CTTĐT - Để chủ động trong công tác phòng, chống dich bệnh, phòng,chống đói rét cho đàn vật nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn, phối hợp với các xã, phường tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi. Chủ động dự trữ nguồn thức ăn, tổ chức tiêm các loại vắc xin phòng bệnh và phun thuốc tiêu độc, khử trùng các khu chăn nuôi. Do chú trọng các biện pháp chỉ đạo, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố không có dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi.
Người dân bổ sung nguồn thức ăn giàu tinh bột cho đàn vật nuôi.
Gia đình anh Phạm Trường Giang, thôn 3 xã Văn Phú, thành phố Yên Bái hiện đang duy trì đàn lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm trên 150 con, trong đó chủ yếu là lợn rừng thương phẩm. Để đảm bảo cho đàn lợn được sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh phát sinh, tăng cường sức đề kháng chống chọi với thời tiết mùa Đông, ngay từ đầu vụ, gia đình anh Giang đã chuẩn bị sẵn các vật liệu để che chắn chuồng trại. Có chế độ chăm sóc hợp lý, tăng cường bổ sung thêm các các Vitamin và khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cho đàn lợn.
Nhờ chú trọng các biện pháp trong chăm sóc, bảo vệ, nên đàn lợn gia đình anh Giang đều phát triển tốt, không phát sinh mầm bệnh. Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Giang đã xuất bán và thu về trên 400 triệu đồng. Anh Giang cho biết: Thời tiết mùa Đông, giá rét về chế độ chăn nuôi của vật nuôi nói chung và con lợn nói riêng, gia đình tôi thường chú ý cho lợn ăn đúng chế độ dinh dưỡng, tăng cường khẩu phần ăn bằng chất tinh bột, chất khoáng. Về chế độ chăn thả, chuồng phải được che chắn ấm áp, thoáng đãng. Gia đình tôi thường dùng bạt để che chắn và dưới nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học bằng chấu hoặc mùn cưa và đệm lót Balasa ủ men để giữ ấm cho đàn lợn. Đối với đàn lợn con chúng tôi thường dùng bóng úm, tận dụng nguồn chất thải biogas làm đèn sưởi cho lợn con.
Phát triển nghề chăn nuôi bò theo hướng bán công nghiệp được hơn 10 năm nay. Hiện gia đình anh Bùi Văn Trung, thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đang duy trì 10 con bò, trong đó có 5 bò sinh sản và 5 bê. Hàng năm gia đình anh xuất bán 5 bê con, thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/năm. Rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn bò trong thời tiết mùa Đông. Gia đình anh Trung đã chủ động dữ trữ thức ăn, che chắn chuồng trại bảo đảm giữ ấm cho đàn bò. Bên cạnh đó, anh luôn chú trọng chế độ chăn thả hợp lý, không chăn thả đàn bò sáng sớm khi thời tiết giá rét. Thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn bò, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo cho đàn bò sinh trưởng phát triền tốt.
Theo kết quả thống kê, hiện xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đang duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm gần 10 nghìn con gia súc, gia cầm. Nhiều năm qua, phát huy lợi thế về đất đai và nguồn lao động, nhân dân xã Văn Phú đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Từ phát triển chăn nuôi nhiều hộ đã thoát nghèo và trở lên khá giả, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội xã phát triển. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành chăn nuôi trên địa bàn xã phát triển bền vững, hàng năm xã đều chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống các thôn nắm bắt, giám sát về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tổ chức hướng dẫn phổ biến cho nhân dân các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Trong đó, có các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh và phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ nguồn thức ăn, tổ chức tiêm các loại vắc xin phòng bệnh và phun thuốc tiêu độc, khử trùng các khu chăn nuôi.
Đến nay, Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố đã thực hiện tiêm phòng tụ huyết trùng cho trâu, bò được 1.000 liều; Tiêm phòng tụ huyết trùng, phó thương hàn lợn được 6.000 liều; tiêm phòng dịch tả lợn được 6.000 liều. Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc được tăng cường, kiểm tra vệ sinh thú y được gần 1.500 lượt.
Cùng với sự chủ động tích cực của các cấp, các ngành và người chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống đói rét, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Mặc dù gía cả thị trường có nhiều biến động, song các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố vẫn duy trì tốt số đầu đàn theo quy mô. Hiện người dân đang tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm để cung cấp ra thị trường cuối năm. Tuy nhiên, do thời tiết, khí hậu biến đổi khó lường, rét đậm, rét hại có thể tiếp tục được tăng cường. Thành phố tăng cường chỉ đạo cán bộ chuyên môn giám sát tốt về tình hình dịch bệnh. Phổ biến hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăn nuôi an toàn, hiệu quả. Hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trên địa bàn phát triển bền vững./.
1371 lượt xem
CTV: Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động trong công tác phòng, chống dich bệnh, phòng,chống đói rét cho đàn vật nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn, phối hợp với các xã, phường tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi. Chủ động dự trữ nguồn thức ăn, tổ chức tiêm các loại vắc xin phòng bệnh và phun thuốc tiêu độc, khử trùng các khu chăn nuôi. Do chú trọng các biện pháp chỉ đạo, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố không có dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi.Gia đình anh Phạm Trường Giang, thôn 3 xã Văn Phú, thành phố Yên Bái hiện đang duy trì đàn lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm trên 150 con, trong đó chủ yếu là lợn rừng thương phẩm. Để đảm bảo cho đàn lợn được sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh phát sinh, tăng cường sức đề kháng chống chọi với thời tiết mùa Đông, ngay từ đầu vụ, gia đình anh Giang đã chuẩn bị sẵn các vật liệu để che chắn chuồng trại. Có chế độ chăm sóc hợp lý, tăng cường bổ sung thêm các các Vitamin và khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cho đàn lợn.
Nhờ chú trọng các biện pháp trong chăm sóc, bảo vệ, nên đàn lợn gia đình anh Giang đều phát triển tốt, không phát sinh mầm bệnh. Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Giang đã xuất bán và thu về trên 400 triệu đồng. Anh Giang cho biết: Thời tiết mùa Đông, giá rét về chế độ chăn nuôi của vật nuôi nói chung và con lợn nói riêng, gia đình tôi thường chú ý cho lợn ăn đúng chế độ dinh dưỡng, tăng cường khẩu phần ăn bằng chất tinh bột, chất khoáng. Về chế độ chăn thả, chuồng phải được che chắn ấm áp, thoáng đãng. Gia đình tôi thường dùng bạt để che chắn và dưới nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học bằng chấu hoặc mùn cưa và đệm lót Balasa ủ men để giữ ấm cho đàn lợn. Đối với đàn lợn con chúng tôi thường dùng bóng úm, tận dụng nguồn chất thải biogas làm đèn sưởi cho lợn con.
Phát triển nghề chăn nuôi bò theo hướng bán công nghiệp được hơn 10 năm nay. Hiện gia đình anh Bùi Văn Trung, thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đang duy trì 10 con bò, trong đó có 5 bò sinh sản và 5 bê. Hàng năm gia đình anh xuất bán 5 bê con, thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/năm. Rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn bò trong thời tiết mùa Đông. Gia đình anh Trung đã chủ động dữ trữ thức ăn, che chắn chuồng trại bảo đảm giữ ấm cho đàn bò. Bên cạnh đó, anh luôn chú trọng chế độ chăn thả hợp lý, không chăn thả đàn bò sáng sớm khi thời tiết giá rét. Thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn bò, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo cho đàn bò sinh trưởng phát triền tốt.
Theo kết quả thống kê, hiện xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đang duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm gần 10 nghìn con gia súc, gia cầm. Nhiều năm qua, phát huy lợi thế về đất đai và nguồn lao động, nhân dân xã Văn Phú đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Từ phát triển chăn nuôi nhiều hộ đã thoát nghèo và trở lên khá giả, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội xã phát triển. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành chăn nuôi trên địa bàn xã phát triển bền vững, hàng năm xã đều chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống các thôn nắm bắt, giám sát về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tổ chức hướng dẫn phổ biến cho nhân dân các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Trong đó, có các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh và phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ nguồn thức ăn, tổ chức tiêm các loại vắc xin phòng bệnh và phun thuốc tiêu độc, khử trùng các khu chăn nuôi.
Đến nay, Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố đã thực hiện tiêm phòng tụ huyết trùng cho trâu, bò được 1.000 liều; Tiêm phòng tụ huyết trùng, phó thương hàn lợn được 6.000 liều; tiêm phòng dịch tả lợn được 6.000 liều. Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc được tăng cường, kiểm tra vệ sinh thú y được gần 1.500 lượt.
Cùng với sự chủ động tích cực của các cấp, các ngành và người chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống đói rét, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Mặc dù gía cả thị trường có nhiều biến động, song các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố vẫn duy trì tốt số đầu đàn theo quy mô. Hiện người dân đang tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm để cung cấp ra thị trường cuối năm. Tuy nhiên, do thời tiết, khí hậu biến đổi khó lường, rét đậm, rét hại có thể tiếp tục được tăng cường. Thành phố tăng cường chỉ đạo cán bộ chuyên môn giám sát tốt về tình hình dịch bệnh. Phổ biến hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăn nuôi an toàn, hiệu quả. Hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trên địa bàn phát triển bền vững./.