Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã vùng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Nhưng chính quyền nhân dân mới được thành lập đã phải đối phó với nhiều kẻ thù cả bên trong và bên ngoài, tình thế hết sức hiểm nghèo.
Người dân cấy lúa chống giặc đói (ảnh tư liệu)
Với danh nghĩa quân Đồng Minh tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, quân đội một số nước đã kéo vào nước ta: gần 20 vạn quân Tưởng ở phía Bắc vĩ tuyến 16 và hàng vạn quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16.
Nấp dưới bóng quân Anh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Hàng vạn quân Nhật còn lại trên đất nước ta cũng tham gia chống lại chính quyền cách mạng.
Lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), từ lâu sống dựa vào chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, theo chân quân đội Tưởng kéo về nước chống phá cách mạng.
Thêm vào đó, chính quyền cách mạng còn phải tiếp thu cả một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa trầm trọng. Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội nặng nề, kinh nghiệm quản lý chính quyền chưa có.
Trước tình hình ấy, Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của nhân dân ta là giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, diệt trừ bọn phản động, cải thiện đòi sống của nhân dân. Muốn vậy phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc; xây dựng và củng cố mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội và ngoại giao; kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống “giặc dốt’, “giặc đói”.
Chính quyền cách mạng Yên Bái mới được thành lập đã phải đương đầu ngay với những khó khăn chồng chất. Nhiều địa phương tiếp tục bị nạn đói đe dọa nghiêm trọng. Các vùng ven sông Hồng bị lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về mùa màng và tài sản. Khi chính quyền mới tiếp quản tỉnh lỵ, kho bạc, lương thực, hàng hóa trống rỗng. Gần 100% dân mù chữ, các tệ nạn xã hội trầm trọng. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các châu, huyện chưa kịp củng cố, cấp xã mới lập được ở vùng căn cứ cách mạng, còn phần lớn vẫn giữ nguyên như cũ. Công việc cách mạng dồn dập, bề bộn nhưng cán bộ, đảng viên rất ít, lại thiếu kinh nghiệm quản lý xã hội. Trong khi đó, ngày 28/9/1945, toán tiền trạm của quân Tưởng từ Lào Cai đến Yên Bái, tiếp theo là hàng vạn tên của quân đoàn 50 kéo xuống. Một cánh quân khác của Tưởng từ Hàm Yên (Tuyên Quang) tràn sang huyện Yên Bình. Quân Tưởng đòi giải tán chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang ta, ép ta cung cấp cho chúng lương thực, thực phẩm. Ở huyện Yên Bình, mỗi ngày chúng bắt ta phải nộp 2 tấn gạo. Ngoài ra, còn tìm mọi cách để phá rối trật tự xã hội, dùng tiền Quan kim vô giá trị mua cướp của cải, hàng hóa của dân ta, che chở cho một số người Hoa đầu cơ, tích trữ hàng hóa làm rối loạn thị trường, giá cả.
Đi theo và dựa vào quân Tưởng, bọn Việt Quốc ra sức hoạt động chống phá cách mạng. Bọn này lập ra cái gọi là Tỉnh đảng bộ, do tên Vũ Nguyên Hải làm chủ nhiệm. Chúng lợi dụng uy tín của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học tuyên truyền, lừa bịp một số quần chúng, thanh niên chưa thật hiểu cách mạng nhẹ dạ vào các tổ chức: “Việt Nam quốc gia thanh niên đoàn”, “Việt Nam kỳ hào hội”, “Quốc dân quân”, “Ty liêm phóng”, “ Ty hiến binh”. Ở những nơi chúng tạm thời kiểm soát bọn Việt Quốc ra sức lùng bắt cán bộ, các hội viên cứu quốc, gây ra nhiều vụ bắt cóc để tống tiền làm cho nhân dân vô cùng căm ghét. Trắng trợn hơn, chúng còn tấn công lực lượng vũ trang ta đóng ở đồn điền Blăng (Nam Cường); đóng giả quân Tưởng đến phòng thông tin của Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh bắt đồng chí Nguyễn Phúc - Phó Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời tỉnh và 8 cán bộ, nhân viên khác; tổ chức bắt cóc đồng chí Nguyễn Văn Chí, ủy viên Ty công an phụ trách thị xã. Sau khi tra tấn dã man nhưng không sao khuất phục được, chúng lén lút sát hại đồng chí Nguyễn Phúc và số cán bộ này.
Trước âm mưu thủ đoạn của quân Tưởng và những hành động chống phá cách mạng điên cuồng của bọn Việt Quốc, Tỉnh ủy quán triệt chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc" (11/1945) của Ban thường vụ Trung ương Đảng và xác định: nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này của tỉnh là bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng; dẹp trừ bọn Việt Quốc, từng bước cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc. Chính quyền cách mạng là thành quả và kết tinh cao nhất của khởi nghĩa tháng Tám. Mất chính quyền là mất tất cả. Cho nên bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ sống còn. Để hoàn thành các nhiệm vụ trên đây phải tăng cường đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đập tan mọi luận điệu lừa bịp, lôi kéo quần chúng của bọn Việt Quốc; xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng các cấp, lực lượng vũ trang, công an, tự vệ; đẩy mạnh phong trào nhường cơm sẻ áo, sản xuất, tiết kiệm, diệt giặc đói, diệt giặc dốt, bài trừ các tệ nạn xã hội.
Đối với quân Tưởng, Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời vận dụng chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ về nguyên tắc phải giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và các thành quả cách mạng nhưng về sách lược cần hết sức mềm dẻo, tránh xung đột, tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh đuổi chúng về nước. Đầu tháng 9 năm 1945, ta rút đại bộ phận lực lượng và các cơ quan Đảng, Chính quyền khỏi thị xã, chuyển sang bên hữu ngạn sông Hồng; bố trí các đơn vị vũ trang hình thành thế bao vây, ngăn chặn không cho quân Tưởng mở rộng vi phạm hoạt động. Do đó đã tránh được xung đột, hạn chế đến mức thấp nhất sự phá hoại của chúng.
Đối với bọn phản động Việt Quốc, ta tìm mọi cách khống chế các sào huyệt của chúng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vạch trần bộ mặt phản động, hại nước và bản chất lưu manh, côn đồ của chúng trước nhân dân; đồng thời kiên quyết trừng trị các toán quân của chúng xâm nhập vào vùng ta. Tháng 11 năm 1945 quân ta đánh bại toán quân Việt Quốc từ thị xã Yên Bái kéo vào Bảo Long - Vần định đánh úp các cơ quan lãnh đạo của tỉnh và đánh tan một toán khác định vào cướp kho vũ khí ở Hiền Lương. Dân quân Báo Đáp đánh đổ một toa xe lửa của chúng ở cống Từ Mẫu (Cổ Phúc). Đơn vị quân Việt Quốc từ Than Uyên và Văn Bàn xuống Nghĩa Lộ, ra Mỵ bị du kích ta chặn đánh quyết liệt ở Tú Lệ, Ba Khe, Đèo Ách phải tháo chạy về Lào Cai. Ở Lục Yên, Quản Lộc - một tên Việt Quốc khét tiếng gian ác, tụ tập tay chân chống phá cách mạng cũng bị ta trừng trị thích đáng.
Đi đôi với cuộc đấu tranh quân Tưởng và bọn phản động Việt Quốc, ta còn tập trung củng cố và xây dựng mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.
Tháng 9 năm 1945, đồng chí Vũ Dương lên thông báo quyết định của Trung ương về việc giải thể Ban cán sự liên tỉnh Phú - Yên thành lập Tỉnh ủy Yên Bái. Đồng chí Ngô Minh Loan tiếp tục làm Bí thư Tỉnh Yên Bái và kiêm thêm nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng phong trào cách mạng tỉnh Lào Cai. Do đồng chí Ngô Minh Loan phải tập trung chỉ đạo công tác ở Lào Cai, cuối năm 1945 đồng chí Lý Bạch Luân được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đặc biệt. Nhiều quần chúng tích cực trưởng thành trong các phong trào kháng Nhật, cứu nước, khởi nghĩa Tháng Tám được lựa chọn bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Đến tháng 8 năm 1946, số đảng viên của Đảng bộ Yên Bái là 35 đồng chí. Về chính quyền, Tỉnh ủy chỉ đạo kiện toàn củng cố 2 đợt vào cuối và giữa năm 1946. Ở cấp xã khi cách mạng mới thành công, do thiếu cán bộ nên ta chủ trương tạm thời để những chức dịch chế độ cũ có uy tín nhất định trong nhân dân tiếp tục nắm quyền quản lý xã hội. Đến các đợt củng cố, kiện toàn này ta mới đưa những quần chúng trung kiên của Đảng thay thế họ. Các đoàn thể cứu quốc được mở rộng ra khắp nơi, số hội viên lên tới hàng vạn người. Phong trào quần chúng thi đua thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ phát triển mạnh mẽ.
Tháng 12 năm 1945, tỉnh thành lập trung đoàn Phú - Yên, nòng cốt là lực lượng vũ trang của Yên Bái và một đại đội của Phú Thọ; đồng chí Trần Thế Môn làm trung đoàn trưởng, đồng chí Bình Phương làm chính ủy. Du kích, tự vệ xã cũng được chú trọng củng cố, phát triển. Lực lượng vũ trang được bổ sung quân số, vũ khí, tổ chức được các đợt học tập chính trị, văn hóa, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật nên khả năng chiến đấu được nâng lên rõ rệt.
Về kinh tế, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh xác định nhiệm vụ cấp bách là giải quyết nạn đói và kêu gọi nhân dân toàn tỉnh thực hiện khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh “nhường cơm sẻ áo”, nhà có giúp nhà đang đói bằng tương trợ, cho vay. Đồng thời phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện “tấc đất, tấc vàng”. Ruộng vắng chủ, ruộng hoang tạm thời đem chia cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng. Thực hiện giảm thuế điền thổ 20%, giảm tô 25%, xóa bỏ thuế thân. Phong trào trồng cây ngắn ngày (khoai lang, ngô, đỗ, lạc) được phát triển khắp các xã vùng thấp của tỉnh. Nhờ tất cả các biện pháp trên đây cho nên nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân dần dần ổn định. Lòng tin của nhân dân vào cách mạng được củng cố vững chắc.
Ngày 4 tháng 9 năm 1945, Chính phủ ra sắc lệnh về việc đặt “Quỹ độc lập” và tổ chức “Tuần lễ vàng” động viên mọi người dân yêu nước, tha thiết với cách mạng, tự nguyện đóng góp ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc. Thực hiện pháp lệnh này, nhân dân trong tỉnh phấn khởi góp quỹ cứu nước. Các khẩu hiệu “Hãy đem vàng rửa hận cho Tổ quốc”, “Hãy đem vàng để đổi lấy tự do” xuất hiện khắp nơi. Chỉ trong một ngày ở phố Cát Tường (Yên Bình) có 50 gia đình ủng hộ cách mạng 0,7 lạng vàng, 20 lạng bạc, gần 1.000 đồng Đông Dương. Ở khu Vần, nhân dân quyên góp được 2,1 lạng vàng, 20 lạng bạc và 12.616 đồng Đông Dương. Ở phố Nghĩa Lộ đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân tổng cộng là 11 lạng vàng, 22 lạng bạc và 20.000 đồng tiền Đông Dương, trong đó nhiều nhất là gia đình ông Nguyễn Văn Triện ủng hộ 4 lạng vàng và con gái ông cũng ủng hộ 1 lạng vàng. Hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, nhân dân các địa phương của tỉnh Yên Bái đã đóng góp gần 20 lạng vàng, 200 lạng bạc và 3.000.000 đồng Đông Dương.
Sau khi giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Việt Nam Quốc dân đảng, ta tách ra thành hai ủy ban:
- Ủy ban Hành chính do ông Lê Hữu Chỉnh làm Chủ tịch.
- Ủy ban Kháng chiến do ông Trần Đình Khánh làm Chủ tịch.
Văn hóa, xã hội được chú trọng. Đảng bộ, chính quyền cách mạng tập trung xóa nạn mù chữ và các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ban bình dân học vụ các cấp được thành lập. Hàng trăm người có trình độ văn hóa đã xung phong tới các làng, bản vận động nhân dân đi học. Phương châm do Bác Hồ đề ra: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, vợ chưa biết thì chồng bảo, ai ai cũng phải ra sức học tập trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Mọi người dân đều có thể học ở chợ, trên đường đi, các lớp buổi tối. Chỉ trong vòng một năm, hàng vạn người đọc thông viết thạo. Một số tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc giảm hẳn. Tình đoàn kết các dân tộc, tình đồng chí, tương trợ, giúp đỡ nhau được củng cố, trở thành lẽ sống hàng ngày. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được coi trọng, vận động số cán bộ y tế chế độ cũ tiếp tục làm việc, đồng thời chọn cử người đi đào tạo chuẩn bị cho bộ máy y tế của tỉnh sau này.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Cuộc bầu cử ở Yên Bái kết thúc tốt đẹp. Đồng bào các dân tộc Yên Bái đã bầu 2 đại biểu vào Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I. Thắng lợi này giáng một đòn nặng vào âm mưu chia rẽ và phá hoại của quân Tưởng và bọn phản động Việt Quốc, nâng cao uy thế và vị thế hợp pháp của chính quyền cách mạng, thể hiện sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Đây còn là dịp giáo dục quần chúng lòng yêu nước, ý thức làm chủ, nghĩa vụ công dân của nước độc lập.
Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết ở Trùng Khánh đã cho Pháp được quyền đem quân thay quân Tưởng ở miền Bắc Đông Dương. Để bù lại, Pháp trả cho Tưởng các tô giới Pháp ở Trung Quốc và đường xe lửa Vân Nam. Hàng hóa của Tưởng qua cảng Hải Phòng được miễn thuế. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp đề nhanh chóng đuổi quân Tưởng về nước, tập trung lực lượng đập tan bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định qui định Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có Chính phủ riêng, nghị viện, quân đội, tài chính riêng, nằm trong liên bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp cam kết thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề thống nhất Việt Nam; Chính phủ Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng và trong thời gian 5 năm phải rút hết ra khỏi Việt Nam; hai bên chấm dứt xung đột để đàm phán chính thức.
Với chủ trương “hòa để tiến” của Trung ương Đảng và Hiệp định sơ bộ, cách mạng nước ta vượt qua được thế ngàn cân treo sợi tóc cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhằm tập trung vào kẻ thù chính, lâu dài của cách mạng nước ta là thực dân Pháp.
Theo quy định của Hiệp ước Hoa - Pháp, đến ngày 31 tháng 3 năm 1946 quân Tưởng phải rút khỏi miền Bắc Đông Dương. Nhưng đến giữa tháng 6 năm 1946 chúng mới bắt đầu rời khỏi Hà Nội và đến tháng 9 năm 1946 mới hoàn thành việc rút quân.
Không còn quân Tưởng, bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách mất chỗ dựa cũng phải tháo chạy theo. Lực lượng vũ trang được lệnh tấn công bọn này đang chiếm đóng ở các tỉnh dọc theo đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Xứ ủy Bắc Kỳ giao cho đồng chí Bùi Quang Tạo - Xứ ủy viên phụ trách 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và đồng chí Bằng Giang tư lệnh Quân khu I chỉ đạo cuộc dẹp trừ bọn phản động, giải phóng các vùng chúng chiếm đóng. Tháng 6 năm 1946, quân ta bắt đầu tấn công bọn Việt Quốc ở Vĩnh Yên.
Tháng 6 năm 1946, Tỉnh ủy nhận được chỉ thị của Trung ương về nhiệm vụ tấn công bọn phản động Việt Quốc, đã nhanh chóng quyết định chuyển toàn bộ lực lượng vũ trang từ khu Vần, Bảo Long sang bên tả ngạn sông Hồng đóng ở Văn Phú, Bách Lẫm để đón đánh địch từ thị xã Phú Thọ chạy lên và chuẩn bị giải phóng thị xã Yên Bái. Bộ phận Việt Quốc ở Phú Thọ chạy lên bị quân ta diệt hơn chục tên. Bọn Việt Quốc ở thị xã Yên Bái hoảng sợ di chuyển lên Nga Quán. Bái Dương, Xuân Lan bị ta bao vây bắt gần hết. Số chạy thoát lên với bọn ở Mậu A tháo chạy đi Lào Cai. Thị xã Yên Bái được giải phóng. Tiếp đó trung đoàn Phú Yên đưa hai tiểu đoàn vào Nghĩa Lộ truy kích ở Than Uyên và Văn Bàn; một tiểu đoàn lên Lục Yên phối hợp lực lượng vũ trang Hà Giang giải phóng Phố Ràng, Bảo Hà.
Từ tháng 8 năm 1946 Đảng bộ Yên Bái đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua vô vàn khó khăn, phức tạp, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng; góp sức cùng cả nước làm thất bại âm mưu của quân Tưởng và sự chống phá điên cuồng của bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách; từng bước xây dựng mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tạo ra những cơ sở quan trọng cho từng bước phát triển tiếp theo của cách mạng.
Thắng lợi đó là do Đảng bộ, Chính quyền cách mạng đã dựa chắc vào nhân dân các dân tộc. Sau khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn ít, trang bị chưa hiện đại, kinh tế, xã hội cực kỳ khó khăn, phức tạp. Nhưng ta có chỗ dựa vững chắc là hàng chục vạn đồng bào các dân tộc vừa được giải phóng, đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng bộ, chính quyền cách mạng đã biết động viên, phát huy sức mạnh đó; tổ chức các phong trào quần chúng rầm rộ: toàn dân đi học, xóa mù chữ, toàn dân cô lập quân Tưởng và chống bọn phản động Việt Quốc. Khối đại đoàn kết toàn dân là nguồn gốc quyết định thắng lợi cách mạng.
Tuy nhiên bên cạnh thắng lợi, thời kỳ này một số cán bộ ta không thấy hết được bản chất côn đồ, lưu manh của bọn phản động Việt Quốc, vì thế còn phần nào ảo tưởng, mất cảnh giác.
Bài học rút ra từ thời kỳ này trong điều kiện kẻ thù tạm thời chiếm ưu thế, đang điên cuồng chống phá cách mạng, việc giữ bí mật và bảo vệ cơ quan lãnh đạo cách mạng có ý nghĩa sống còn; mất cảnh giác, để lộ bí mật cơ quan lãnh đạo có thể dẫn tới những hậu quả không lường được.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
4883 lượt xem
Ban Biên tập
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã vùng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Nhưng chính quyền nhân dân mới được thành lập đã phải đối phó với nhiều kẻ thù cả bên trong và bên ngoài, tình thế hết sức hiểm nghèo.Với danh nghĩa quân Đồng Minh tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, quân đội một số nước đã kéo vào nước ta: gần 20 vạn quân Tưởng ở phía Bắc vĩ tuyến 16 và hàng vạn quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16.
Nấp dưới bóng quân Anh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Hàng vạn quân Nhật còn lại trên đất nước ta cũng tham gia chống lại chính quyền cách mạng.
Lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), từ lâu sống dựa vào chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, theo chân quân đội Tưởng kéo về nước chống phá cách mạng.
Thêm vào đó, chính quyền cách mạng còn phải tiếp thu cả một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa trầm trọng. Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội nặng nề, kinh nghiệm quản lý chính quyền chưa có.
Trước tình hình ấy, Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của nhân dân ta là giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, diệt trừ bọn phản động, cải thiện đòi sống của nhân dân. Muốn vậy phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc; xây dựng và củng cố mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội và ngoại giao; kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống “giặc dốt’, “giặc đói”.
Chính quyền cách mạng Yên Bái mới được thành lập đã phải đương đầu ngay với những khó khăn chồng chất. Nhiều địa phương tiếp tục bị nạn đói đe dọa nghiêm trọng. Các vùng ven sông Hồng bị lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về mùa màng và tài sản. Khi chính quyền mới tiếp quản tỉnh lỵ, kho bạc, lương thực, hàng hóa trống rỗng. Gần 100% dân mù chữ, các tệ nạn xã hội trầm trọng. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các châu, huyện chưa kịp củng cố, cấp xã mới lập được ở vùng căn cứ cách mạng, còn phần lớn vẫn giữ nguyên như cũ. Công việc cách mạng dồn dập, bề bộn nhưng cán bộ, đảng viên rất ít, lại thiếu kinh nghiệm quản lý xã hội. Trong khi đó, ngày 28/9/1945, toán tiền trạm của quân Tưởng từ Lào Cai đến Yên Bái, tiếp theo là hàng vạn tên của quân đoàn 50 kéo xuống. Một cánh quân khác của Tưởng từ Hàm Yên (Tuyên Quang) tràn sang huyện Yên Bình. Quân Tưởng đòi giải tán chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang ta, ép ta cung cấp cho chúng lương thực, thực phẩm. Ở huyện Yên Bình, mỗi ngày chúng bắt ta phải nộp 2 tấn gạo. Ngoài ra, còn tìm mọi cách để phá rối trật tự xã hội, dùng tiền Quan kim vô giá trị mua cướp của cải, hàng hóa của dân ta, che chở cho một số người Hoa đầu cơ, tích trữ hàng hóa làm rối loạn thị trường, giá cả.
Đi theo và dựa vào quân Tưởng, bọn Việt Quốc ra sức hoạt động chống phá cách mạng. Bọn này lập ra cái gọi là Tỉnh đảng bộ, do tên Vũ Nguyên Hải làm chủ nhiệm. Chúng lợi dụng uy tín của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học tuyên truyền, lừa bịp một số quần chúng, thanh niên chưa thật hiểu cách mạng nhẹ dạ vào các tổ chức: “Việt Nam quốc gia thanh niên đoàn”, “Việt Nam kỳ hào hội”, “Quốc dân quân”, “Ty liêm phóng”, “ Ty hiến binh”. Ở những nơi chúng tạm thời kiểm soát bọn Việt Quốc ra sức lùng bắt cán bộ, các hội viên cứu quốc, gây ra nhiều vụ bắt cóc để tống tiền làm cho nhân dân vô cùng căm ghét. Trắng trợn hơn, chúng còn tấn công lực lượng vũ trang ta đóng ở đồn điền Blăng (Nam Cường); đóng giả quân Tưởng đến phòng thông tin của Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh bắt đồng chí Nguyễn Phúc - Phó Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời tỉnh và 8 cán bộ, nhân viên khác; tổ chức bắt cóc đồng chí Nguyễn Văn Chí, ủy viên Ty công an phụ trách thị xã. Sau khi tra tấn dã man nhưng không sao khuất phục được, chúng lén lút sát hại đồng chí Nguyễn Phúc và số cán bộ này.
Trước âm mưu thủ đoạn của quân Tưởng và những hành động chống phá cách mạng điên cuồng của bọn Việt Quốc, Tỉnh ủy quán triệt chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc" (11/1945) của Ban thường vụ Trung ương Đảng và xác định: nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này của tỉnh là bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng; dẹp trừ bọn Việt Quốc, từng bước cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc. Chính quyền cách mạng là thành quả và kết tinh cao nhất của khởi nghĩa tháng Tám. Mất chính quyền là mất tất cả. Cho nên bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ sống còn. Để hoàn thành các nhiệm vụ trên đây phải tăng cường đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đập tan mọi luận điệu lừa bịp, lôi kéo quần chúng của bọn Việt Quốc; xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng các cấp, lực lượng vũ trang, công an, tự vệ; đẩy mạnh phong trào nhường cơm sẻ áo, sản xuất, tiết kiệm, diệt giặc đói, diệt giặc dốt, bài trừ các tệ nạn xã hội.
Đối với quân Tưởng, Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời vận dụng chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ về nguyên tắc phải giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và các thành quả cách mạng nhưng về sách lược cần hết sức mềm dẻo, tránh xung đột, tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh đuổi chúng về nước. Đầu tháng 9 năm 1945, ta rút đại bộ phận lực lượng và các cơ quan Đảng, Chính quyền khỏi thị xã, chuyển sang bên hữu ngạn sông Hồng; bố trí các đơn vị vũ trang hình thành thế bao vây, ngăn chặn không cho quân Tưởng mở rộng vi phạm hoạt động. Do đó đã tránh được xung đột, hạn chế đến mức thấp nhất sự phá hoại của chúng.
Đối với bọn phản động Việt Quốc, ta tìm mọi cách khống chế các sào huyệt của chúng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vạch trần bộ mặt phản động, hại nước và bản chất lưu manh, côn đồ của chúng trước nhân dân; đồng thời kiên quyết trừng trị các toán quân của chúng xâm nhập vào vùng ta. Tháng 11 năm 1945 quân ta đánh bại toán quân Việt Quốc từ thị xã Yên Bái kéo vào Bảo Long - Vần định đánh úp các cơ quan lãnh đạo của tỉnh và đánh tan một toán khác định vào cướp kho vũ khí ở Hiền Lương. Dân quân Báo Đáp đánh đổ một toa xe lửa của chúng ở cống Từ Mẫu (Cổ Phúc). Đơn vị quân Việt Quốc từ Than Uyên và Văn Bàn xuống Nghĩa Lộ, ra Mỵ bị du kích ta chặn đánh quyết liệt ở Tú Lệ, Ba Khe, Đèo Ách phải tháo chạy về Lào Cai. Ở Lục Yên, Quản Lộc - một tên Việt Quốc khét tiếng gian ác, tụ tập tay chân chống phá cách mạng cũng bị ta trừng trị thích đáng.
Đi đôi với cuộc đấu tranh quân Tưởng và bọn phản động Việt Quốc, ta còn tập trung củng cố và xây dựng mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.
Tháng 9 năm 1945, đồng chí Vũ Dương lên thông báo quyết định của Trung ương về việc giải thể Ban cán sự liên tỉnh Phú - Yên thành lập Tỉnh ủy Yên Bái. Đồng chí Ngô Minh Loan tiếp tục làm Bí thư Tỉnh Yên Bái và kiêm thêm nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng phong trào cách mạng tỉnh Lào Cai. Do đồng chí Ngô Minh Loan phải tập trung chỉ đạo công tác ở Lào Cai, cuối năm 1945 đồng chí Lý Bạch Luân được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đặc biệt. Nhiều quần chúng tích cực trưởng thành trong các phong trào kháng Nhật, cứu nước, khởi nghĩa Tháng Tám được lựa chọn bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Đến tháng 8 năm 1946, số đảng viên của Đảng bộ Yên Bái là 35 đồng chí. Về chính quyền, Tỉnh ủy chỉ đạo kiện toàn củng cố 2 đợt vào cuối và giữa năm 1946. Ở cấp xã khi cách mạng mới thành công, do thiếu cán bộ nên ta chủ trương tạm thời để những chức dịch chế độ cũ có uy tín nhất định trong nhân dân tiếp tục nắm quyền quản lý xã hội. Đến các đợt củng cố, kiện toàn này ta mới đưa những quần chúng trung kiên của Đảng thay thế họ. Các đoàn thể cứu quốc được mở rộng ra khắp nơi, số hội viên lên tới hàng vạn người. Phong trào quần chúng thi đua thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ phát triển mạnh mẽ.
Tháng 12 năm 1945, tỉnh thành lập trung đoàn Phú - Yên, nòng cốt là lực lượng vũ trang của Yên Bái và một đại đội của Phú Thọ; đồng chí Trần Thế Môn làm trung đoàn trưởng, đồng chí Bình Phương làm chính ủy. Du kích, tự vệ xã cũng được chú trọng củng cố, phát triển. Lực lượng vũ trang được bổ sung quân số, vũ khí, tổ chức được các đợt học tập chính trị, văn hóa, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật nên khả năng chiến đấu được nâng lên rõ rệt.
Về kinh tế, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh xác định nhiệm vụ cấp bách là giải quyết nạn đói và kêu gọi nhân dân toàn tỉnh thực hiện khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh “nhường cơm sẻ áo”, nhà có giúp nhà đang đói bằng tương trợ, cho vay. Đồng thời phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện “tấc đất, tấc vàng”. Ruộng vắng chủ, ruộng hoang tạm thời đem chia cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng. Thực hiện giảm thuế điền thổ 20%, giảm tô 25%, xóa bỏ thuế thân. Phong trào trồng cây ngắn ngày (khoai lang, ngô, đỗ, lạc) được phát triển khắp các xã vùng thấp của tỉnh. Nhờ tất cả các biện pháp trên đây cho nên nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân dần dần ổn định. Lòng tin của nhân dân vào cách mạng được củng cố vững chắc.
Ngày 4 tháng 9 năm 1945, Chính phủ ra sắc lệnh về việc đặt “Quỹ độc lập” và tổ chức “Tuần lễ vàng” động viên mọi người dân yêu nước, tha thiết với cách mạng, tự nguyện đóng góp ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc. Thực hiện pháp lệnh này, nhân dân trong tỉnh phấn khởi góp quỹ cứu nước. Các khẩu hiệu “Hãy đem vàng rửa hận cho Tổ quốc”, “Hãy đem vàng để đổi lấy tự do” xuất hiện khắp nơi. Chỉ trong một ngày ở phố Cát Tường (Yên Bình) có 50 gia đình ủng hộ cách mạng 0,7 lạng vàng, 20 lạng bạc, gần 1.000 đồng Đông Dương. Ở khu Vần, nhân dân quyên góp được 2,1 lạng vàng, 20 lạng bạc và 12.616 đồng Đông Dương. Ở phố Nghĩa Lộ đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân tổng cộng là 11 lạng vàng, 22 lạng bạc và 20.000 đồng tiền Đông Dương, trong đó nhiều nhất là gia đình ông Nguyễn Văn Triện ủng hộ 4 lạng vàng và con gái ông cũng ủng hộ 1 lạng vàng. Hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, nhân dân các địa phương của tỉnh Yên Bái đã đóng góp gần 20 lạng vàng, 200 lạng bạc và 3.000.000 đồng Đông Dương.
Sau khi giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Việt Nam Quốc dân đảng, ta tách ra thành hai ủy ban:
- Ủy ban Hành chính do ông Lê Hữu Chỉnh làm Chủ tịch.
- Ủy ban Kháng chiến do ông Trần Đình Khánh làm Chủ tịch.
Văn hóa, xã hội được chú trọng. Đảng bộ, chính quyền cách mạng tập trung xóa nạn mù chữ và các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ban bình dân học vụ các cấp được thành lập. Hàng trăm người có trình độ văn hóa đã xung phong tới các làng, bản vận động nhân dân đi học. Phương châm do Bác Hồ đề ra: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, vợ chưa biết thì chồng bảo, ai ai cũng phải ra sức học tập trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Mọi người dân đều có thể học ở chợ, trên đường đi, các lớp buổi tối. Chỉ trong vòng một năm, hàng vạn người đọc thông viết thạo. Một số tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc giảm hẳn. Tình đoàn kết các dân tộc, tình đồng chí, tương trợ, giúp đỡ nhau được củng cố, trở thành lẽ sống hàng ngày. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được coi trọng, vận động số cán bộ y tế chế độ cũ tiếp tục làm việc, đồng thời chọn cử người đi đào tạo chuẩn bị cho bộ máy y tế của tỉnh sau này.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Cuộc bầu cử ở Yên Bái kết thúc tốt đẹp. Đồng bào các dân tộc Yên Bái đã bầu 2 đại biểu vào Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I. Thắng lợi này giáng một đòn nặng vào âm mưu chia rẽ và phá hoại của quân Tưởng và bọn phản động Việt Quốc, nâng cao uy thế và vị thế hợp pháp của chính quyền cách mạng, thể hiện sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Đây còn là dịp giáo dục quần chúng lòng yêu nước, ý thức làm chủ, nghĩa vụ công dân của nước độc lập.
Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết ở Trùng Khánh đã cho Pháp được quyền đem quân thay quân Tưởng ở miền Bắc Đông Dương. Để bù lại, Pháp trả cho Tưởng các tô giới Pháp ở Trung Quốc và đường xe lửa Vân Nam. Hàng hóa của Tưởng qua cảng Hải Phòng được miễn thuế. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp đề nhanh chóng đuổi quân Tưởng về nước, tập trung lực lượng đập tan bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định qui định Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có Chính phủ riêng, nghị viện, quân đội, tài chính riêng, nằm trong liên bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp cam kết thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề thống nhất Việt Nam; Chính phủ Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng và trong thời gian 5 năm phải rút hết ra khỏi Việt Nam; hai bên chấm dứt xung đột để đàm phán chính thức.
Với chủ trương “hòa để tiến” của Trung ương Đảng và Hiệp định sơ bộ, cách mạng nước ta vượt qua được thế ngàn cân treo sợi tóc cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhằm tập trung vào kẻ thù chính, lâu dài của cách mạng nước ta là thực dân Pháp.
Theo quy định của Hiệp ước Hoa - Pháp, đến ngày 31 tháng 3 năm 1946 quân Tưởng phải rút khỏi miền Bắc Đông Dương. Nhưng đến giữa tháng 6 năm 1946 chúng mới bắt đầu rời khỏi Hà Nội và đến tháng 9 năm 1946 mới hoàn thành việc rút quân.
Không còn quân Tưởng, bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách mất chỗ dựa cũng phải tháo chạy theo. Lực lượng vũ trang được lệnh tấn công bọn này đang chiếm đóng ở các tỉnh dọc theo đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Xứ ủy Bắc Kỳ giao cho đồng chí Bùi Quang Tạo - Xứ ủy viên phụ trách 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và đồng chí Bằng Giang tư lệnh Quân khu I chỉ đạo cuộc dẹp trừ bọn phản động, giải phóng các vùng chúng chiếm đóng. Tháng 6 năm 1946, quân ta bắt đầu tấn công bọn Việt Quốc ở Vĩnh Yên.
Tháng 6 năm 1946, Tỉnh ủy nhận được chỉ thị của Trung ương về nhiệm vụ tấn công bọn phản động Việt Quốc, đã nhanh chóng quyết định chuyển toàn bộ lực lượng vũ trang từ khu Vần, Bảo Long sang bên tả ngạn sông Hồng đóng ở Văn Phú, Bách Lẫm để đón đánh địch từ thị xã Phú Thọ chạy lên và chuẩn bị giải phóng thị xã Yên Bái. Bộ phận Việt Quốc ở Phú Thọ chạy lên bị quân ta diệt hơn chục tên. Bọn Việt Quốc ở thị xã Yên Bái hoảng sợ di chuyển lên Nga Quán. Bái Dương, Xuân Lan bị ta bao vây bắt gần hết. Số chạy thoát lên với bọn ở Mậu A tháo chạy đi Lào Cai. Thị xã Yên Bái được giải phóng. Tiếp đó trung đoàn Phú Yên đưa hai tiểu đoàn vào Nghĩa Lộ truy kích ở Than Uyên và Văn Bàn; một tiểu đoàn lên Lục Yên phối hợp lực lượng vũ trang Hà Giang giải phóng Phố Ràng, Bảo Hà.
Từ tháng 8 năm 1946 Đảng bộ Yên Bái đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua vô vàn khó khăn, phức tạp, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng; góp sức cùng cả nước làm thất bại âm mưu của quân Tưởng và sự chống phá điên cuồng của bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách; từng bước xây dựng mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tạo ra những cơ sở quan trọng cho từng bước phát triển tiếp theo của cách mạng.
Thắng lợi đó là do Đảng bộ, Chính quyền cách mạng đã dựa chắc vào nhân dân các dân tộc. Sau khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn ít, trang bị chưa hiện đại, kinh tế, xã hội cực kỳ khó khăn, phức tạp. Nhưng ta có chỗ dựa vững chắc là hàng chục vạn đồng bào các dân tộc vừa được giải phóng, đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng bộ, chính quyền cách mạng đã biết động viên, phát huy sức mạnh đó; tổ chức các phong trào quần chúng rầm rộ: toàn dân đi học, xóa mù chữ, toàn dân cô lập quân Tưởng và chống bọn phản động Việt Quốc. Khối đại đoàn kết toàn dân là nguồn gốc quyết định thắng lợi cách mạng.
Tuy nhiên bên cạnh thắng lợi, thời kỳ này một số cán bộ ta không thấy hết được bản chất côn đồ, lưu manh của bọn phản động Việt Quốc, vì thế còn phần nào ảo tưởng, mất cảnh giác.
Bài học rút ra từ thời kỳ này trong điều kiện kẻ thù tạm thời chiếm ưu thế, đang điên cuồng chống phá cách mạng, việc giữ bí mật và bảo vệ cơ quan lãnh đạo cách mạng có ý nghĩa sống còn; mất cảnh giác, để lộ bí mật cơ quan lãnh đạo có thể dẫn tới những hậu quả không lường được.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)