Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2019 quy định 4 điều cần làm và 8 điều không được làm của người làm báo.
Chiều 25/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Quy tắc này quy định cụ thể 4 điều cần làm và 8 điều không được làm của người làm báo Việt Nam khi tham gia mạng xã hội. Quy tắc này có hiệu lực từ 1/1/2019.
Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam quy định cụ thể 8 điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội. Trong đó, đáng chú ý là: vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật; Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác; Đăng tải các tin, bài, phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại...
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: người làm báo khi tham gia cộng đồng mạng không chỉ là thành viên tham gia mạng xã hội mà còn là người dẫn dắt dư luận. Thời gian qua, một số nhà báo đưa ra quan điểm cá nhân tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt ảnh hưởng tới dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực. Ông Hồ Quang Lợi cho rằng: Quy tắc này đã cụ thể hóa Luật Báo chí và Quy định đạo đức nghề nghiệp, do đó mỗi nhà báo, hội viên sẽ xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của mình khi tham gia mạng xã hội. Các cơ quan báo chí cũng có thêm công cụ để quản lý phóng viên của mình khi tham gia mạng xã hội.
“10 quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam bao quát toàn bộ những vấn đề liên quan đến đạo đức khi chúng ta hành nghề. Riêng điều 5 quy định riêng cho mạng xã hội của người làm báo. Cho nên bản quy tắc này, đó là cụ thể hóa điều 5 trong 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp. Nó không mâu thuẫn mà là phát triển, sự cụ thể hóa cho dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Như thế việc thực hiện bộ quy tắc về mạng xã hội chính là chúng ta đang thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết./.
1345 lượt xem
Theo VOV
Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2019 quy định 4 điều cần làm và 8 điều không được làm của người làm báo.Chiều 25/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Quy tắc này quy định cụ thể 4 điều cần làm và 8 điều không được làm của người làm báo Việt Nam khi tham gia mạng xã hội. Quy tắc này có hiệu lực từ 1/1/2019.
Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam quy định cụ thể 8 điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội. Trong đó, đáng chú ý là: vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật; Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác; Đăng tải các tin, bài, phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại...
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: người làm báo khi tham gia cộng đồng mạng không chỉ là thành viên tham gia mạng xã hội mà còn là người dẫn dắt dư luận. Thời gian qua, một số nhà báo đưa ra quan điểm cá nhân tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt ảnh hưởng tới dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực. Ông Hồ Quang Lợi cho rằng: Quy tắc này đã cụ thể hóa Luật Báo chí và Quy định đạo đức nghề nghiệp, do đó mỗi nhà báo, hội viên sẽ xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của mình khi tham gia mạng xã hội. Các cơ quan báo chí cũng có thêm công cụ để quản lý phóng viên của mình khi tham gia mạng xã hội.
“10 quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam bao quát toàn bộ những vấn đề liên quan đến đạo đức khi chúng ta hành nghề. Riêng điều 5 quy định riêng cho mạng xã hội của người làm báo. Cho nên bản quy tắc này, đó là cụ thể hóa điều 5 trong 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp. Nó không mâu thuẫn mà là phát triển, sự cụ thể hóa cho dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Như thế việc thực hiện bộ quy tắc về mạng xã hội chính là chúng ta đang thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết./.
Các bài khác
- Chấn chỉnh thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ (27/12/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/12 (17/12/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 19-23/11 (26/11/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-16/11 (19/11/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 10/2018 (05/11/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/10/2018 (29/10/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 8-12/10/2018 (15/10/2018)
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018 (08/10/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 1-5/10 (08/10/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24-28/9 (01/10/2018)
Xem thêm »