Ngày 29/6/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 918/QĐ-UBND công nhận Thành Viềng Công thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Thành Viềng Công hiện giờ chỉ còn lại chỉ còn lại một số đoạn thành cũ, lũy tre và dấu tích của ba cửa thành
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Thành Viềng Công thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Thành Viềng Công thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Thành Viềng Công thuộc bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Di tích này cách UBND xã Hạnh Sơn 4km về hướng Đông, cách trung tâm huyện Văn Chấn khoảng 20km về hướng Đông, cách thành phố Yên Bái khoảng 100km hướng Đông Bắc.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo lịch sử và theo lời các người già kể lại, bản Viềng Công là trung tâm của Mường Cha. “Viềng” theo tiếng Thái nghĩa là Thành, “Công” là cung tên. Trong cuốn “Quăm tô mương” - chuyện kể bản mường - chuyện lịch sử nói về quá trình thiên di của người Thái vào Việt Nam và vào vùng Mường Lò có chép rằng: Tạo Xuông, Tạo Ngần xuống dựng Mường Lò Luông. Cùng theo có các dòng họ Lò, Lường, Quàng, Tòng, Lèo. Những họ này tôn họ Lò làm chủ. Xây dựng xong Mường Lò, Tạo Ngần về Mường Bỏ Té, còn Tạo Xuông ở lại lấy vợ sinh con là Tạo Lò. Tạo Lò lấy vợ sinh ra bảy người con trai là: Ta Đúc, Ta Đẩu, Lặp Li, Lò Li, Lạng Ngạng, Lạng Quang và Lạng Chượng. Tạo Lò chia đất cho các con đi làm chúa. Ta Đúc ăn Lò Luông; Ta Đẩu ăn Lò Cha; Lặp Li ăn Lò Gia; Lò Li ăn Mường Min; Lạng Ngạng ăn Mường Vân, Mường Vành; Lạng Quang ăn Xí xàm Bản Lọm.
Riêng Lạng Chượng là con út Tạo Lò không có mường để “ăn” nên đã triệu tập binh lính, dân chúng, kéo nhau đi tìm mường. Như vậy, khi người Thái xuất hiện ở Mường Lò, vùng lòng chảo đã chia thành ba vùng: Mường Lò Luông (tức Mường Lò lớn là vùng trung tâm); Mường Lò Gia gọi tắt là Mường Gia và Mường Lò Cha gọi tắt là Mường Cha.
Viềng Công là trung tâm của Mường Cha, tuy nhiên Thành Viềng Công được xây dựng vào thời gian nào, do ai xây dựng và dựng lên với lí do vì sao thì hiện nay không ai biết và chưa tìm thấy nguồn tài liệu nào ghi lại. Tuy nhiên, theo chuyện “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” (đã được ông Lò Văn Biến, nghệ nhân dân tộc Thái - thôn Căng Nà, thị xã Nghĩa Lộ dịch và đăng trên Văn hóa dân gian Yên Bái, số 5, 1999) thì Thành Viềng Công có liên quan đến sự kiện anh em họ Cầm đánh giặc Cờ Vàng (cuối thế kỷ XIX, khoảng năm 1873). Như vậy, Thành Viềng Công có thể có từ trước năm 1873, trước khi giặc Cờ Vàng tiến đánh vào Mường Lò.
Thành Viềng Công nằm trong bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn. Diện tích toàn thành ước tính khoảng 11ha, gồm hai khu độc lập, khu lớn (dân trong vùng vẫn gọi là Thành Viềng Công), khu nhỏ (có tên là Đồn Tre Nọi) cách khoảng 200m về phía Tây của khu lớn, ngăn cách nhau bởi các đám ruộng. Thành Viềng Công được xây dựng trên việc vừa lợi dụng những địa thế tự nhiên vừa có tác động của con người để tạo nên sự hiểm yếu của thành lũy. Qua các cuộc chiến tranh, sự tàn phá của thời gian những kiến trúc và hệ thống thành lũy đã bị cắt phá nhiều, hiện tại chỉ còn những đoạn thành ngắn cùng với rặng tre xanh. Tuy nhiên, những gì còn lại cũng cho chúng ta những nhận diện nhất định về thành cổ ngày xưa.
Thành toạ trên một khu đất cao, có thể nhìn bao quát toàn bộ Mường Lò và có phong thủy đẹp, lưng tựa núi, tả Thanh Long (dãy núi Pú Ký), hữu Bạch Hổ (núi Púng Luông), trước có dòng huyền thủy là Ngòi Thia, suối Nậm Cò Noòng bao bọc. Phía Tây, Tây Bắc có suối Hoong Lồm chạy nối với Ngòi Thia.
Khu lớn - nơi người dân vẫn thường gọi là Thành Viềng Công, theo lời kể của những người già trong vùng thì trước đây khu này được bao bọc bởi hệ thống hào, thành lũy kiên cố. Hào được tạo thành bởi các hồ nước bao quanh, chỉ có một con đường độc đạo dẫn từ Thành Viềng Công ra khu ngoài, thành lũy phía dưới được đắp kiên cố bằng đất và đá, trên trồng tre, các rặng tre bao phủ và đan xen dày đặc, tên bắn từ ngoài không thể xuyên qua. Tuy nhiên, hiện nay phần hào mà trước là các hồ nước nhân dân đã cải tạo thành ruộng, lũy nhiều nơi bị phá và san thấp, chỉ còn một số đoạn ngắn, cao khoảng 3m so với mặt bằng chung, chiều rộng của chân thành khoảng chừng 10 - 15m nằm rải rác xung quanh bản.
Thành có ba cổng, cổng chính nằm hướng Bắc, có tên là Co phô (còn gọi là Co Pộ - cửa cây duối vì ngày trước ở đây có nhiều loại cây này). Hướng Nam có cửa Tà Pó Mựtz (cửa tối, cửa mật, dùng để rút lui và đi lại giữa khu lớn và khu nhỏ của thành); Hướng Tây có cổng Tà Hoòng, trước là cổng dành cho nhân dân qua lại, ra bến lấy nước, hiện tại không sử sụng. Riêng phía Đông, do có Ngòi Thia án ngữ và ta luy cao, hiểm trở nên không có cổng. Bên cạnh mỗi cổng đều có miếu thờ thần, nhưng theo phỏng đoán có thể là nơi thờ các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận càn quét của giặc Cờ Vàng vào Thành Viềng Công. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, sau khi đã cày cấy xong, dân trong thành thường mổ một con lợn, đầu cúng ở cổng Bắc, thân chia cúng ở hai cổng còn lại với mục đích cầu cho con người được khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Sau giải phóng, các miếu thờ đã bị phá bỏ, song nhân dân vẫn thường xuyên hương hỏa. Riêng cổng Bắc, nhân dân có dựng bên cạnh một ngôi miếu nhỏ bằng tre ở đó.
Hiện tại, trong thành không còn dấu tích kết cấu của thành cũ, cũng không có cụ già nào còn nhớ trong thành được xây dựng như thế nào. Tuy nhiên, trung tâm thành được đặt ở vị trí "noong luông" (chiếc ao to) giữa bản, đây là nơi các thủ lĩnh cao cấp sống và chỉ huy nhân dân. Ngoài ra, ở giữa thành còn có một dải đất chạy ngang ngăn lòng thành thành hai phần riêng. Lý do tại sao lại có dải đất này được ghi lại như sau: Khu nhỏ (Đồn Tre Nọi), nằm chếch khoảng 200m về phía Tây thành lớn, có lũy đất hình cánh cung ôm lấy bờ Nậm Cò Noòng. Các cụ già nói rằng đây là nơi sinh sống của vợ con các thủ lĩnh và binh lính. Theo chuyện “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” thì Thành Viềng Công có liên quan đến sự kiện các anh em họ Cầm đánh giặc Cờ Vàng ở khu vực Mường Lò, câu chuyện như sau:
Chuyện kể rằng: Bản Mường đang sống trong cảnh yên vui đầm ấm. Nhân dân dân tộc ba mường Cha - Lò - Gia đang hăng say giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cuộc sống, bỗng dưng nghe tin quân giặc Cờ Vàng sắp tiến đánh nước ta. Ở Nghĩa Lộ có bốn anh em họ Cầm là Cầm Hánh, Cầm Chiêu, Cầm Tú, Cầm Hiệp là những người có tài có đức, thương dân lập tức chiêu binh mời tướng chuẩn bị đón đánh giặc. Sau khi hạ quyết tâm chống giặc, Cầm Hánh chỉ huy ở Mường Lò và lãnh đạo toàn bộ các cánh quân. Cầm Chiêu lên đóng chốt ở Viềng Công (Mường Cha), Cầm Hiệp đóng quân ở Mường Hồng (Hưng Khánh, huyện Trấn Yên ngày nay), Cầm Tú chỉ huy quân cứu viện.
Giặc Cờ Vàng chia làm hai đường tiến đánh Nghĩa Lộ. Cánh quân từ Phong Dụ (huyện Văn Yên) đánh vào Mường Min (xã Gia Hội) nhưng cánh quân này bị bốn anh em họ Cầm dùng mẹo mà đánh giặc. Quân giặc rút và xuôi sông Hồng đến nhập vào cánh quân Âu Lâu. Cánh quân tiến đánh quân Cầm Hiệp sau ba tháng phải rút quân về đóng chốt ở Bằng Bon (Khe Lóp, xã Sơn Thịnh). Cầm Tú đem quân ra tiếp viện, bị bọn giặc đánh tập hậu, bắt cả Cầm Tú và Cầm Hiệp. Thừa thắng quân giặc tiến đến Mường Lò và đóng quân ở bản Chao (thuộc xã Nghĩa Lợi). Trước tình hình đó, Cầm Chiêu xuống Mường Lò họp bàn với anh trai định xin đầu hàng rồi tính kế nhưng Cầm Hánh không đồng ý, quyết không đầu hàng giặc. Cầm Chiêu tuân theo và quay về doanh trại, nhưng bất ngờ bị giặc bắt. Thấy vậy con trai Cầm Chiêu là Cầm Tám đã thay bố đánh giặc ở Viềng Công. Giặc tấn công Mường Lò, Cầm Tám đem quân đến ứng cứu và đánh bật ba nơi đóng quân của địch. Giặc lui về đóng quân ở bản Chao Hạ. Còn một đồn ở phía Tây là đồn Pú Tre (nay là sân bay Nghĩa Lộ) cũng bị Cầm Hánh dùng lửa đốt thành. Cầm Tám đưa quân về án ngữ ở Viềng Công. Giặc dùng mưu lừa là Cầm Chiêu đã trốn thoát để Cầm Tám mở cửa thành đón bố rồi bất ngờ ùa vào thành, làm cho Cầm Tám không kịp trở tay. Quân sĩ chạy tan tác, Cầm Tám thoát ra được, ông muốn chạy về Mường Lò để cùng Cầm Hánh tiếp tục đánh giặc, nhưng quân giặc vây kín thành lũy của Cầm Hán, Cầm Tám đành phải chạy sang Phù Yên để lánh nạn. Giặc chiếm được Viềng Công bèn đem Cầm Chiêu ra hành quyết và tập trung đại binh vây đánh Mường Lò nơi Cầm Hánh án ngữ. Hai bên đánh nhau suốt ba tháng, quân ta cũng chết, xác chết chồng lên nhau như núi. Trước tình thế này, Cầm Hánh đành dùng gươm của mình tự sát để khỏi sa vào tay giặc, trước khi tự sát ông bảo quân sỹ hãy lên rừng, lên núi sống nhờ đồng bào các dân tộc Mông, Dao. Quân giặc vào thành đã thấy Cầm Hánh nằm ngửa và ngước mắt nhìn trời, thanh kiếm đặt ngay trước ngực. Giặc chiếm xong Mường Lò, Mường Cha đem Cầm Tú, Cầm Hiệp ra giết nốt. Còn Cầm Tám chạy sang Phù Yên rồi xuôi sông Đà xuống miền xuôi cầu cứu vua Việt Nam giúp đỡ. Ông được vua khen ngợi và ban thưởng nhiều vàng bạc. Vua động viên Cầm Tám quay trở lại Nghĩa Lộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân. Vua biết quân giặc Cờ Vàng đã rời Nghĩa Lộ để di chuyển lên Sơn La. Khi Cầm Tám và một số binh lính quay trở lại Mường Lò, cánh đồng Mường Lò đã biến thành bãi lau, bãi sậy. Nhân dân vùng đồng bằng Mường Lò đã bỏ chạy lên ở với dân tộc vùng cao. Lúc này Cầm Tám cho quân sỹ đi thông báo khắp nơi mời nhân dân quay trở về làm ăn. Nhân dân Mường Gia chia cho dân Mường Lò, Mường Cha cuốc, thuổng, trâu để cày kéo. Dần dần cuộc sống ở Mường Lò, Mường Cha được ổn định. Lúc đó Cầm Tám giao Mường Lò cho con Cầm Hánh là Cầm Tú cai quản. Còn Cầm Tám trở lại Mường Cha - Viềng Công lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc sống mới.
Tuy nhiên, trong lần gặp gần đây nhất, ông Lò Văn Biến có nói rằng: năm nhân vật họ Cầm xuất hiện ở trong câu chuyện trên là năm anh em. Còn theo một dị bản khác về “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” do ông Lò Văn Tâm - nghệ nhân người Thái ở Nghĩa Lộ lại ghi rằng: Mùa xuân năm 1872, giữa lúc bản mường đang sống yên vui, hoa ban nở trắng ngần khắp đồi núi, hang Thẩm Lé nơi tụ hội vui xuân của trai gái Mường Lò đang nhộn nhịp mừng xuân để rồi chuẩn bị bước vào một mùa làm ăn mới thì bọn Hán Cờ Vàng do tên tướng Dịp Tài cầm đầu từ đất Vân Nam - Trung Quốc đã tràn sang vùng Tây Bắc Việt Nam để xâm chiếm, tàn phá, cướp bóc. Mường Lò là mảnh đất đầu tiên của vùng Tây Bắc bị bọn xâm lược đạp chân giày xéo. Nhưng sẵn có lòng yêu bản, yêu mường, nhân dân Mường Lò, Mường Cha đã đứng lên chống giặc. Nghĩa quân Mường Lò do thủ lĩnh Cầm Ngọc Hánh đứng đầu, nghĩa quân Mường Cha do Cầm Chiêu, Cầm Tám, Cầm Tú chỉ huy.
Từ khi bọn giặc Cờ Vàng đang hùng hùng, hổ hổ kéo quân vượt sông Hồng qua đất Âu Lâu thì ở Mường Lò, nghĩa quân của hai mường đã phối hợp hành quân đón đánh chúng từ đất Mường Hồng, Đồng Bằng, Hưng Khánh. Nhưng do thế giặc mạnh và đông, nghĩa quân chống không nổi đã dần dần kéo về cố thủ ở đất Mường Lò. Đội Nhất người chỉ huy của nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đã bị hy sinh ngay tại trận đầu ở Đồng Bằng.
Tại vùng đồng bằng Mường Lò trận giáp chiến đầu tiên đã diễn ra rất ác liệt từ chân dốc Thái Lão đến Bản Bon tức Bản Tủ xã Sơn Lương ngày nay, ở đây hai vị tướng của hai nghĩa quân là Cầm Hiệp (em trai Cầm Ngọc Hánh) chỉ huy cánh quân Mường Lò và Cầm Tú chỉ huy cánh quân Mường Cha đã phối hợp đón đánh địch suốt từ sáng đến chiều, làm cho bọn giặc thiệt hại nặng, chặn lại bước tiến của chúng để cho dân binh hai mường có thời gian chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Trong trận này Cầm Hiệp bị bắt và bị chúng đưa về đại bản doanh của chúng ở Chao Hạ (xã Nghĩa Lợi hiện nay) và sau đó chúng đã đưa Cầm Hiệp đi chém. Chao Hạ là căn cứ lớn nhất của giặc do tên tướng Dịp Tài trực tiếp chỉ huy. Từ đó hằng ngày chúng đưa quân tràn sang các vùng xung quanh để tàn phá, cướp bóc, giết hại nhân dân một cách dã man thậm tệ. Chúng đến đâu là gây ra cảnh tàn phá chết chóc. Chúng đến đâu là đốt sạch, giết sạch, phá sạch, hãm hiếp phụ nữ, chặt cổ trẻ em chất thành từng đống.
Để chống lại kẻ thù căn cứ Viềng Lò, Viềng Công được thành lập và xây dựng kiên cố. Nghĩa quân và nhân dân hai mường một mặt gấp rút chuẩn bị và củng cố lực lượng, một mặt ra sức xây thành đắp lũy, đào hầm hào, bố trí người già, trẻ em đến nơi ẩn nấp tránh giặc. Trong lúc tình thế đang diễn ra gay go, phức tạp và hết sức ác liệt thì Cầm Chiêu lo sợ trước thế lực của giặc đã phản bội, ra đầu hàng, xin cam chịu làm tay sai cho địch. Sau khi Cầm Chiêu ra hàng và phản bội, bọn giặc thừa cơ muốn bắt luôn cả Cầm Ngọc Hánh để chúng dễ bề phong tỏa, cai trị khắp vùng Mường Lò. Chúng đã ra tối hậu thư đòi Cầm Ngọc Hánh ra hàng, chúng nói: Nếu ra hàng sẽ được phong chức cai quản đất mường như cũ. Nhưng vị thủ lĩnh Mường Lò Cầm Ngọc Hánh đã trả lời thẳng cho chúng biết rằng: Thề chết sống với chúng mày chứ không bao giờ chịu hàng. Trong lúc đó bên Mường Cha Cầm Tám là em Cầm Chiêu đã lên nắm quyền và chỉ huy nghĩa quân đóng tại Viềng Công, đó là một căn cứ mạnh và kiên cố đã làm cho bọn giặc phải nhiều phen khiếp đảm, kinh hoàng. Đã bao lần chúng cho quân tiến đánh Viềng Công nhưng đều thất bại thảm hại. Trong sách có đoạn tả: Trong một trận chúng cho quân đánh vào Viềng, sau khi rút lui xác giặc chết ngổn ngang dưới chân đồn. Máu giặc loang đỏ thấm xung quanh Viềng. Căn cứ Viềng Công được nghĩa quân xây bằng đất, đá, cao tới ba bốn mét. Hiện nay vết tích này có đoạn còn nguyên.
Vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các nghĩa quân Mường Lò, Mường Cha bọn giặc Cờ Vàng đã phải trải qua một thời gian khá dài chúng mới chiếm được vùng rộng lớn của cánh đồng Mường Lò và án ngữ cả bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng ngay sau đó hai nghĩa quân của Cầm Ngọc Hánh và Cầm Tám đã phối hợp phản công rất quyết liệt dần dần nhổ phăng hết tất cả bốn đồn Đông, Tây, Nam, Bắc của chúng. Làm cho bọn giặc hốt hoảng lúng túng, rút quân dồn về căn cứ đại bản doanh Chao Hạ và tên tướng Dịp Tài đã phải đau đầu trước sự thất bại chua cay này. Địch bị dồn vào một nơi, nhân dân có dịp đi lại ra vào thu lúa, làm nương nuôi quân đánh giặc, có điều kiện củng cố lại thành Viềng vững chắc hơn để đối phó với mọi âm mưu mới của kẻ địch.
Nhưng do tên Cầm Chiêu phản bội và do mất cảnh giác mắc mưu kẻ địch. Giữa một đêm trời tối mịt, bọn giặc bí mật đưa đại quân đến bao vây thành Viềng Công. Bọn chúng mưu kế bố trí cho Cầm Chiêu giả cách chạy trốn trở về với nghĩa quân. Tưởng thật quân lính Cầm Tám đã mở cửa đón Cầm Chiêu vào. Giữa lúc đó bọn giặc Cờ Vàng được bố trí sẵn đã ồ ạt tiến vào Viềng. Thế là trận chiến đấu giữa quân ta với bọn Giặc Cờ Vàng diễn ra rất ác liệt từ tối đến sáng. Quân ta chiến đấu rất anh dũng, tranh giành với địch từng tấc đất, từng căn nhà nhưng cuối cùng vẫn bị thua. Thành Viềng Công lọt vào tay giặc, bọn giặc tàn ác tha hồ chém giết nhân dân. Cầm Tú em Cầm Tám cũng bị giết và cả tên Cầm Chiêu phản bội cũng bị chúng giết nốt, riêng Cầm Tám cùng với một số ít binh lính và nhân dân chạy thoát được ra ngoài. Bản mường trở nên tan hoang, tiêu điều.
Thừa cơ bọn giặc củng cố lại binh lính tiến về bao vây Viềng, Mường Lò và tại đây đã xảy ra nhiều trận giáp chiến quyết liệt nhưng quân giặc vẫn chưa chiếm được thành. Bị bao vây lâu ngày thiếu lương ăn, nước uống nghĩa quân phải đổ hết cây cau trong Viềng để ăn ngọn. Dòng nước duy nhất từ con mương bản Noỏng dẫn vào Viềng cũng bị giặc chặn nốt. Không còn lương ăn, nước uống, sức lực và tinh thần của nghĩa quân càng ngày càng suy yếu, cuối cùng bọn giặc đã tràn vào được trong thành. Tuy vậy quân Cầm Hánh vẫn chiến đấu đến cùng. Biết rằng sẽ không tránh khỏi tay giặc, Cầm Ngọc Hánh đã ngậm nòng súng, lấy chân đạp cò tự tử. Khi tràn được vào thành, bọn giặc thừa sức chém giết nhân dân rất dã man, tàn khốc. Chúng đã gây ra tội ác rất ghê tởm với nhân dân Mường Lò, 80% bị chúng giết và bị chết đói do bọn giặc gây ra. Trong đó có phần đông là trẻ em và phụ nữ. Hàng trăm trẻ em bị chúng thả xuống hồ Nong Luông rồi đắp nước dâng cao làm chết đuối một loạt hàng mấy trăm em. Số ít nhân dân còn lại phải chạy trốn phiêu bạt lên các vùng cao hẻo lánh để tìm nơi nương tựa sinh sống, có những người đi xa hơn lên đến tận mạn Ngọc Chiến, Mường Chai, Ít Ong, Chiềng Tè, Sơn La, Thuận Châu, có người xuôi theo Sông Hồng, Sông Thao đến tận miền xuôi xa xôi.
Sau khi đã chiếm được cả đất Mường Lò, Mường Cha bọn giặc liền chia thành hai cánh quân. Một cánh quân chia theo đường Gia Hội, Tú Lệ, Ngọc Chiến, Mường Chai rồi vượt Sông Đà lên Sơn La, Thuận Châu. Một cánh quân khác tiến theo đường Phù Yên, Vạn Yên cũng vượt Sông Đà lên gặp cánh quân thứ nhất ở Sơn La để tiếp tục phong tỏa vùng Tây Bắc. Số còn lại chúng bố trí để cai trị Mường Lò. Nhưng đất Mường Lò đã trở thành “vườn không nhà trống” vì hầu hết nhân dân đã chạy trốn không còn ai để hầu hạ, bóc lột, chúng liền kéo lên Phiêng Một đất Mường Cha đóng quân để cai trị.
Cầm Tám sau khi chạy khỏi Thành Viềng Công đã đến lánh nạn sinh sống tại Dấu Khấu, Bản Hát, Bản Lìu, huyện Trạm Tấu và từ đây chạy về xuôi cầu cứu vua Tự Đức xin quân triều đình lên giúp. Nhưng đang trên đường đi thì được tin bọn Hán Cờ Vàng đã tháo chạy khỏi đất Mường Lò vì một mặt đã không còn dân cai trị nộp sưu, thuế, lễ vật bị thiếu đói, một mặt còn có tin cho rằng bị quân Trương Han (người Xá) tiến đánh nên hoảng sợ rút lui. Cầm Tám liền quay trở về đất Mường Lò chiêu dân trở lại làm ăn sinh sống. Nghe lời Cầm Tám nhân dân Mường Cha, Mường Lò vì chạy giặc đi lánh nạn ở khắp nơi đã kéo về bản mường, quê hương của mình để lập của, lập nhà, làm lại làng bản, khai phá lại ruộng đồng.
Hậu quả tàn phá ăn cướp của bọn giặc Cờ Vàng đối với nhân dân Mường Lò thật nặng nề, đau khổ, 80% nhân dân bị chúng giết hại và chết đói, bản mường trở nên hưu quạnh và vắng vẻ điêu tàn. Bản làng, ruộng đồng sau ba năm vắng bóng người đã mọc thành rừng lau, rừng sậy, thành nơi hội tụ của thú rừng. Công cụ sản xuất, trâu bò cày kéo đều không có một thứ trong tay. Nhân dân ở đây lại phải vật lộn với một thử thách mới trên hai bàn tay trắng. Song bản mường đã sạch bóng giặc, tin ở sức mình, ở hai bàn tay lao động cần cù, lại được sự giúp đỡ, đùm bọc của anh em người Mông, người Dao ở vùng cao. Người giúp cày, giúp dao, kẻ giúp trâu bò, cày kéo, giống lúa. Cuối cùng nhân dân Mường Lò đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Mùa lúa đầu tiên sau khi được khai phá lại tốt bời bời. Sau một thời gian dài vất vả ăn đói, mặc rách, lấy ngọn măng củ ấu thay cơm nay đã có mùa lúa chín, có bồ xôi trắng dẻo thơm ngon. Bản mường trở lại thanh bình, đầm ấm, vui tươi. Thật là:
Từ cõi chết ta trở lại làm người
Mối thù này nhớ mãi không nguôi
Nhờ phúc trời ta thoát khỏi lưỡi gươm quân thù
(Ba câu dịch nguyên văn ba câu thơ cuối của cuốn sử)
Như vậy, theo những ghi chép của người Thái về chuyện “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” được 2 nghệ nhân dịch lại, về mặt diễn biến trận đánh tuy có một số chi tiết khác nhau nhưng đều thống nhất việc Thành Viềng Công là căn cứ được nghĩa quân bản địa là người Thái đen sử dụng để chống lại giặc Cờ Vàng vào những năm 1872 - 1873.
Ngoài ra còn có một số thông tin cho rằng, Thành Viềng Công đã được tướng Nguyễn Quang Bích chọn làm căn cứ trong thời gian đánh Pháp theo chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi vào năm 1888. Điều này được ghi lại trong cuốn “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” - sách chữ Thái do ông Lò Văn Biến lưu giữ: “Pi hai mệt mí pua Keo má Viếng Côông khăn kháng tặp sấc Tây - Năm Bính Tuất có vua Keo về Viềng Công chuẩn bị đánh Tây”. Căn cứ vào lịch sử Việt Nam, giặc Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta vào năm 1858, vậy năm Bính Tuất ở đây phải nằm trong khoảng từ năm 1858 đến 1945, tức là năm 1886. Điều này trùng hợp với sự kiện Nguyễn Quang Bích chọn vùng cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ làm căn cứ đánh Pháp vào khoảng thời gian 1886 - 1888.
Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong bài viết: Vài hoạt động của Nguyễn Quang Bích qua tư liệu Thái có đoạn ghi: “Các cụ già ở Văn Chấn tức Nghĩa Lộ, ông Cầm Binh cho biết căn cứ của nghĩa quân đóng ngay trong lòng chảo Mường Lò, nơi lúc trước là tỉnh lỵ Nghĩa Lộ, nay là thị trấn huyện Văn Chấn. Đồng bằng Mường Lò dài 15km, rộng 6km... Dinh chỉ huy đóng chếch trên sườn núi nay gồm xã Nghĩa Sơn của người Khơ Mú, ba mặt có đường núi che chở được các đồn trấn giữ. Điều này sử Việt chép khá rõ”. (Nguyễn Quang Bích, nhà yêu nước, nhà thơ, nxb KHXH. 1994, tr 189).
Trong cuốn “Ngư Phong công trạng” do Ngô Quang Đoan - con trai cả của Nguyễn Quang Bích viết có đoạn nói về sự kiện Nguyễn Quang Bích lập căn cứ chống Pháp ở vùng Nghĩa Lộ (Văn Chấn) như sau: “Ông đến Vân Nam lần thứ hai. Tổng đốc là Sầm Dục Anh chuyển quốc thư tới triều đình nhà Thanh... Ông giục gấp đường về, lại đóng tạm ở châu Văn Chấn... Rồi lập đồn lớn ở châu Văn Chấn làm kế chống giặc lâu dài. Hình thế ở đây có nhiều thuận lợi cho việc đóng quân. Ở giữa có một thung lũng độ 10 mẫu, lại có hai suối bao bọc chung quanh. Nhân dân ba tổng ở quây quần, ruộng đất màu mỡ, thóc gạo dư thừa. Phía Bắc có suối nước nóng quanh năm, đến mùa đông lại càng nóng. Phía Nam có động đá, bên trong có đường đi ra bốn phía, lại có nhiều thạch bàn rộng có thể nằm ngồi được. Bốn mặt có núi cao bao bọc như bức thành chỉ có ba con đường hẻm có lối ra châu khác. Ông liền lập một doanh trại ở giữa. Đường hiểm phía bên phải là đèo Ách do chánh đề đốc Kiều đem quân đóng giữ. Đường hiểm trở bên trái tục gọi là đèo Pha, sai phó đề đốc Mạc đem quân đóng giữ. Một đường phía sau tục gọi là Khê Vu sai lãnh binh là Vương Văn Doãn đem vệ binh và quân Thanh mới quy phục đóng giữ. Các châu và huyện tranh nhau đem nộp lương thực, đều nhập vào kho dự trữ. Các dân tộc ít người như Thổ, Mường, Mèo, Mán đều phục tùng mệnh lệnh”.
Như vậy, Nguyễn Quang Bích lấy châu Văn Chấn (cụ thể là vùng lòng chảo Nghĩa Lộ) làm địa bàn đóng quân để chống giặc Pháp là một sự kiện hoàn toàn có thực trong lịch sử, việc Thành Viềng Công được trưng dụng làm căn cứ của nghĩa quân trong thời gian này cũng có cơ sở đáng tin cậy. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhân dân Viềng Công cũng có công trong việc nuôi giấu cán bộ cộng sản và góp lương thực, thực phẩm chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc (1952).
Thành Viềng Công, một địa danh thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn là điểm đặt chân đầu tiên, nơi định cư lâu đời và ổn định của người Thái (từ khi dân tộc này di cư từ phương Bắc đến). Đặc biệt, nơi đây còn là khu căn cứ nghĩa quân do Cầm Ngọc Hánh đứng đầu. Vào thế kỷ XIX, dưới sự chỉ huy sáng suốt và táo bạo của Cầm Hánh, người Thái trong vùng đã anh dũng đứng lên chống lại giặc Cờ Vàng và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Về sau, trong các cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Thái trong vùng vẫn tiếp tục phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường cùng kết hợp với nhân dân các dân tộc trong vùng tiến hành kháng chiến, bảo vệ làng quê và đã giành được những thành quả nhất định.
Qua năm tháng và qua sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, thành cổ Viềng Công xưa không còn nguyên vẹn như trước, chỉ còn lại một số đoạn thành cũ, lũy tre và dấu tích của ba cửa thành. Tuy nhiên, những giá trị lịch sử mà nhân dân Thành Viềng Công đạt được trong lịch sử là những điều đáng ghi nhận và cần được bảo lưu. Do đó, di tích Thành Viềng Công đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4805 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 29/6/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 918/QĐ-UBND công nhận Thành Viềng Công thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Thành Viềng Công thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Thành Viềng Công thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Thành Viềng Công thuộc bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Di tích này cách UBND xã Hạnh Sơn 4km về hướng Đông, cách trung tâm huyện Văn Chấn khoảng 20km về hướng Đông, cách thành phố Yên Bái khoảng 100km hướng Đông Bắc.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo lịch sử và theo lời các người già kể lại, bản Viềng Công là trung tâm của Mường Cha. “Viềng” theo tiếng Thái nghĩa là Thành, “Công” là cung tên. Trong cuốn “Quăm tô mương” - chuyện kể bản mường - chuyện lịch sử nói về quá trình thiên di của người Thái vào Việt Nam và vào vùng Mường Lò có chép rằng: Tạo Xuông, Tạo Ngần xuống dựng Mường Lò Luông. Cùng theo có các dòng họ Lò, Lường, Quàng, Tòng, Lèo. Những họ này tôn họ Lò làm chủ. Xây dựng xong Mường Lò, Tạo Ngần về Mường Bỏ Té, còn Tạo Xuông ở lại lấy vợ sinh con là Tạo Lò. Tạo Lò lấy vợ sinh ra bảy người con trai là: Ta Đúc, Ta Đẩu, Lặp Li, Lò Li, Lạng Ngạng, Lạng Quang và Lạng Chượng. Tạo Lò chia đất cho các con đi làm chúa. Ta Đúc ăn Lò Luông; Ta Đẩu ăn Lò Cha; Lặp Li ăn Lò Gia; Lò Li ăn Mường Min; Lạng Ngạng ăn Mường Vân, Mường Vành; Lạng Quang ăn Xí xàm Bản Lọm.
Riêng Lạng Chượng là con út Tạo Lò không có mường để “ăn” nên đã triệu tập binh lính, dân chúng, kéo nhau đi tìm mường. Như vậy, khi người Thái xuất hiện ở Mường Lò, vùng lòng chảo đã chia thành ba vùng: Mường Lò Luông (tức Mường Lò lớn là vùng trung tâm); Mường Lò Gia gọi tắt là Mường Gia và Mường Lò Cha gọi tắt là Mường Cha.
Viềng Công là trung tâm của Mường Cha, tuy nhiên Thành Viềng Công được xây dựng vào thời gian nào, do ai xây dựng và dựng lên với lí do vì sao thì hiện nay không ai biết và chưa tìm thấy nguồn tài liệu nào ghi lại. Tuy nhiên, theo chuyện “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” (đã được ông Lò Văn Biến, nghệ nhân dân tộc Thái - thôn Căng Nà, thị xã Nghĩa Lộ dịch và đăng trên Văn hóa dân gian Yên Bái, số 5, 1999) thì Thành Viềng Công có liên quan đến sự kiện anh em họ Cầm đánh giặc Cờ Vàng (cuối thế kỷ XIX, khoảng năm 1873). Như vậy, Thành Viềng Công có thể có từ trước năm 1873, trước khi giặc Cờ Vàng tiến đánh vào Mường Lò.
Thành Viềng Công nằm trong bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn. Diện tích toàn thành ước tính khoảng 11ha, gồm hai khu độc lập, khu lớn (dân trong vùng vẫn gọi là Thành Viềng Công), khu nhỏ (có tên là Đồn Tre Nọi) cách khoảng 200m về phía Tây của khu lớn, ngăn cách nhau bởi các đám ruộng. Thành Viềng Công được xây dựng trên việc vừa lợi dụng những địa thế tự nhiên vừa có tác động của con người để tạo nên sự hiểm yếu của thành lũy. Qua các cuộc chiến tranh, sự tàn phá của thời gian những kiến trúc và hệ thống thành lũy đã bị cắt phá nhiều, hiện tại chỉ còn những đoạn thành ngắn cùng với rặng tre xanh. Tuy nhiên, những gì còn lại cũng cho chúng ta những nhận diện nhất định về thành cổ ngày xưa.
Thành toạ trên một khu đất cao, có thể nhìn bao quát toàn bộ Mường Lò và có phong thủy đẹp, lưng tựa núi, tả Thanh Long (dãy núi Pú Ký), hữu Bạch Hổ (núi Púng Luông), trước có dòng huyền thủy là Ngòi Thia, suối Nậm Cò Noòng bao bọc. Phía Tây, Tây Bắc có suối Hoong Lồm chạy nối với Ngòi Thia.
Khu lớn - nơi người dân vẫn thường gọi là Thành Viềng Công, theo lời kể của những người già trong vùng thì trước đây khu này được bao bọc bởi hệ thống hào, thành lũy kiên cố. Hào được tạo thành bởi các hồ nước bao quanh, chỉ có một con đường độc đạo dẫn từ Thành Viềng Công ra khu ngoài, thành lũy phía dưới được đắp kiên cố bằng đất và đá, trên trồng tre, các rặng tre bao phủ và đan xen dày đặc, tên bắn từ ngoài không thể xuyên qua. Tuy nhiên, hiện nay phần hào mà trước là các hồ nước nhân dân đã cải tạo thành ruộng, lũy nhiều nơi bị phá và san thấp, chỉ còn một số đoạn ngắn, cao khoảng 3m so với mặt bằng chung, chiều rộng của chân thành khoảng chừng 10 - 15m nằm rải rác xung quanh bản.
Thành có ba cổng, cổng chính nằm hướng Bắc, có tên là Co phô (còn gọi là Co Pộ - cửa cây duối vì ngày trước ở đây có nhiều loại cây này). Hướng Nam có cửa Tà Pó Mựtz (cửa tối, cửa mật, dùng để rút lui và đi lại giữa khu lớn và khu nhỏ của thành); Hướng Tây có cổng Tà Hoòng, trước là cổng dành cho nhân dân qua lại, ra bến lấy nước, hiện tại không sử sụng. Riêng phía Đông, do có Ngòi Thia án ngữ và ta luy cao, hiểm trở nên không có cổng. Bên cạnh mỗi cổng đều có miếu thờ thần, nhưng theo phỏng đoán có thể là nơi thờ các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận càn quét của giặc Cờ Vàng vào Thành Viềng Công. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, sau khi đã cày cấy xong, dân trong thành thường mổ một con lợn, đầu cúng ở cổng Bắc, thân chia cúng ở hai cổng còn lại với mục đích cầu cho con người được khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Sau giải phóng, các miếu thờ đã bị phá bỏ, song nhân dân vẫn thường xuyên hương hỏa. Riêng cổng Bắc, nhân dân có dựng bên cạnh một ngôi miếu nhỏ bằng tre ở đó.
Hiện tại, trong thành không còn dấu tích kết cấu của thành cũ, cũng không có cụ già nào còn nhớ trong thành được xây dựng như thế nào. Tuy nhiên, trung tâm thành được đặt ở vị trí "noong luông" (chiếc ao to) giữa bản, đây là nơi các thủ lĩnh cao cấp sống và chỉ huy nhân dân. Ngoài ra, ở giữa thành còn có một dải đất chạy ngang ngăn lòng thành thành hai phần riêng. Lý do tại sao lại có dải đất này được ghi lại như sau: Khu nhỏ (Đồn Tre Nọi), nằm chếch khoảng 200m về phía Tây thành lớn, có lũy đất hình cánh cung ôm lấy bờ Nậm Cò Noòng. Các cụ già nói rằng đây là nơi sinh sống của vợ con các thủ lĩnh và binh lính. Theo chuyện “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” thì Thành Viềng Công có liên quan đến sự kiện các anh em họ Cầm đánh giặc Cờ Vàng ở khu vực Mường Lò, câu chuyện như sau:
Chuyện kể rằng: Bản Mường đang sống trong cảnh yên vui đầm ấm. Nhân dân dân tộc ba mường Cha - Lò - Gia đang hăng say giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cuộc sống, bỗng dưng nghe tin quân giặc Cờ Vàng sắp tiến đánh nước ta. Ở Nghĩa Lộ có bốn anh em họ Cầm là Cầm Hánh, Cầm Chiêu, Cầm Tú, Cầm Hiệp là những người có tài có đức, thương dân lập tức chiêu binh mời tướng chuẩn bị đón đánh giặc. Sau khi hạ quyết tâm chống giặc, Cầm Hánh chỉ huy ở Mường Lò và lãnh đạo toàn bộ các cánh quân. Cầm Chiêu lên đóng chốt ở Viềng Công (Mường Cha), Cầm Hiệp đóng quân ở Mường Hồng (Hưng Khánh, huyện Trấn Yên ngày nay), Cầm Tú chỉ huy quân cứu viện.
Giặc Cờ Vàng chia làm hai đường tiến đánh Nghĩa Lộ. Cánh quân từ Phong Dụ (huyện Văn Yên) đánh vào Mường Min (xã Gia Hội) nhưng cánh quân này bị bốn anh em họ Cầm dùng mẹo mà đánh giặc. Quân giặc rút và xuôi sông Hồng đến nhập vào cánh quân Âu Lâu. Cánh quân tiến đánh quân Cầm Hiệp sau ba tháng phải rút quân về đóng chốt ở Bằng Bon (Khe Lóp, xã Sơn Thịnh). Cầm Tú đem quân ra tiếp viện, bị bọn giặc đánh tập hậu, bắt cả Cầm Tú và Cầm Hiệp. Thừa thắng quân giặc tiến đến Mường Lò và đóng quân ở bản Chao (thuộc xã Nghĩa Lợi). Trước tình hình đó, Cầm Chiêu xuống Mường Lò họp bàn với anh trai định xin đầu hàng rồi tính kế nhưng Cầm Hánh không đồng ý, quyết không đầu hàng giặc. Cầm Chiêu tuân theo và quay về doanh trại, nhưng bất ngờ bị giặc bắt. Thấy vậy con trai Cầm Chiêu là Cầm Tám đã thay bố đánh giặc ở Viềng Công. Giặc tấn công Mường Lò, Cầm Tám đem quân đến ứng cứu và đánh bật ba nơi đóng quân của địch. Giặc lui về đóng quân ở bản Chao Hạ. Còn một đồn ở phía Tây là đồn Pú Tre (nay là sân bay Nghĩa Lộ) cũng bị Cầm Hánh dùng lửa đốt thành. Cầm Tám đưa quân về án ngữ ở Viềng Công. Giặc dùng mưu lừa là Cầm Chiêu đã trốn thoát để Cầm Tám mở cửa thành đón bố rồi bất ngờ ùa vào thành, làm cho Cầm Tám không kịp trở tay. Quân sĩ chạy tan tác, Cầm Tám thoát ra được, ông muốn chạy về Mường Lò để cùng Cầm Hánh tiếp tục đánh giặc, nhưng quân giặc vây kín thành lũy của Cầm Hán, Cầm Tám đành phải chạy sang Phù Yên để lánh nạn. Giặc chiếm được Viềng Công bèn đem Cầm Chiêu ra hành quyết và tập trung đại binh vây đánh Mường Lò nơi Cầm Hánh án ngữ. Hai bên đánh nhau suốt ba tháng, quân ta cũng chết, xác chết chồng lên nhau như núi. Trước tình thế này, Cầm Hánh đành dùng gươm của mình tự sát để khỏi sa vào tay giặc, trước khi tự sát ông bảo quân sỹ hãy lên rừng, lên núi sống nhờ đồng bào các dân tộc Mông, Dao. Quân giặc vào thành đã thấy Cầm Hánh nằm ngửa và ngước mắt nhìn trời, thanh kiếm đặt ngay trước ngực. Giặc chiếm xong Mường Lò, Mường Cha đem Cầm Tú, Cầm Hiệp ra giết nốt. Còn Cầm Tám chạy sang Phù Yên rồi xuôi sông Đà xuống miền xuôi cầu cứu vua Việt Nam giúp đỡ. Ông được vua khen ngợi và ban thưởng nhiều vàng bạc. Vua động viên Cầm Tám quay trở lại Nghĩa Lộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân. Vua biết quân giặc Cờ Vàng đã rời Nghĩa Lộ để di chuyển lên Sơn La. Khi Cầm Tám và một số binh lính quay trở lại Mường Lò, cánh đồng Mường Lò đã biến thành bãi lau, bãi sậy. Nhân dân vùng đồng bằng Mường Lò đã bỏ chạy lên ở với dân tộc vùng cao. Lúc này Cầm Tám cho quân sỹ đi thông báo khắp nơi mời nhân dân quay trở về làm ăn. Nhân dân Mường Gia chia cho dân Mường Lò, Mường Cha cuốc, thuổng, trâu để cày kéo. Dần dần cuộc sống ở Mường Lò, Mường Cha được ổn định. Lúc đó Cầm Tám giao Mường Lò cho con Cầm Hánh là Cầm Tú cai quản. Còn Cầm Tám trở lại Mường Cha - Viềng Công lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc sống mới.
Tuy nhiên, trong lần gặp gần đây nhất, ông Lò Văn Biến có nói rằng: năm nhân vật họ Cầm xuất hiện ở trong câu chuyện trên là năm anh em. Còn theo một dị bản khác về “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” do ông Lò Văn Tâm - nghệ nhân người Thái ở Nghĩa Lộ lại ghi rằng: Mùa xuân năm 1872, giữa lúc bản mường đang sống yên vui, hoa ban nở trắng ngần khắp đồi núi, hang Thẩm Lé nơi tụ hội vui xuân của trai gái Mường Lò đang nhộn nhịp mừng xuân để rồi chuẩn bị bước vào một mùa làm ăn mới thì bọn Hán Cờ Vàng do tên tướng Dịp Tài cầm đầu từ đất Vân Nam - Trung Quốc đã tràn sang vùng Tây Bắc Việt Nam để xâm chiếm, tàn phá, cướp bóc. Mường Lò là mảnh đất đầu tiên của vùng Tây Bắc bị bọn xâm lược đạp chân giày xéo. Nhưng sẵn có lòng yêu bản, yêu mường, nhân dân Mường Lò, Mường Cha đã đứng lên chống giặc. Nghĩa quân Mường Lò do thủ lĩnh Cầm Ngọc Hánh đứng đầu, nghĩa quân Mường Cha do Cầm Chiêu, Cầm Tám, Cầm Tú chỉ huy.
Từ khi bọn giặc Cờ Vàng đang hùng hùng, hổ hổ kéo quân vượt sông Hồng qua đất Âu Lâu thì ở Mường Lò, nghĩa quân của hai mường đã phối hợp hành quân đón đánh chúng từ đất Mường Hồng, Đồng Bằng, Hưng Khánh. Nhưng do thế giặc mạnh và đông, nghĩa quân chống không nổi đã dần dần kéo về cố thủ ở đất Mường Lò. Đội Nhất người chỉ huy của nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đã bị hy sinh ngay tại trận đầu ở Đồng Bằng.
Tại vùng đồng bằng Mường Lò trận giáp chiến đầu tiên đã diễn ra rất ác liệt từ chân dốc Thái Lão đến Bản Bon tức Bản Tủ xã Sơn Lương ngày nay, ở đây hai vị tướng của hai nghĩa quân là Cầm Hiệp (em trai Cầm Ngọc Hánh) chỉ huy cánh quân Mường Lò và Cầm Tú chỉ huy cánh quân Mường Cha đã phối hợp đón đánh địch suốt từ sáng đến chiều, làm cho bọn giặc thiệt hại nặng, chặn lại bước tiến của chúng để cho dân binh hai mường có thời gian chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Trong trận này Cầm Hiệp bị bắt và bị chúng đưa về đại bản doanh của chúng ở Chao Hạ (xã Nghĩa Lợi hiện nay) và sau đó chúng đã đưa Cầm Hiệp đi chém. Chao Hạ là căn cứ lớn nhất của giặc do tên tướng Dịp Tài trực tiếp chỉ huy. Từ đó hằng ngày chúng đưa quân tràn sang các vùng xung quanh để tàn phá, cướp bóc, giết hại nhân dân một cách dã man thậm tệ. Chúng đến đâu là gây ra cảnh tàn phá chết chóc. Chúng đến đâu là đốt sạch, giết sạch, phá sạch, hãm hiếp phụ nữ, chặt cổ trẻ em chất thành từng đống.
Để chống lại kẻ thù căn cứ Viềng Lò, Viềng Công được thành lập và xây dựng kiên cố. Nghĩa quân và nhân dân hai mường một mặt gấp rút chuẩn bị và củng cố lực lượng, một mặt ra sức xây thành đắp lũy, đào hầm hào, bố trí người già, trẻ em đến nơi ẩn nấp tránh giặc. Trong lúc tình thế đang diễn ra gay go, phức tạp và hết sức ác liệt thì Cầm Chiêu lo sợ trước thế lực của giặc đã phản bội, ra đầu hàng, xin cam chịu làm tay sai cho địch. Sau khi Cầm Chiêu ra hàng và phản bội, bọn giặc thừa cơ muốn bắt luôn cả Cầm Ngọc Hánh để chúng dễ bề phong tỏa, cai trị khắp vùng Mường Lò. Chúng đã ra tối hậu thư đòi Cầm Ngọc Hánh ra hàng, chúng nói: Nếu ra hàng sẽ được phong chức cai quản đất mường như cũ. Nhưng vị thủ lĩnh Mường Lò Cầm Ngọc Hánh đã trả lời thẳng cho chúng biết rằng: Thề chết sống với chúng mày chứ không bao giờ chịu hàng. Trong lúc đó bên Mường Cha Cầm Tám là em Cầm Chiêu đã lên nắm quyền và chỉ huy nghĩa quân đóng tại Viềng Công, đó là một căn cứ mạnh và kiên cố đã làm cho bọn giặc phải nhiều phen khiếp đảm, kinh hoàng. Đã bao lần chúng cho quân tiến đánh Viềng Công nhưng đều thất bại thảm hại. Trong sách có đoạn tả: Trong một trận chúng cho quân đánh vào Viềng, sau khi rút lui xác giặc chết ngổn ngang dưới chân đồn. Máu giặc loang đỏ thấm xung quanh Viềng. Căn cứ Viềng Công được nghĩa quân xây bằng đất, đá, cao tới ba bốn mét. Hiện nay vết tích này có đoạn còn nguyên.
Vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các nghĩa quân Mường Lò, Mường Cha bọn giặc Cờ Vàng đã phải trải qua một thời gian khá dài chúng mới chiếm được vùng rộng lớn của cánh đồng Mường Lò và án ngữ cả bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng ngay sau đó hai nghĩa quân của Cầm Ngọc Hánh và Cầm Tám đã phối hợp phản công rất quyết liệt dần dần nhổ phăng hết tất cả bốn đồn Đông, Tây, Nam, Bắc của chúng. Làm cho bọn giặc hốt hoảng lúng túng, rút quân dồn về căn cứ đại bản doanh Chao Hạ và tên tướng Dịp Tài đã phải đau đầu trước sự thất bại chua cay này. Địch bị dồn vào một nơi, nhân dân có dịp đi lại ra vào thu lúa, làm nương nuôi quân đánh giặc, có điều kiện củng cố lại thành Viềng vững chắc hơn để đối phó với mọi âm mưu mới của kẻ địch.
Nhưng do tên Cầm Chiêu phản bội và do mất cảnh giác mắc mưu kẻ địch. Giữa một đêm trời tối mịt, bọn giặc bí mật đưa đại quân đến bao vây thành Viềng Công. Bọn chúng mưu kế bố trí cho Cầm Chiêu giả cách chạy trốn trở về với nghĩa quân. Tưởng thật quân lính Cầm Tám đã mở cửa đón Cầm Chiêu vào. Giữa lúc đó bọn giặc Cờ Vàng được bố trí sẵn đã ồ ạt tiến vào Viềng. Thế là trận chiến đấu giữa quân ta với bọn Giặc Cờ Vàng diễn ra rất ác liệt từ tối đến sáng. Quân ta chiến đấu rất anh dũng, tranh giành với địch từng tấc đất, từng căn nhà nhưng cuối cùng vẫn bị thua. Thành Viềng Công lọt vào tay giặc, bọn giặc tàn ác tha hồ chém giết nhân dân. Cầm Tú em Cầm Tám cũng bị giết và cả tên Cầm Chiêu phản bội cũng bị chúng giết nốt, riêng Cầm Tám cùng với một số ít binh lính và nhân dân chạy thoát được ra ngoài. Bản mường trở nên tan hoang, tiêu điều.
Thừa cơ bọn giặc củng cố lại binh lính tiến về bao vây Viềng, Mường Lò và tại đây đã xảy ra nhiều trận giáp chiến quyết liệt nhưng quân giặc vẫn chưa chiếm được thành. Bị bao vây lâu ngày thiếu lương ăn, nước uống nghĩa quân phải đổ hết cây cau trong Viềng để ăn ngọn. Dòng nước duy nhất từ con mương bản Noỏng dẫn vào Viềng cũng bị giặc chặn nốt. Không còn lương ăn, nước uống, sức lực và tinh thần của nghĩa quân càng ngày càng suy yếu, cuối cùng bọn giặc đã tràn vào được trong thành. Tuy vậy quân Cầm Hánh vẫn chiến đấu đến cùng. Biết rằng sẽ không tránh khỏi tay giặc, Cầm Ngọc Hánh đã ngậm nòng súng, lấy chân đạp cò tự tử. Khi tràn được vào thành, bọn giặc thừa sức chém giết nhân dân rất dã man, tàn khốc. Chúng đã gây ra tội ác rất ghê tởm với nhân dân Mường Lò, 80% bị chúng giết và bị chết đói do bọn giặc gây ra. Trong đó có phần đông là trẻ em và phụ nữ. Hàng trăm trẻ em bị chúng thả xuống hồ Nong Luông rồi đắp nước dâng cao làm chết đuối một loạt hàng mấy trăm em. Số ít nhân dân còn lại phải chạy trốn phiêu bạt lên các vùng cao hẻo lánh để tìm nơi nương tựa sinh sống, có những người đi xa hơn lên đến tận mạn Ngọc Chiến, Mường Chai, Ít Ong, Chiềng Tè, Sơn La, Thuận Châu, có người xuôi theo Sông Hồng, Sông Thao đến tận miền xuôi xa xôi.
Sau khi đã chiếm được cả đất Mường Lò, Mường Cha bọn giặc liền chia thành hai cánh quân. Một cánh quân chia theo đường Gia Hội, Tú Lệ, Ngọc Chiến, Mường Chai rồi vượt Sông Đà lên Sơn La, Thuận Châu. Một cánh quân khác tiến theo đường Phù Yên, Vạn Yên cũng vượt Sông Đà lên gặp cánh quân thứ nhất ở Sơn La để tiếp tục phong tỏa vùng Tây Bắc. Số còn lại chúng bố trí để cai trị Mường Lò. Nhưng đất Mường Lò đã trở thành “vườn không nhà trống” vì hầu hết nhân dân đã chạy trốn không còn ai để hầu hạ, bóc lột, chúng liền kéo lên Phiêng Một đất Mường Cha đóng quân để cai trị.
Cầm Tám sau khi chạy khỏi Thành Viềng Công đã đến lánh nạn sinh sống tại Dấu Khấu, Bản Hát, Bản Lìu, huyện Trạm Tấu và từ đây chạy về xuôi cầu cứu vua Tự Đức xin quân triều đình lên giúp. Nhưng đang trên đường đi thì được tin bọn Hán Cờ Vàng đã tháo chạy khỏi đất Mường Lò vì một mặt đã không còn dân cai trị nộp sưu, thuế, lễ vật bị thiếu đói, một mặt còn có tin cho rằng bị quân Trương Han (người Xá) tiến đánh nên hoảng sợ rút lui. Cầm Tám liền quay trở về đất Mường Lò chiêu dân trở lại làm ăn sinh sống. Nghe lời Cầm Tám nhân dân Mường Cha, Mường Lò vì chạy giặc đi lánh nạn ở khắp nơi đã kéo về bản mường, quê hương của mình để lập của, lập nhà, làm lại làng bản, khai phá lại ruộng đồng.
Hậu quả tàn phá ăn cướp của bọn giặc Cờ Vàng đối với nhân dân Mường Lò thật nặng nề, đau khổ, 80% nhân dân bị chúng giết hại và chết đói, bản mường trở nên hưu quạnh và vắng vẻ điêu tàn. Bản làng, ruộng đồng sau ba năm vắng bóng người đã mọc thành rừng lau, rừng sậy, thành nơi hội tụ của thú rừng. Công cụ sản xuất, trâu bò cày kéo đều không có một thứ trong tay. Nhân dân ở đây lại phải vật lộn với một thử thách mới trên hai bàn tay trắng. Song bản mường đã sạch bóng giặc, tin ở sức mình, ở hai bàn tay lao động cần cù, lại được sự giúp đỡ, đùm bọc của anh em người Mông, người Dao ở vùng cao. Người giúp cày, giúp dao, kẻ giúp trâu bò, cày kéo, giống lúa. Cuối cùng nhân dân Mường Lò đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Mùa lúa đầu tiên sau khi được khai phá lại tốt bời bời. Sau một thời gian dài vất vả ăn đói, mặc rách, lấy ngọn măng củ ấu thay cơm nay đã có mùa lúa chín, có bồ xôi trắng dẻo thơm ngon. Bản mường trở lại thanh bình, đầm ấm, vui tươi. Thật là:
Từ cõi chết ta trở lại làm người
Mối thù này nhớ mãi không nguôi
Nhờ phúc trời ta thoát khỏi lưỡi gươm quân thù
(Ba câu dịch nguyên văn ba câu thơ cuối của cuốn sử)
Như vậy, theo những ghi chép của người Thái về chuyện “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” được 2 nghệ nhân dịch lại, về mặt diễn biến trận đánh tuy có một số chi tiết khác nhau nhưng đều thống nhất việc Thành Viềng Công là căn cứ được nghĩa quân bản địa là người Thái đen sử dụng để chống lại giặc Cờ Vàng vào những năm 1872 - 1873.
Ngoài ra còn có một số thông tin cho rằng, Thành Viềng Công đã được tướng Nguyễn Quang Bích chọn làm căn cứ trong thời gian đánh Pháp theo chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi vào năm 1888. Điều này được ghi lại trong cuốn “Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng” - sách chữ Thái do ông Lò Văn Biến lưu giữ: “Pi hai mệt mí pua Keo má Viếng Côông khăn kháng tặp sấc Tây - Năm Bính Tuất có vua Keo về Viềng Công chuẩn bị đánh Tây”. Căn cứ vào lịch sử Việt Nam, giặc Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta vào năm 1858, vậy năm Bính Tuất ở đây phải nằm trong khoảng từ năm 1858 đến 1945, tức là năm 1886. Điều này trùng hợp với sự kiện Nguyễn Quang Bích chọn vùng cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ làm căn cứ đánh Pháp vào khoảng thời gian 1886 - 1888.
Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong bài viết: Vài hoạt động của Nguyễn Quang Bích qua tư liệu Thái có đoạn ghi: “Các cụ già ở Văn Chấn tức Nghĩa Lộ, ông Cầm Binh cho biết căn cứ của nghĩa quân đóng ngay trong lòng chảo Mường Lò, nơi lúc trước là tỉnh lỵ Nghĩa Lộ, nay là thị trấn huyện Văn Chấn. Đồng bằng Mường Lò dài 15km, rộng 6km... Dinh chỉ huy đóng chếch trên sườn núi nay gồm xã Nghĩa Sơn của người Khơ Mú, ba mặt có đường núi che chở được các đồn trấn giữ. Điều này sử Việt chép khá rõ”. (Nguyễn Quang Bích, nhà yêu nước, nhà thơ, nxb KHXH. 1994, tr 189).
Trong cuốn “Ngư Phong công trạng” do Ngô Quang Đoan - con trai cả của Nguyễn Quang Bích viết có đoạn nói về sự kiện Nguyễn Quang Bích lập căn cứ chống Pháp ở vùng Nghĩa Lộ (Văn Chấn) như sau: “Ông đến Vân Nam lần thứ hai. Tổng đốc là Sầm Dục Anh chuyển quốc thư tới triều đình nhà Thanh... Ông giục gấp đường về, lại đóng tạm ở châu Văn Chấn... Rồi lập đồn lớn ở châu Văn Chấn làm kế chống giặc lâu dài. Hình thế ở đây có nhiều thuận lợi cho việc đóng quân. Ở giữa có một thung lũng độ 10 mẫu, lại có hai suối bao bọc chung quanh. Nhân dân ba tổng ở quây quần, ruộng đất màu mỡ, thóc gạo dư thừa. Phía Bắc có suối nước nóng quanh năm, đến mùa đông lại càng nóng. Phía Nam có động đá, bên trong có đường đi ra bốn phía, lại có nhiều thạch bàn rộng có thể nằm ngồi được. Bốn mặt có núi cao bao bọc như bức thành chỉ có ba con đường hẻm có lối ra châu khác. Ông liền lập một doanh trại ở giữa. Đường hiểm phía bên phải là đèo Ách do chánh đề đốc Kiều đem quân đóng giữ. Đường hiểm trở bên trái tục gọi là đèo Pha, sai phó đề đốc Mạc đem quân đóng giữ. Một đường phía sau tục gọi là Khê Vu sai lãnh binh là Vương Văn Doãn đem vệ binh và quân Thanh mới quy phục đóng giữ. Các châu và huyện tranh nhau đem nộp lương thực, đều nhập vào kho dự trữ. Các dân tộc ít người như Thổ, Mường, Mèo, Mán đều phục tùng mệnh lệnh”.
Như vậy, Nguyễn Quang Bích lấy châu Văn Chấn (cụ thể là vùng lòng chảo Nghĩa Lộ) làm địa bàn đóng quân để chống giặc Pháp là một sự kiện hoàn toàn có thực trong lịch sử, việc Thành Viềng Công được trưng dụng làm căn cứ của nghĩa quân trong thời gian này cũng có cơ sở đáng tin cậy. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhân dân Viềng Công cũng có công trong việc nuôi giấu cán bộ cộng sản và góp lương thực, thực phẩm chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc (1952).
Thành Viềng Công, một địa danh thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn là điểm đặt chân đầu tiên, nơi định cư lâu đời và ổn định của người Thái (từ khi dân tộc này di cư từ phương Bắc đến). Đặc biệt, nơi đây còn là khu căn cứ nghĩa quân do Cầm Ngọc Hánh đứng đầu. Vào thế kỷ XIX, dưới sự chỉ huy sáng suốt và táo bạo của Cầm Hánh, người Thái trong vùng đã anh dũng đứng lên chống lại giặc Cờ Vàng và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Về sau, trong các cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Thái trong vùng vẫn tiếp tục phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường cùng kết hợp với nhân dân các dân tộc trong vùng tiến hành kháng chiến, bảo vệ làng quê và đã giành được những thành quả nhất định.
Qua năm tháng và qua sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, thành cổ Viềng Công xưa không còn nguyên vẹn như trước, chỉ còn lại một số đoạn thành cũ, lũy tre và dấu tích của ba cửa thành. Tuy nhiên, những giá trị lịch sử mà nhân dân Thành Viềng Công đạt được trong lịch sử là những điều đáng ghi nhận và cần được bảo lưu. Do đó, di tích Thành Viềng Công đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Chùa Hang São, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Đền Việt Thành, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Di tích Đồi dân quân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
Xem thêm »