Ngày 13/7/2018, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1279/QĐ-UBND công nhận Làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Người dân Bảo Hưng thu hái chè Bát Tiên
1. Tên làng nghề: Làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh.
2. Địa chỉ: Thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 13/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
Từ Trung tâm thành phố Yên Bái (km 5) đi đường Nguyễn Tất Thành đến km 4, rẽ trái khoảng 5 km đến cầu Văn Phú, đi tiếp dọc đường Âu Cơ khoảng 4 km, đến bùng binh đầu tiên rẽ tay phải khoảng 2 km đến xã Bảo Hưng, vào khu tái định cư, đến cổng làng thôn Trực Thanh (cổng vào làng nghề).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Thôn Trực Thanh nằm ở cuối xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái; Phía Nam giáp thôn Bình Trà, xã Bảo Hưng; Phía Đông giáp xã Minh Quân; phía Tây giáp thôn Khe Ngay. Hiện nay thôn có tổng số 121 hộ dân, 469 nhân khẩu với tổng diện tích đất tự nhiên 157,27 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 135,19 ha. Diện tích cây chè hiện có 60 ha.
Cây chè cho năng suất và chất lượng tốt
Cây chè nơi đây được nhân dân trồng từ những năm 1980 - 1985 bằng giống chè trung du. Về thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền nhân dân chuyển đổi trồng thay thế chè già cỗi kém chất lượng bằng giống chè nhập nội chất lượng cao (Bát Tiên; Phúc Văn Tiên; LDP1) đạt 45 ha. Từ năm 2000 đến nay, nhân dân dần chuyển từ bán chè búp tươi sang xây dựng xưởng, mua máy chế biến mi ni tự chế biến sản xuất chè xanh. Sản phẩm chè xanh của các hộ trong thôn đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá chất lượng tốt, tạo được việc làm tại chỗ cho các lao động trong thôn, hiện nay cây chè là một trong nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình làm chè trong thôn.
Trên địa bàn thôn đã thành lập hai nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap. Một nhóm hộ đã đứng lên cùng nhau góp vốn và thành lập Hợp tác xã sản xuất chè xanh, còn lại các hộ không tham gia HTX thì sản xuất chè búp tươi bán cho HTX và một số hộ tự chế biến thủ công tại nhà. Cây chè trên đất Trực Thanh đã dần trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của các hộ dân và cây thoát nghèo từng bước đi đến làm giàu cho người dân trong thôn.
Những búp chè tươi vừa được hái
Các hộ trong thôn tham gia vào các nhóm hộ sản xuất, chế biến chè an toàn đã được tập huấn sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap. Sản phẩm sản xuất ra đã được các hộ áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phảm chè xanh của người dân trong thôn được người tiêu dùng đánh giá đảm bảo chất lượng.
Chè Bát Tiên sau khi chế biến được nhiều người biết đến với hương vị thơm ngon
Để có được sản phẩm chè nổi tiếng thơm ngon, người nông dân ở đây dồn cả tâm, trí, lực vào đó, từ khâu chăm sóc, thu hái cho đến chế biến. Chè phải thu hái trước 10 giờ sáng, khi cái nắng chưa quá gắt. Thời điểm đó, búp chè đã “uống” sương đêm, đón những tia nắng ban mai đầu tiên, tích đủ nhựa và có chất lượng ngon nhất trong ngày. Và nhất thiết chè phải hái đúng tiêu chuẩn “một tôm hai lá, một cá hai chừa” và đựng bằng sọt tre mắt thoáng mới giữ được hết cái vị thơm ngon tự nhiên của chè. Khi hái xong, phải chế biến ngay, theo đúng quy trình kỹ thuật: sao, vò rồi lại sao. Có thế, chè mới được nước, được hương, được vị.
Trong nhiều năm qua cây chè luôn được chính quyền xã Bảo Hưng xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, là cây mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã. Cùng với việc tuyên truyền vận động và hướng dẫn bà con cải tạo, đầu tư thâm canh và chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, Bảo Hưng đã và đang xây dựng làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh với mong muốn phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Thấy rõ tầm quan trọng của cây chè mang lại cho cuộc sống của người dân, xã Bảo Hưng đang tăng cường công tác quản lý về quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, tạo điều kiện, khuyến khích những hộ có điều kiện, tâm huyết, trách nhiệm trong sản xuất, chế biến chè để đầu tư, mở rộng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đời sống và làm giàu. Tổ chức rà soát, quy hoạch vùng phát triển chè tập trung tại các thôn Khe Ngay, Ngòi Đong, Bảo Long, Bình Trà và Trực Thanh. Nhân dân trong thôn Trực Thanh coi việc sản xuất chế biến chè là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ dân nơi đây đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích chè hiện có, duy trì bền vững và vẫn có kế hoạch trồng mới để mở rộng vùng nguyên liệu.
Về định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới của thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap và các tiêu chuẩn quốc tế khác để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm đúng quy trình, quy định, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm chè, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất chè búp tươi với cơ sở chế biến.
Những gì mà người làm chè ở thôn Trực Thanh mang lại được coi là kết quả bước đầu, là hướng đi để các thôn của huyện Trấn Yên trồng và chế biến chè xanh thực hiện đến khâu cuối trong chuỗi sản xuất chè an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Người dân thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng chế biến chè bằng bom chè thủ công
Có thể khẳng định cây chè là nguồn kinh tế chủ lực của người dân thôn Trực Thanh nói riêng và xã Bảo Hưng nói chung, chính vì vậy để vùng chè phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm để có sự bảo hộ của Nhà nước.
Việc hình thành một làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao ở thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng là điểm sáng cần nhân rộng.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và UBND huyện Trấn Yên cung cấp)
5119 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 13/7/2018, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1279/QĐ-UBND công nhận Làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1. Tên làng nghề: Làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh.
2. Địa chỉ: Thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 13/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
Từ Trung tâm thành phố Yên Bái (km 5) đi đường Nguyễn Tất Thành đến km 4, rẽ trái khoảng 5 km đến cầu Văn Phú, đi tiếp dọc đường Âu Cơ khoảng 4 km, đến bùng binh đầu tiên rẽ tay phải khoảng 2 km đến xã Bảo Hưng, vào khu tái định cư, đến cổng làng thôn Trực Thanh (cổng vào làng nghề).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Thôn Trực Thanh nằm ở cuối xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái; Phía Nam giáp thôn Bình Trà, xã Bảo Hưng; Phía Đông giáp xã Minh Quân; phía Tây giáp thôn Khe Ngay. Hiện nay thôn có tổng số 121 hộ dân, 469 nhân khẩu với tổng diện tích đất tự nhiên 157,27 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 135,19 ha. Diện tích cây chè hiện có 60 ha.
Cây chè cho năng suất và chất lượng tốt
Cây chè nơi đây được nhân dân trồng từ những năm 1980 - 1985 bằng giống chè trung du. Về thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền nhân dân chuyển đổi trồng thay thế chè già cỗi kém chất lượng bằng giống chè nhập nội chất lượng cao (Bát Tiên; Phúc Văn Tiên; LDP1) đạt 45 ha. Từ năm 2000 đến nay, nhân dân dần chuyển từ bán chè búp tươi sang xây dựng xưởng, mua máy chế biến mi ni tự chế biến sản xuất chè xanh. Sản phẩm chè xanh của các hộ trong thôn đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá chất lượng tốt, tạo được việc làm tại chỗ cho các lao động trong thôn, hiện nay cây chè là một trong nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình làm chè trong thôn.
Trên địa bàn thôn đã thành lập hai nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap. Một nhóm hộ đã đứng lên cùng nhau góp vốn và thành lập Hợp tác xã sản xuất chè xanh, còn lại các hộ không tham gia HTX thì sản xuất chè búp tươi bán cho HTX và một số hộ tự chế biến thủ công tại nhà. Cây chè trên đất Trực Thanh đã dần trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của các hộ dân và cây thoát nghèo từng bước đi đến làm giàu cho người dân trong thôn.
Những búp chè tươi vừa được hái
Các hộ trong thôn tham gia vào các nhóm hộ sản xuất, chế biến chè an toàn đã được tập huấn sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap. Sản phẩm sản xuất ra đã được các hộ áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phảm chè xanh của người dân trong thôn được người tiêu dùng đánh giá đảm bảo chất lượng.
Chè Bát Tiên sau khi chế biến được nhiều người biết đến với hương vị thơm ngon
Để có được sản phẩm chè nổi tiếng thơm ngon, người nông dân ở đây dồn cả tâm, trí, lực vào đó, từ khâu chăm sóc, thu hái cho đến chế biến. Chè phải thu hái trước 10 giờ sáng, khi cái nắng chưa quá gắt. Thời điểm đó, búp chè đã “uống” sương đêm, đón những tia nắng ban mai đầu tiên, tích đủ nhựa và có chất lượng ngon nhất trong ngày. Và nhất thiết chè phải hái đúng tiêu chuẩn “một tôm hai lá, một cá hai chừa” và đựng bằng sọt tre mắt thoáng mới giữ được hết cái vị thơm ngon tự nhiên của chè. Khi hái xong, phải chế biến ngay, theo đúng quy trình kỹ thuật: sao, vò rồi lại sao. Có thế, chè mới được nước, được hương, được vị.
Trong nhiều năm qua cây chè luôn được chính quyền xã Bảo Hưng xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, là cây mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã. Cùng với việc tuyên truyền vận động và hướng dẫn bà con cải tạo, đầu tư thâm canh và chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, Bảo Hưng đã và đang xây dựng làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh với mong muốn phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Thấy rõ tầm quan trọng của cây chè mang lại cho cuộc sống của người dân, xã Bảo Hưng đang tăng cường công tác quản lý về quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, tạo điều kiện, khuyến khích những hộ có điều kiện, tâm huyết, trách nhiệm trong sản xuất, chế biến chè để đầu tư, mở rộng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đời sống và làm giàu. Tổ chức rà soát, quy hoạch vùng phát triển chè tập trung tại các thôn Khe Ngay, Ngòi Đong, Bảo Long, Bình Trà và Trực Thanh. Nhân dân trong thôn Trực Thanh coi việc sản xuất chế biến chè là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ dân nơi đây đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích chè hiện có, duy trì bền vững và vẫn có kế hoạch trồng mới để mở rộng vùng nguyên liệu.
Về định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới của thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap và các tiêu chuẩn quốc tế khác để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm đúng quy trình, quy định, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm chè, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất chè búp tươi với cơ sở chế biến.
Những gì mà người làm chè ở thôn Trực Thanh mang lại được coi là kết quả bước đầu, là hướng đi để các thôn của huyện Trấn Yên trồng và chế biến chè xanh thực hiện đến khâu cuối trong chuỗi sản xuất chè an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Người dân thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng chế biến chè bằng bom chè thủ công
Có thể khẳng định cây chè là nguồn kinh tế chủ lực của người dân thôn Trực Thanh nói riêng và xã Bảo Hưng nói chung, chính vì vậy để vùng chè phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm để có sự bảo hộ của Nhà nước.
Việc hình thành một làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao ở thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng là điểm sáng cần nhân rộng.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và UBND huyện Trấn Yên cung cấp)