Trong 5 năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng Công an các cấp với vai trò là nòng cốt, đã tích cực tổ chức các đợt tăng cường xuống cơ sở, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn trọng điểm. Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, kiềm chế sự gia tăng các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, cấp uỷ đảng, chính quyền còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phối hợp và huy động sức mạnh tổng họp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia vào công tác này; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy kết quả đạt được còn chưa cao.
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả phong toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động số 23-CTr/TƯ ngày 20/02/2012 của Tỉnh uỷ Yên Bái về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Phải xác định công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Người đứng đầu câp uỷ, chính quyền các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chịu trách nhiệm về tình hình an ninh trật tự ở địa phương, ở đơn vị mình.
2. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, trọng tâm là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo, các nơi đông dân cư, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào phù hợp với yêu cầu mới; chú trọng chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiên về an ninh trật tự theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ và tự hòa giải từ cơ sở; tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, chính quyền các địa phương, cơ sở căn cứ vào tình hình, đặc điểm đơn vị, có kế hoạch đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc kết hợp với thực hiện tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn và các phong trào thi đua khác. Phối họp với lực lượng Công an và chính quyền sở tại thực hiện tốt các chương trình, đề án, nghị quyết liên tịch, kế hoạch liên ngành và các quy định của địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự.
4. Công an tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch tăng cường cán bộ, chiến sỹ xuống cơ sở giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tích cực vận động quần chúng tham gia xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự tại cơ sở; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa phương, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp. Đề xuât với cấp có thẩm quyền xem xét, khen thưởng, động viên kịp thời những các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, nhắc nhở, xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh cân đối nguồn ngân sách của tỉnh, đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các đoàn cán bộ tăng cường cơ sở tại các xã trọng điểm về an ninh, trật tự nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thi xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng, ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn; đồng thời phối hợp, giúp đỡ khi Công an tỉnh tổ chức đoàn công tác tăng cường xuống địa bàn phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm, đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác, chiến đấu đối với lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.
7. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chính quyền vận động nhân dân, hội viên và thành viên tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh, trật tự.