tấu trong việc bảo vệ đàn gia súc khỏi chết rét đã được nâng lên đáng kể. Bởi vậy, hầu hết đại gia súc đã được người dân đưa về chuồng để nuôi nhốt, che chắn chuồng trại và chủ động nguồn thức ăn thô, tinh cũng như bổ sung muối vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Chị Giàng Thị Công - người dân ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: "Nhờ được cán bộ xã tuyên truyền, vận động nuôi nhốt và kỹ thuật chăm sóc trong mùa đông nên trước khi gió lạnh về, gia đình đã sửa sang, che chắn chuồng trại, dự trữ rơm, rạ và các nguồn thức ăn cho đàn trâu của mình”.
Mấy ngày nay, ở Trạm Tấu trời trở rét nhiệt độ đã giảm đáng kể, sương mù, mưa sương bao phủ khắp các bản làng. Điều đáng mừng là đến thời điểm này, địa phương chưa xuất hiện gia súc bị chết rét. Tuy nhiên, theo dự báo thời tiết trong vụ đông xuân này tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra tình trạng gia súc chết rét, các địa phương trong huyện vẫn được tuyên truyền thường xuyên về việc chủ động các biện pháp chăm sóc, phòng chống rét cho gia súc.