Yên Bái là tỉnh có bề dày truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân và lực lượng vũ trang (LLVT) Yên Bái tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh Tư liệu: Đại đội 90 Bộ đội địa phương huyện Lục Yên (năm 1953 - 1958)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kỳ (15/4/1945), đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, ngày 14/6/1945, tại Chùa Hiền Lương (Hạ Hòa - Phú Thọ), đội du kích tập trung của căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương được thành lập lấy tên là Đội du kích Âu Cơ (tiền thân của bộ đội địa phương tỉnh). Lúc đầu chỉ có 23 chiến sỹ, vũ khí gồm 1 súng trung liên, 11 súng trường do nhân dân lấy được của Pháp và các loại vũ khí thô sơ khác. Ngày 20/6/1945, Đội đã có trận đánh phục kích đầu tiên tại làng Vần. Thắng lợi trong trận đánh đầu tiên của du kích đã gây được lòng tin với nhân dân, một số làng thành lập du kích phấn khởi hăng say luyện tập và canh gác tuần phòng, một số thanh niên thị xã Yên Bái cũng tình nguyện tham gia, do đó, Đội du kích Âu Cơ đã phát triển tới 127 người.
Ngay sau khi ra đời, ngày 30/6/1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Phú Thọ - Yên Bái khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa và thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng. Ban cán sự đã họp ra chủ trương gấp rút củng cố lực lượng và phát triển quần chúng, mở rộng khu căn cứ cách mạng tổ chức các Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các xã trong khu căn cứ; biên chế lại đội du kích gồm 230 chiến sỹ thành trung đội và phân công để một bộ phận nhỏ ở lại bảo vệ khu căn cứ, còn lại chia làm 3 mũi tiến quân vào giải phóng Nghĩa Lộ, lấy nơi này làm bàn đạp để phát triển sang các châu, huyện lân cận.
Ngày 6/7/1945, các mũi tiến công hội quân tại Ba Khe (xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn) tiến vào giải phóng Nghĩa Lộ, thành lập Ủy ban lâm thời châu Văn Chấn (đây là chính quyền cấp huyện đầu tiên của vùng Tây Bắc). Từ đó ngày 6/7/1945 là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh Yên Bái. Ngày 26/5/2000, Bộ Tư lệnh Quân khu II đã ra Quyết định số 92/QĐ-BTL, công nhận ngày 6/7/1945 là ngày truyền thống của LLVT tỉnh Yên Bái.
Cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, LLVT tỉnh Yên Bái cũng không ngừng trưởng thành về cả số lượng và chất lượng. Nhiều đơn vị chiến đấu kiên cường như các đội du kích: Khau Phạ, Đá Xô, Đại Lịch, Đại Đồng, Hưng Khánh ... với những chiến công vang dội trong các trận Đèo Din, Bãi Chằm, Đồng Mè, Bó Lum... làm kẻ thù kinh hoàng, khiếp sợ. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT tỉnh đã đánh gần 200 trận, tiêu diệt và bắt sống trên 10 ngàn tên địch, bắn cháy 2 máy bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ, LLVT tỉnh cùng với nhân dân tham gia 3,6 triệu lượt ngày công phục vụ chiến dịch; mua 92 triệu đồng công phiếu kháng chiến; mở 200 km đường ô tô bảo đảm giao thông thông suốt trên con đường huyết mạch Yên Bái - Sơn La nối liền căn cứ địa Việt Bắc với mặt trận Tây Bắc; động viên 3.000 thanh niên con em các dân tộc tình nguyện vào bộ đội, làm tròn trọng trách của một tỉnh vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT đã cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng, kiên cường, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Tay cày - tay súng, tay búa - tay súng”, phối hợp với lực lượng chủ lực bắn rơi 115 máy bay Mỹ, bắt gọn 8 toán biệt kích, bắt hàng trăm tên gián điệp; động viên 24.631 thanh niên lên đường nhập ngũ chiến đấu trên các chiến trường, đồng thời huy động 3.277 dân công hoả tuyến với 589.860 ngày công phục vụ chiến trường nước bạn Lào, tổ chức huấn luyện và đưa tiễn 4 tiểu đoàn Yên Ninh, Tiểu đoàn 118 pháo cao xạ, Đại đội 105 cho chiến trường miền Nam, huy động nhân dân tham gia trên 6 triệu ngày công đào hầm hào, công sự, bảo đảm giao thông vận tải, tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
5378 lượt xem
Ban Biên tập
Yên Bái là tỉnh có bề dày truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân và lực lượng vũ trang (LLVT) Yên Bái tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kỳ (15/4/1945), đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, ngày 14/6/1945, tại Chùa Hiền Lương (Hạ Hòa - Phú Thọ), đội du kích tập trung của căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương được thành lập lấy tên là Đội du kích Âu Cơ (tiền thân của bộ đội địa phương tỉnh). Lúc đầu chỉ có 23 chiến sỹ, vũ khí gồm 1 súng trung liên, 11 súng trường do nhân dân lấy được của Pháp và các loại vũ khí thô sơ khác. Ngày 20/6/1945, Đội đã có trận đánh phục kích đầu tiên tại làng Vần. Thắng lợi trong trận đánh đầu tiên của du kích đã gây được lòng tin với nhân dân, một số làng thành lập du kích phấn khởi hăng say luyện tập và canh gác tuần phòng, một số thanh niên thị xã Yên Bái cũng tình nguyện tham gia, do đó, Đội du kích Âu Cơ đã phát triển tới 127 người.
Ngay sau khi ra đời, ngày 30/6/1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Phú Thọ - Yên Bái khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa và thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng. Ban cán sự đã họp ra chủ trương gấp rút củng cố lực lượng và phát triển quần chúng, mở rộng khu căn cứ cách mạng tổ chức các Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các xã trong khu căn cứ; biên chế lại đội du kích gồm 230 chiến sỹ thành trung đội và phân công để một bộ phận nhỏ ở lại bảo vệ khu căn cứ, còn lại chia làm 3 mũi tiến quân vào giải phóng Nghĩa Lộ, lấy nơi này làm bàn đạp để phát triển sang các châu, huyện lân cận.
Ngày 6/7/1945, các mũi tiến công hội quân tại Ba Khe (xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn) tiến vào giải phóng Nghĩa Lộ, thành lập Ủy ban lâm thời châu Văn Chấn (đây là chính quyền cấp huyện đầu tiên của vùng Tây Bắc). Từ đó ngày 6/7/1945 là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh Yên Bái. Ngày 26/5/2000, Bộ Tư lệnh Quân khu II đã ra Quyết định số 92/QĐ-BTL, công nhận ngày 6/7/1945 là ngày truyền thống của LLVT tỉnh Yên Bái.
Cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, LLVT tỉnh Yên Bái cũng không ngừng trưởng thành về cả số lượng và chất lượng. Nhiều đơn vị chiến đấu kiên cường như các đội du kích: Khau Phạ, Đá Xô, Đại Lịch, Đại Đồng, Hưng Khánh ... với những chiến công vang dội trong các trận Đèo Din, Bãi Chằm, Đồng Mè, Bó Lum... làm kẻ thù kinh hoàng, khiếp sợ. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT tỉnh đã đánh gần 200 trận, tiêu diệt và bắt sống trên 10 ngàn tên địch, bắn cháy 2 máy bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ, LLVT tỉnh cùng với nhân dân tham gia 3,6 triệu lượt ngày công phục vụ chiến dịch; mua 92 triệu đồng công phiếu kháng chiến; mở 200 km đường ô tô bảo đảm giao thông thông suốt trên con đường huyết mạch Yên Bái - Sơn La nối liền căn cứ địa Việt Bắc với mặt trận Tây Bắc; động viên 3.000 thanh niên con em các dân tộc tình nguyện vào bộ đội, làm tròn trọng trách của một tỉnh vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT đã cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng, kiên cường, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Tay cày - tay súng, tay búa - tay súng”, phối hợp với lực lượng chủ lực bắn rơi 115 máy bay Mỹ, bắt gọn 8 toán biệt kích, bắt hàng trăm tên gián điệp; động viên 24.631 thanh niên lên đường nhập ngũ chiến đấu trên các chiến trường, đồng thời huy động 3.277 dân công hoả tuyến với 589.860 ngày công phục vụ chiến trường nước bạn Lào, tổ chức huấn luyện và đưa tiễn 4 tiểu đoàn Yên Ninh, Tiểu đoàn 118 pháo cao xạ, Đại đội 105 cho chiến trường miền Nam, huy động nhân dân tham gia trên 6 triệu ngày công đào hầm hào, công sự, bảo đảm giao thông vận tải, tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)