Từ lâu, xây dựng văn hóa giao thông đã được xem là biện pháp quan trọng nhằm giảm tai nạn giao thông (TNGT). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người tham gia giao thông vẫn có những ứng xử thiếu văn hóa, gây nguy hiểm, thiếu an toàn giao thông (ATGT) cho bản thân và người khác.
Nhiều thanh, thiếu niên vẫn ứng xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.
Để nói
về văn hóa giao thông, đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra, nhưng tựu chung
lại, đó là tập hợp các cách thức ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật
về giao thông. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác
lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, tôn trọng những người liên
quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn và trật tự công cộng. Qua phân tích, có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như: cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém,
phương tiện giao thông không bảo đảm điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự
tạo)…
Tuy
nhiên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng TNGT tăng cao hơn so với các
nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn kém. Chính vì
vậy, để giảm thiểu TNGT, thời gian qua, UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã triển khai
đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền từ trực tiếp đến gián tiếp thông qua tài
liệu, tờ rơi, sân khấu hóa... Nhờ đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật
của đại bộ phận người tham gia giao thông đã nâng lên, TNGT từ đó giảm trên cả
3 tiêu chí.
Thế
nhưng, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn bắt gặp những ứng xử thiếu văn hóa của
một bộ phận người tham gia giao thông. Đó là hành vi chở quá số người quy định,
không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, vượt đèn
đỏ, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu… Đó còn là việc chen lấn, bấm còi inh ỏi,
là gây sự, đánh nhau mỗi khi có va chạm xảy ra.
Từ
những ứng xử thiếu văn hóa giao thông như trên đã dẫn đễn những tai nạn, va
chạm đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người bị thương, thậm chí là tử vong. Tổn
thất do TNGT để lại hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội. Có tới 85% người
chết vì TNGT ở độ tuổi lao động và giữ vai trò trụ cột trong gia đình.
Do vậy,
mọi người dân đều phải có trách nhiệm xây dựng văn hoá giao thông ngay từ những
ứng xử thường ngày trên đường. Để làm được điều này, trước tiên, các cơ quan
chức năng cần có chiến lược tuyên truyền sâu rộng và dài hơi về ATGT, phù hợp
với đặc thù từng nhóm đối tượng; hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an
toàn để giúp người dân biết cách tự phòng vệ trước hiểm hoạ TNGT; tổ chức các
lớp học về ATGT, trưng bày hoặc triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim lưu động về
ATGT đến từng cơ sở… Ngoài ra, các ngành chức năng cần có chế tài xử lý nghiêm
minh, nghiêm khắc, đủ sức răn đe và tạo chuyển biến trong nhận thức của người
tham gia giao thông.
Bên
cạnh đó, mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình kiến thức về pháp luật ATGT, từ
đó nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông; biết
nhường nhịn, bênh vực, bảo vệ những trường hợp yếu thế hơn như: giúp đỡ trẻ em,
người già, người khuyết tật, cứu giúp vô điều kiện người bị nạn, người gặp rủi
ro trên đường... Người có văn hóa giao thông còn phải biết tỏ thái độ bất bình,
lên án đối với những hành vi giao thông thiếu văn hóa, tố giác tội phạm giao
thông.
Thiết
lập trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông vừa cấp bách như phòng chống dịch
vừa cần các biện pháp kiên trì, bền bỉ, thiết thực chứ không chỉ là hô hào
chung chung hay những việc làm hình thức, mang tính thời vụ. Chính vì thế, để
xây dựng văn hóa giao thông, mỗi chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ
nhất như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; dừng, đỗ đúng
phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn
hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông; không uống rượu, bia
khi tham gia giao thông…
1385 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ lâu, xây dựng văn hóa giao thông đã được xem là biện pháp quan trọng nhằm giảm tai nạn giao thông (TNGT). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người tham gia giao thông vẫn có những ứng xử thiếu văn hóa, gây nguy hiểm, thiếu an toàn giao thông (ATGT) cho bản thân và người khác.
Để nói
về văn hóa giao thông, đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra, nhưng tựu chung
lại, đó là tập hợp các cách thức ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật
về giao thông. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác
lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, tôn trọng những người liên
quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn và trật tự công cộng. Qua phân tích, có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như: cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém,
phương tiện giao thông không bảo đảm điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự
tạo)…
Tuy
nhiên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng TNGT tăng cao hơn so với các
nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn kém. Chính vì
vậy, để giảm thiểu TNGT, thời gian qua, UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã triển khai
đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền từ trực tiếp đến gián tiếp thông qua tài
liệu, tờ rơi, sân khấu hóa... Nhờ đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật
của đại bộ phận người tham gia giao thông đã nâng lên, TNGT từ đó giảm trên cả
3 tiêu chí.
Thế
nhưng, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn bắt gặp những ứng xử thiếu văn hóa của
một bộ phận người tham gia giao thông. Đó là hành vi chở quá số người quy định,
không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, vượt đèn
đỏ, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu… Đó còn là việc chen lấn, bấm còi inh ỏi,
là gây sự, đánh nhau mỗi khi có va chạm xảy ra.
Từ
những ứng xử thiếu văn hóa giao thông như trên đã dẫn đễn những tai nạn, va
chạm đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người bị thương, thậm chí là tử vong. Tổn
thất do TNGT để lại hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội. Có tới 85% người
chết vì TNGT ở độ tuổi lao động và giữ vai trò trụ cột trong gia đình.
Do vậy,
mọi người dân đều phải có trách nhiệm xây dựng văn hoá giao thông ngay từ những
ứng xử thường ngày trên đường. Để làm được điều này, trước tiên, các cơ quan
chức năng cần có chiến lược tuyên truyền sâu rộng và dài hơi về ATGT, phù hợp
với đặc thù từng nhóm đối tượng; hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an
toàn để giúp người dân biết cách tự phòng vệ trước hiểm hoạ TNGT; tổ chức các
lớp học về ATGT, trưng bày hoặc triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim lưu động về
ATGT đến từng cơ sở… Ngoài ra, các ngành chức năng cần có chế tài xử lý nghiêm
minh, nghiêm khắc, đủ sức răn đe và tạo chuyển biến trong nhận thức của người
tham gia giao thông.
Bên
cạnh đó, mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình kiến thức về pháp luật ATGT, từ
đó nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông; biết
nhường nhịn, bênh vực, bảo vệ những trường hợp yếu thế hơn như: giúp đỡ trẻ em,
người già, người khuyết tật, cứu giúp vô điều kiện người bị nạn, người gặp rủi
ro trên đường... Người có văn hóa giao thông còn phải biết tỏ thái độ bất bình,
lên án đối với những hành vi giao thông thiếu văn hóa, tố giác tội phạm giao
thông.
Thiết
lập trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông vừa cấp bách như phòng chống dịch
vừa cần các biện pháp kiên trì, bền bỉ, thiết thực chứ không chỉ là hô hào
chung chung hay những việc làm hình thức, mang tính thời vụ. Chính vì thế, để
xây dựng văn hóa giao thông, mỗi chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ
nhất như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; dừng, đỗ đúng
phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn
hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông; không uống rượu, bia
khi tham gia giao thông…