Danh mục giá thị trường hàng hóa, dịch vụ báo cáo gồm các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm tính đại diện cho các nhóm hàng hóa dịch vụ: lương thực, thực phẩm; vật tư nông nghiệp; đồ uống; vật liệu xây dựng, chất đốt và nước sinh hoạt; thuốc chữa bệnh cho người; dịch vụ y tế; giao thông; dịch vụ giáo dục...
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 116/2018/TT-BTC quy định chế độ báo cáo giá thị trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2019.
Theo đó, cơ quan, tổ chức báo cáo giá thị trường bao gồm: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính; phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về kỳ báo cáo: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ ngày cuối cùng hàng tháng, quý, năm thực hiện tổng hợp số liệu báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; gửi báo cáo giá thị trường về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) trước ngày 05 tháng tiếp theo của kỳ báo cáo; đối với các tháng cuối quý (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12), thực hiện báo cáo giá thị trường tương ứng 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng (gọi chung là báo cáo dài hạn).
Nội dung báo cáo tháng và báo cáo dài hạn gồm: Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình thị trường, giá cả trong kỳ nêu rõ diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của địa phương trong kỳ báo cáo; phân tích thực trạng, nguyên nhân của các yếu tố tác động đến CPI; thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định.
Phần thứ hai: Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá của địa phương đã triển khai trong kỳ báo cáo, bao gồm các nội dung sau: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá; tình hình triển khai chương trình bình ổn thị trường và các biện pháp bình ổn giá tại địa phương (nếu có); tình hình thực hiện kê khai giá tại địa phương...
Phần thứ ba: Dự báo diễn biến mặt bằng giá thị trường tại địa phương trong kỳ tiếp theo.
Đối với báo cáo đột xuất: Cần báo cáo diễn biến giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ có giá biến động bất thường hoặc giá hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu báo cáo. Phân tích nguyên nhân biến động giá của mặt hàng báo cáo. Kiến nghị các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả. Báo cáo phải có biểu thống kê về mức giá của loại hàng hóa, dịch vụ trước, trong và sau ngày có biến động giá.
Danh mục giá thị trường hàng hóa, dịch vụ báo cáo gồm các mặt hàng thiết yếu, phù hợp với yêu cầu công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, chỉ đạo, điều hành, bình ổn giá của các cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương; bảo đảm tính đại diện cho các nhóm hàng hóa dịch vụ: lương thực, thực phẩm; vật tư nông nghiệp; đồ uống; vật liệu xây dựng, chất đốt và nước sinh hoạt; thuốc chữa bệnh cho người; dịch vụ y tế; giao thông; dịch vụ giáo dục; giải trí và du lịch; vàng, đô la Mỹ và các mặt hàng thuộc danh mục kê khai, đăng ký giá trên địa bàn nếu có.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/2/2019.
1585 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Danh mục giá thị trường hàng hóa, dịch vụ báo cáo gồm các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm tính đại diện cho các nhóm hàng hóa dịch vụ: lương thực, thực phẩm; vật tư nông nghiệp; đồ uống; vật liệu xây dựng, chất đốt và nước sinh hoạt; thuốc chữa bệnh cho người; dịch vụ y tế; giao thông; dịch vụ giáo dục...Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 116/2018/TT-BTC quy định chế độ báo cáo giá thị trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2019.
Theo đó, cơ quan, tổ chức báo cáo giá thị trường bao gồm: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính; phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về kỳ báo cáo: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ ngày cuối cùng hàng tháng, quý, năm thực hiện tổng hợp số liệu báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; gửi báo cáo giá thị trường về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) trước ngày 05 tháng tiếp theo của kỳ báo cáo; đối với các tháng cuối quý (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12), thực hiện báo cáo giá thị trường tương ứng 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng (gọi chung là báo cáo dài hạn).
Nội dung báo cáo tháng và báo cáo dài hạn gồm: Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình thị trường, giá cả trong kỳ nêu rõ diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của địa phương trong kỳ báo cáo; phân tích thực trạng, nguyên nhân của các yếu tố tác động đến CPI; thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định.
Phần thứ hai: Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá của địa phương đã triển khai trong kỳ báo cáo, bao gồm các nội dung sau: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá; tình hình triển khai chương trình bình ổn thị trường và các biện pháp bình ổn giá tại địa phương (nếu có); tình hình thực hiện kê khai giá tại địa phương...
Phần thứ ba: Dự báo diễn biến mặt bằng giá thị trường tại địa phương trong kỳ tiếp theo.
Đối với báo cáo đột xuất: Cần báo cáo diễn biến giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ có giá biến động bất thường hoặc giá hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu báo cáo. Phân tích nguyên nhân biến động giá của mặt hàng báo cáo. Kiến nghị các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả. Báo cáo phải có biểu thống kê về mức giá của loại hàng hóa, dịch vụ trước, trong và sau ngày có biến động giá.
Danh mục giá thị trường hàng hóa, dịch vụ báo cáo gồm các mặt hàng thiết yếu, phù hợp với yêu cầu công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, chỉ đạo, điều hành, bình ổn giá của các cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương; bảo đảm tính đại diện cho các nhóm hàng hóa dịch vụ: lương thực, thực phẩm; vật tư nông nghiệp; đồ uống; vật liệu xây dựng, chất đốt và nước sinh hoạt; thuốc chữa bệnh cho người; dịch vụ y tế; giao thông; dịch vụ giáo dục; giải trí và du lịch; vàng, đô la Mỹ và các mặt hàng thuộc danh mục kê khai, đăng ký giá trên địa bàn nếu có.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/2/2019.