CTTĐT – Ngày 11/3/2016, tại tỉnh Điện Biên, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị phổ biến thông tin về một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia cho các tỉnh Tây Bắc bao gồm Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.
Quang cảnh Hội nghị.
Dự Hội nghị có đồng chí
Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về
kinh tế và thương mại quốc tế; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các
sở, ngành, đoàn thể và các cơ quan báo chí của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Điện
Biên, Sơn La, Lai Châu.
Về phía tỉnh Yên Bái, dự
Hội nghị có lãnh đạo và chuyên viên các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương,
Sở Thông tin và Truyền thông, đại diện các cơ quan báo chí và truyền thông của
tỉnh cùng một số doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc tại
Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh trong
những năm qua Việt Nam đã tiến hành hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện.
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do giúp chúng ta hoàn thiện môi
trường thể chế, môi trường kinh doanh, mang lại lợi thế cho xuất khẩu, phát
triển kinh doanh. Bên cạnh những cơ hội thì việc tham gia các hiệp định này
cũng đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà
nước. Hội nghị phổ biến thông tin về một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam tham gia lần này được tổ chức nhằm giúp các địa phương nắm bắt được những
nét cơ bản của các hiệp định, những cơ hội và thách thức để đề ra các giải pháp
để đối phó với các thách thức đó; những tác động của các hiệp định này đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi nói chung và các tỉnh Tây Bắc
nói riêng.
Tại Hội nghị, các đại
biểu được nghe giới thiệu, phổ biến về các nội dung: Cơ hội và thách thức từ
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu; Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) - Kết quả, cơ hội và thách thức, một số khuyến nghị; Giới thiệu cam kết
về thuế trong khuôn khổ Hiệp định TPP, EVFTA. Trong đó, có những nội dung cụ
thể của Hiệp định TPP như: Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, các quy định xung
quanh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
các cam kết về lĩnh vực môi trường khi tham gia TPP. Các nội dung chủ yếu
của Hiệp định FTA với các đối tác chủ yếu… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có
những giải pháp ngay từ bây giờ để vượt qua các khó khăn, thách thức.
Đồng chí Ngô Chung Khanh
- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại, Bộ Công thương cho biết việc
ký kết, tham gia các Hiệp định này đã mang lại rất nhiều cơ hội đối với Việt
Nam về mặt kinh tế, thể chế cũng như giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân và giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên những
hiệp định này cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với Việt Nam. Vì vậy, để
đối phó với những thách thức này, một số khuyến nghị được đưa ra cho các cơ
quan quản lý nhà nước là phải cập nhật tư duy quản lý trong tình hình mới,
chuyển từ chọn – cho dần sang chọn – bỏ; nắm vững các cam kết quốc tế để phối
hợp với các bộ, ngành liên quan; đào tạo, chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ có chuyên
môn và có kiến thức về hội nhập quốc tế; Tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính,
tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi; đồng thời tăng cường công tác
tuyên truyền.
Đối với các doanh nghiệp
thì cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và các nước đối tác, không
chỉ các lĩnh vực truyền thông; thay đổi tư duy kinh doanh; Chủ động xây dựng kế
hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn; chủ động tìm kiếm cơ hội hợp
tác với đối tác nước ngoài, tham gia dây chuyền cung ứng toàn cầu và nâng cao
năng lực cạnh tranh…
Đây là một phần của
Chương trình phổ biến thông tin về các hiệp định thương mại tự do do Bộ Công
Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế tiến hành
nhằm cung cấp thông tin một cách bao quát, có hệ thống tới các cơ quan quản lý
nhà nước và các doanh nghiệp có liên quan trên toàn quốc.
680 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 11/3/2016, tại tỉnh Điện Biên, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị phổ biến thông tin về một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia cho các tỉnh Tây Bắc bao gồm Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.
Dự Hội nghị có đồng chí
Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về
kinh tế và thương mại quốc tế; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các
sở, ngành, đoàn thể và các cơ quan báo chí của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Điện
Biên, Sơn La, Lai Châu.
Về phía tỉnh Yên Bái, dự
Hội nghị có lãnh đạo và chuyên viên các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương,
Sở Thông tin và Truyền thông, đại diện các cơ quan báo chí và truyền thông của
tỉnh cùng một số doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc tại
Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh trong
những năm qua Việt Nam đã tiến hành hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện.
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do giúp chúng ta hoàn thiện môi
trường thể chế, môi trường kinh doanh, mang lại lợi thế cho xuất khẩu, phát
triển kinh doanh. Bên cạnh những cơ hội thì việc tham gia các hiệp định này
cũng đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà
nước. Hội nghị phổ biến thông tin về một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam tham gia lần này được tổ chức nhằm giúp các địa phương nắm bắt được những
nét cơ bản của các hiệp định, những cơ hội và thách thức để đề ra các giải pháp
để đối phó với các thách thức đó; những tác động của các hiệp định này đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi nói chung và các tỉnh Tây Bắc
nói riêng.
Tại Hội nghị, các đại
biểu được nghe giới thiệu, phổ biến về các nội dung: Cơ hội và thách thức từ
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu; Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) - Kết quả, cơ hội và thách thức, một số khuyến nghị; Giới thiệu cam kết
về thuế trong khuôn khổ Hiệp định TPP, EVFTA. Trong đó, có những nội dung cụ
thể của Hiệp định TPP như: Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, các quy định xung
quanh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
các cam kết về lĩnh vực môi trường khi tham gia TPP. Các nội dung chủ yếu
của Hiệp định FTA với các đối tác chủ yếu… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có
những giải pháp ngay từ bây giờ để vượt qua các khó khăn, thách thức.
Đồng chí Ngô Chung Khanh
- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại, Bộ Công thương cho biết việc
ký kết, tham gia các Hiệp định này đã mang lại rất nhiều cơ hội đối với Việt
Nam về mặt kinh tế, thể chế cũng như giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân và giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên những
hiệp định này cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với Việt Nam. Vì vậy, để
đối phó với những thách thức này, một số khuyến nghị được đưa ra cho các cơ
quan quản lý nhà nước là phải cập nhật tư duy quản lý trong tình hình mới,
chuyển từ chọn – cho dần sang chọn – bỏ; nắm vững các cam kết quốc tế để phối
hợp với các bộ, ngành liên quan; đào tạo, chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ có chuyên
môn và có kiến thức về hội nhập quốc tế; Tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính,
tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi; đồng thời tăng cường công tác
tuyên truyền.
Đối với các doanh nghiệp
thì cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và các nước đối tác, không
chỉ các lĩnh vực truyền thông; thay đổi tư duy kinh doanh; Chủ động xây dựng kế
hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn; chủ động tìm kiếm cơ hội hợp
tác với đối tác nước ngoài, tham gia dây chuyền cung ứng toàn cầu và nâng cao
năng lực cạnh tranh…
Đây là một phần của
Chương trình phổ biến thông tin về các hiệp định thương mại tự do do Bộ Công
Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế tiến hành
nhằm cung cấp thông tin một cách bao quát, có hệ thống tới các cơ quan quản lý
nhà nước và các doanh nghiệp có liên quan trên toàn quốc.