Huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước. Thời gian qua, người dân trên địa bàn liên tiếp hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ.
Cần chuẩn bị tốt nguồn thức ăn cho gia súc trước mùa đông (ảnh minh họa).
Đặc biệt, hai năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu, ngoài mưa lũ, còn xảy ra đợt mưa tuyết năm 2016 và băng giá vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho người dân cũng như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong chủ động ứng phó với thiên tai, thời tiết, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải từ ngày 10/1, nhiệt độ giảm xuống thấp, còn từ 2 – 5 độ C nên tại đèo Khau Phạ, núi Púng Luông và xã La Pán Tẩn..., đã xuất hiện băng giá.
Nắm bắt sát diễn biến của tình hình thời tiết, ngay từ ngày 8/1, UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành Công văn số 33/UBND-NN, chỉ đạo tiếp tục chủ động phòng chống rét đậm, rét hại, đồng thời thành lập các tổ kiểm tra do các đồng chí cấp ủy huyện phụ trách xã làm tổ trưởng và đại diện các cơ quan, đoàn thể phụ trách, giúp đỡ xã hướng dẫn, đôn đốc nhân dân thực hiện phòng chống rét cho đàn gia súc.
Theo ghi nhận, đến trưa ngày 13/1, băng giá đã tan nhưng nhiệt độ vẫn còn rất lạnh. Để bảo vệ đàn gia súc cũng như diện tích mạ đã gieo, huyện Mù Cang Chải đang tập trung chỉ đạo chính quyền cơ sở chủ động phòng chống rét cho người và gia súc cũng như trong sản xuất nông nghiệp.
Tại xã Cao Phạ, nhiệt độ trong 2 ngày 10 và 11/1 xuống thấp, dưới 5 độ C, xã đã chủ động chỉ đạo công chức xã, các đoàn thể phối hợp với trưởng các thôn, bản, bí thư các chi bộ tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân giữ ấm cho trẻ nhỏ. Thông báo các trường trên địa bàn cho trẻ nghỉ học trong 2 ngày nhiệt độ xuống thấp. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường che chắn chuồng trại giữ ấm cho đàn gia súc.
Đối mặt với đợt rét đậm, rét hại, như nhiều gia đình ở bản Lìm Mông, gia đình anh Lý A Vàng đã nhốt 3 con trâu và 1 con nghé trong chuồng, đốt lửa để sưởi ấm, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nghé con được chăm sóc đặc biệt. Tuy vậy, anh Lý A Vàng vẫn rất lo bởi con nghé mới sinh không chịu được rét, bỏ ăn.
Ông Thào Chờ Rùa - người dân xã Cao Phạ cho biết: "Mấy hôm nay, ở bản rét lắm, cán bộ kỹ thuật đã xuống nhắc nhở nên nhà tôi đã đưa 4 con trâu về nhốt vào chuồng và đốt lửa sưởi. Nhà tôi cũng đã che phủ nilon cho mạ nên yên tâm cho đàn trâu và mạ của mình không bị chết rét”.
Chủ tịch UBND xã Giàng A Chái cho biết: "Đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng thời tiết cực đoan, có băng tuyết trên địa bàn. Ngay từ đầu vụ đông 2017, xã đã chỉ đạo các thôn hướng dẫn nhân dân cách phòng tránh rét cho người và gia súc. Chủ động gia cố chuồng trại, thực hiện nuôi nhốt gia súc; làm cây rơm dự trữ thức ăn trong mùa đông cho đàn trâu, bò... nên đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua, cơ bản đàn vật nuôi của địa phương được bảo vệ tốt".
"Mặc dù bị thiệt hại 22 con nghé non do sinh sản trong những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, song người dân đã ý thức chủ động hơn hẳn trong việc phòng chống rét, bảo vệ người và vật nuôi trong ngày đông giá" - Chủ tịch Chái nói.
Trước tình hình thời tiết vẫn còn những diễn biến bất thường, đặc biệt là những địa bàn núi cao, để hạn chế về thiệt hại cho đàn gia súc cũng như trong sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn huyện tích cực cử cán bộ phụ trách thôn, bản trực tiếp xuống tuyên truyền, hướng dẫn người dân che phủ nilon cho những diện tích mạ mới gieo, sưởi ấm và chăm sóc đàn gia súc cũng như chủ động ứng phó với những diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.
Được biết, đợt rét đậm, rét hại lần này bước đầu gây ảnh hưởng tới 6 xã của huyện, trong đó có xuất hiện băng giá tại những đỉnh núi cao từ 1.000 m so với mực nước biển. Nhiệt độ xuống thấp dưới ngưỡng 10 độ C, gây ra những thiệt hại ban đầu cho đàn gia súc.
Theo thống kê của địa phương, đến trưa 13/1, trên địa bàn Mù Cang Chải đã có 65 con gia súc bị chết rét. Tuy mức độ thiệt hại chưa lớn nhưng trước những diễn biến xấu của thời tiết, nhiệt độ có thể giảm sâu, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt việc bảo vệ đàn gia súc cũng như sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2017 - 2018.
Ông Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Huyện ủy và chính quyền huyện Mù Cang Chải đã rất quyết liệt trong việc phòng chống rét. Những cuộc họp không liên quan phải dừng lại; tất cả các ngành đều phải xuống xã và thôn giúp đỡ người dân... Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cách phòng chống rét, huyện huy động lực lượng dân quân, công an xã hỗ trợ bà con đưa đàn trâu, bò về chuồng, trại tránh rét”.
Huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước. Thời gian qua, người dân trên địa bàn liên tiếp hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, hai năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu, ngoài mưa lũ, còn xảy ra đợt mưa tuyết năm 2016 và băng giá vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho người dân cũng như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong chủ động ứng phó với thiên tai, thời tiết, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thời tiết để có phương án ứng phó phù hợp; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn của huyện cử cán bộ xuống thôn, bản hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác phòng chống rét cho đàn vật nuôi; theo dõi, thống kê và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại tại cơ sở...
1207 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước. Thời gian qua, người dân trên địa bàn liên tiếp hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ.
Đặc biệt, hai năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu, ngoài mưa lũ, còn xảy ra đợt mưa tuyết năm 2016 và băng giá vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho người dân cũng như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong chủ động ứng phó với thiên tai, thời tiết, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải từ ngày 10/1, nhiệt độ giảm xuống thấp, còn từ 2 – 5 độ C nên tại đèo Khau Phạ, núi Púng Luông và xã La Pán Tẩn..., đã xuất hiện băng giá.
Nắm bắt sát diễn biến của tình hình thời tiết, ngay từ ngày 8/1, UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành Công văn số 33/UBND-NN, chỉ đạo tiếp tục chủ động phòng chống rét đậm, rét hại, đồng thời thành lập các tổ kiểm tra do các đồng chí cấp ủy huyện phụ trách xã làm tổ trưởng và đại diện các cơ quan, đoàn thể phụ trách, giúp đỡ xã hướng dẫn, đôn đốc nhân dân thực hiện phòng chống rét cho đàn gia súc.
Theo ghi nhận, đến trưa ngày 13/1, băng giá đã tan nhưng nhiệt độ vẫn còn rất lạnh. Để bảo vệ đàn gia súc cũng như diện tích mạ đã gieo, huyện Mù Cang Chải đang tập trung chỉ đạo chính quyền cơ sở chủ động phòng chống rét cho người và gia súc cũng như trong sản xuất nông nghiệp.
Tại xã Cao Phạ, nhiệt độ trong 2 ngày 10 và 11/1 xuống thấp, dưới 5 độ C, xã đã chủ động chỉ đạo công chức xã, các đoàn thể phối hợp với trưởng các thôn, bản, bí thư các chi bộ tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân giữ ấm cho trẻ nhỏ. Thông báo các trường trên địa bàn cho trẻ nghỉ học trong 2 ngày nhiệt độ xuống thấp. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường che chắn chuồng trại giữ ấm cho đàn gia súc.
Đối mặt với đợt rét đậm, rét hại, như nhiều gia đình ở bản Lìm Mông, gia đình anh Lý A Vàng đã nhốt 3 con trâu và 1 con nghé trong chuồng, đốt lửa để sưởi ấm, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nghé con được chăm sóc đặc biệt. Tuy vậy, anh Lý A Vàng vẫn rất lo bởi con nghé mới sinh không chịu được rét, bỏ ăn.
Ông Thào Chờ Rùa - người dân xã Cao Phạ cho biết: "Mấy hôm nay, ở bản rét lắm, cán bộ kỹ thuật đã xuống nhắc nhở nên nhà tôi đã đưa 4 con trâu về nhốt vào chuồng và đốt lửa sưởi. Nhà tôi cũng đã che phủ nilon cho mạ nên yên tâm cho đàn trâu và mạ của mình không bị chết rét”.
Chủ tịch UBND xã Giàng A Chái cho biết: "Đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng thời tiết cực đoan, có băng tuyết trên địa bàn. Ngay từ đầu vụ đông 2017, xã đã chỉ đạo các thôn hướng dẫn nhân dân cách phòng tránh rét cho người và gia súc. Chủ động gia cố chuồng trại, thực hiện nuôi nhốt gia súc; làm cây rơm dự trữ thức ăn trong mùa đông cho đàn trâu, bò... nên đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua, cơ bản đàn vật nuôi của địa phương được bảo vệ tốt".
"Mặc dù bị thiệt hại 22 con nghé non do sinh sản trong những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, song người dân đã ý thức chủ động hơn hẳn trong việc phòng chống rét, bảo vệ người và vật nuôi trong ngày đông giá" - Chủ tịch Chái nói.
Trước tình hình thời tiết vẫn còn những diễn biến bất thường, đặc biệt là những địa bàn núi cao, để hạn chế về thiệt hại cho đàn gia súc cũng như trong sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn huyện tích cực cử cán bộ phụ trách thôn, bản trực tiếp xuống tuyên truyền, hướng dẫn người dân che phủ nilon cho những diện tích mạ mới gieo, sưởi ấm và chăm sóc đàn gia súc cũng như chủ động ứng phó với những diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.
Được biết, đợt rét đậm, rét hại lần này bước đầu gây ảnh hưởng tới 6 xã của huyện, trong đó có xuất hiện băng giá tại những đỉnh núi cao từ 1.000 m so với mực nước biển. Nhiệt độ xuống thấp dưới ngưỡng 10 độ C, gây ra những thiệt hại ban đầu cho đàn gia súc.
Theo thống kê của địa phương, đến trưa 13/1, trên địa bàn Mù Cang Chải đã có 65 con gia súc bị chết rét. Tuy mức độ thiệt hại chưa lớn nhưng trước những diễn biến xấu của thời tiết, nhiệt độ có thể giảm sâu, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt việc bảo vệ đàn gia súc cũng như sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2017 - 2018.
Ông Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Huyện ủy và chính quyền huyện Mù Cang Chải đã rất quyết liệt trong việc phòng chống rét. Những cuộc họp không liên quan phải dừng lại; tất cả các ngành đều phải xuống xã và thôn giúp đỡ người dân... Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cách phòng chống rét, huyện huy động lực lượng dân quân, công an xã hỗ trợ bà con đưa đàn trâu, bò về chuồng, trại tránh rét”.
Huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước. Thời gian qua, người dân trên địa bàn liên tiếp hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, hai năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu, ngoài mưa lũ, còn xảy ra đợt mưa tuyết năm 2016 và băng giá vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho người dân cũng như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong chủ động ứng phó với thiên tai, thời tiết, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thời tiết để có phương án ứng phó phù hợp; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn của huyện cử cán bộ xuống thôn, bản hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác phòng chống rét cho đàn vật nuôi; theo dõi, thống kê và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại tại cơ sở...