CTTĐT - Những năm qua tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái có bước phát triển toàn diện. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, công tác chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm hơn, trong đó có đối tượng trẻ em nên tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi từ 21,6% năm 2011 giảm còn 19% năm 2015 và tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 31,3% năm 2011 xuống còn 29,3% năm 2015.
Chăm sóc trẻ em ở Trường mầm non Thực hành - TP Yên Bái
Đến nay, tỉnh Yên Bái đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu I ốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ 6-60 tháng tuổi được uống Vitamin A luôn duy trì trên 95%; ổn định cung cấp muối I ôt trên 90% hộ gia đình; Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 – 10 tuổi < 5%.
Để đạt được kết quả đó, năm 2015, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giám sát, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cải thiện tình trạng SDD trẻ em tại cộng đồng; thực hiện tiêm chủng, cân, đo cho trẻ dưới 5 tuổi thường xuyên, đầy đủ; bổ sung vitaminA cho trẻ 2 đợt/năm; cấp phát thuốc tẩy giun cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; giám sát kịp thời các bệnh truyền nhiễm trẻ em; phát thanh tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng, lợi ích của công tác tiêm chủng bà mẹ, trẻ em; tập huấn quản lý lồng ghép, điều trị trẻ SDD và phát hiện thừa cân, béo phí cho cán bộ y tế khoa nhi tại các bệnh viện các tuyến; cán bộ của các trung tâm y tế dự và cộng tác viên tại một số xã, phường...
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Trong năm 2015, Dự án “Thúc đẩy các giải pháp thay thế nhằm cải thiện dinh dưỡng trẻ em và an ninh lương thực cho những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khă” do tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản tài trợ được triển khai tại 9 xã của huyện Văn Chấn. Trong đó đã triển khai các hoạt động nhằm làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Dự án đã thành lập 94 Trung tâm giáo dục phục hồi dinh dưỡng tại các thôn; Cung cấp con giống, cây giống và tập huấn kỹ thuật cho các hộ để hỗ trợ phát triển vườn dinh dưỡng hộ gia đình nhằm đảm bảo nguồn lương thực sẵn có tại gia đình; Tổ chức các khóa đào tạo mạng lưới từ tỉnh đến thôn, bản… Các hoạt động của Dự án đã góp phần bảo đảm an ninh thực phẩm cho trẻ em ở các hộ nghèo thông qua các hoạt động nhằm tăng cường các nguồn thực phẩm tại hộ gia đình và tăng cường năng lực quản lý, các hỗ trợ từ cộng đồng và tạo môi trường hỗ trợ cho chương trình dinh dưỡng trẻ em.
Chương trình phát triển vùng do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tài trợ được triển khai tại 33 xã của 6 huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên trong đó có mục tiêu cải thiện dinh dưỡng cho và mẹ và trẻ em trong vùng dự án. Dự án cũng đã phối hợp với ngành y tế tổ chức 12 lớp tập huấn về dinh dưỡng cho mạng lưới và bà mẹ có con dưới 5 tuổi, xây dựng được 177 CLB dinh dưỡng giúp nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho các bà mẹ, qua đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Tuy đã đạt được kết quả trên, nhưng tình trạng SDD trẻ em tại một số vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao. Nguyên nhân là do người dân chậm thay đổi hành vi và thói quen trong chăm sóc trẻ; kinh tế còn thấp.
Hiện nay mặc dù công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều bà mẹ không cho con bú lâu dài và thường cho trẻ ăn bổ sung sớm, thiếu khoa học. Để đảm bảo bà mẹ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, trẻ không bị SDD trong những năm đầu đời theo các chuyên gia về dinh dưỡng, các bà mẹ khi có thai cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7 và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng. Đồng thời bổ sung VitaminA cho trẻ em và bà mẹ ngay sau sinh bằng cung cấp viên nang và cải thiện bữa ăn. Bổ sung sắt cho phụ nữ đặc biệt khi có thai; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong và sau khi mắc bệnh; chăm sóc, giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh giun sán; cân trẻ hàng tháng để theo dõi phát triển của bé; hạn chế cho trẻ ăn đồ rán và uống nước có ga…
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là vấn đề quan trọng cần được thực hiện đúng cách để giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, ngoài trách nhiệm chính của ngành y tế rất cần sự chung tay hơn nữa của các cấp, các ngành và cả cộng đồng. Có như vậy, công tác phòng, chống SDD trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới đạt được hiệu quả bền vững.
994 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái có bước phát triển toàn diện. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, công tác chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm hơn, trong đó có đối tượng trẻ em nên tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi từ 21,6% năm 2011 giảm còn 19% năm 2015 và tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 31,3% năm 2011 xuống còn 29,3% năm 2015.
Đến nay, tỉnh Yên Bái đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu I ốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ 6-60 tháng tuổi được uống Vitamin A luôn duy trì trên 95%; ổn định cung cấp muối I ôt trên 90% hộ gia đình; Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 – 10 tuổi
Để đạt được kết quả đó, năm 2015, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giám sát, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cải thiện tình trạng SDD trẻ em tại cộng đồng; thực hiện tiêm chủng, cân, đo cho trẻ dưới 5 tuổi thường xuyên, đầy đủ; bổ sung vitaminA cho trẻ 2 đợt/năm; cấp phát thuốc tẩy giun cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; giám sát kịp thời các bệnh truyền nhiễm trẻ em; phát thanh tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng, lợi ích của công tác tiêm chủng bà mẹ, trẻ em; tập huấn quản lý lồng ghép, điều trị trẻ SDD và phát hiện thừa cân, béo phí cho cán bộ y tế khoa nhi tại các bệnh viện các tuyến; cán bộ của các trung tâm y tế dự và cộng tác viên tại một số xã, phường...
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Trong năm 2015, Dự án “Thúc đẩy các giải pháp thay thế nhằm cải thiện dinh dưỡng trẻ em và an ninh lương thực cho những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khă” do tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản tài trợ được triển khai tại 9 xã của huyện Văn Chấn. Trong đó đã triển khai các hoạt động nhằm làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Dự án đã thành lập 94 Trung tâm giáo dục phục hồi dinh dưỡng tại các thôn; Cung cấp con giống, cây giống và tập huấn kỹ thuật cho các hộ để hỗ trợ phát triển vườn dinh dưỡng hộ gia đình nhằm đảm bảo nguồn lương thực sẵn có tại gia đình; Tổ chức các khóa đào tạo mạng lưới từ tỉnh đến thôn, bản… Các hoạt động của Dự án đã góp phần bảo đảm an ninh thực phẩm cho trẻ em ở các hộ nghèo thông qua các hoạt động nhằm tăng cường các nguồn thực phẩm tại hộ gia đình và tăng cường năng lực quản lý, các hỗ trợ từ cộng đồng và tạo môi trường hỗ trợ cho chương trình dinh dưỡng trẻ em.
Chương trình phát triển vùng do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tài trợ được triển khai tại 33 xã của 6 huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên trong đó có mục tiêu cải thiện dinh dưỡng cho và mẹ và trẻ em trong vùng dự án. Dự án cũng đã phối hợp với ngành y tế tổ chức 12 lớp tập huấn về dinh dưỡng cho mạng lưới và bà mẹ có con dưới 5 tuổi, xây dựng được 177 CLB dinh dưỡng giúp nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho các bà mẹ, qua đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Tuy đã đạt được kết quả trên, nhưng tình trạng SDD trẻ em tại một số vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao. Nguyên nhân là do người dân chậm thay đổi hành vi và thói quen trong chăm sóc trẻ; kinh tế còn thấp.
Hiện nay mặc dù công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều bà mẹ không cho con bú lâu dài và thường cho trẻ ăn bổ sung sớm, thiếu khoa học. Để đảm bảo bà mẹ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, trẻ không bị SDD trong những năm đầu đời theo các chuyên gia về dinh dưỡng, các bà mẹ khi có thai cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7 và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng. Đồng thời bổ sung VitaminA cho trẻ em và bà mẹ ngay sau sinh bằng cung cấp viên nang và cải thiện bữa ăn. Bổ sung sắt cho phụ nữ đặc biệt khi có thai; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong và sau khi mắc bệnh; chăm sóc, giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh giun sán; cân trẻ hàng tháng để theo dõi phát triển của bé; hạn chế cho trẻ ăn đồ rán và uống nước có ga…
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là vấn đề quan trọng cần được thực hiện đúng cách để giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, ngoài trách nhiệm chính của ngành y tế rất cần sự chung tay hơn nữa của các cấp, các ngành và cả cộng đồng. Có như vậy, công tác phòng, chống SDD trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới đạt được hiệu quả bền vững.