CTTĐT - Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên đã nỗ lực vượt khó để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp đặc thù của địa phương đã được phát huy, trong đó có mô hình học bán trú, nhờ đó tỷ lệ học sinh chuyên cần tăng, số học sinh bỏ học giữa chừng giảm mạnh, chất lượng giáo dục của huyện ngày càng được nâng lên.
Mô hình bán trú tại trường TH&THCS Minh Tiến số 1 phát huy hiệu quả
Với trên 60% học sinh là con em đồng bào dân tộc Dao Trắng, địa bàn rộng nhiều thôn cách trường gần 10km, trước đây việc đi học của các em học sinh trường THCS Động Quan gặp không ít khó khăn, do vậy tỷ lệ chuyên cần của nhà trường rất thấp. Xác định được những khó khăn đó, từ nhiều năm nay nhà trường đã triển khai tổ chức học bán trú cho các em qua đó đã mang lại thành công lớn trong việc thu hút học sinh đến trường, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng học tập, đặc biệt là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, em Lý Thị Lan - Học sinh lớp 7A, trường THCS Động Quan bày tỏ: “Nhà ở xa, em được nhà trường tạo điều kiện cho ở bán trú, tại đây em được các thầy cô chăm sóc đầy đủ giúp em yên tâm học tập phấn đấu đạt được nhiều kết quả học tập tốt hơn”.
Đến nay, nhà trường có 7 phòng bán trú với tổng số 127 em cùng bếp ăn, công trình vệ sinh, khu vui chơi, thể thao, vườn trồng rau… qua được học bán trú mà chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên, tính riêng trong năm học 2016 - 2017 nhà trường có 29 học sinh đạt học sinh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương 1 em, cấp tỉnh 11 em và cấp huyện 17 em. Thầy giáo Phùng Trung Kiên - Hiệu trưởng trường THCS Động Quan cho biết: “Với đặc trưng nằm ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện, trước đây tình trạng bỏ học của học sinh còn cao nhưng từ khi thực hiện mô hình bán trú tại nhà trường đã cho thấy được những hiệu quả rõ nét, tỷ lệ học sinh chuyên cần hàng năm tăng lên, chất lượng học tập cũng được cải thiện đáng kể, giúp nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
Trường TH&THCS Minh Tiến số 1 hiện có trên 500 học sinh, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc học của con em mình, thêm vào đó, giao thông đi lại khó khăn khiến tỷ lệ chuyên cần của trường đạt thấp. Mô hình trường học bán trú được triển khai những năm gần đây đã góp phần thu hút các em học sinh đến trường, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng học tập.Từ khi áp dụng mô hình bán trú, số học sinh ra lớp ngày càng đông. Toàn trường có 126 học sinh nội trú được bố trí ăn, nghỉ ngay từ những ngày nhập trường để các em yên tâm ở lại và học tập, em Hứa Việt Hiếu - Lớp 9A2, Trường TH&THCS Minh Tiến số 1 vui mừng nói: “Từ khi được học bán trú bản thân em cảm thấy được rèn luyện tốt hơn trong mỗi buổi học và tích cực hơn trong các hoạt động của nhà trường”.
Thời gian qua, mô hình bán trú cho học sinh được các trường học trên địa huyện Lục Yên áp dụng và thực hiện không chỉ đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh, mà còn góp phần tích cực trong việc chăm sóc, giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học. Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 20 trường có học sinh bán trú với trên 1 nghìn học sinh ở 2 cấp học Tiểu học và trung học cơ sở, trong đó các trường thực hiện tập trung chủ yếu ở 15 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Với mô hình trường học bán trú, các em học sinh được ăn, ở tập trung và học tập tại chỗ, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, thầy cô, các em học sinh chịu khó học tập hơn. Ngoài ra, các em học sinh còn được tham gia các buổi học ngoại khóa, được nhà trường phụ đạo học sinh yếu kém, do vậy chất lượng giáo dục của nhà trường cũng nhờ đó mà được nâng lên rõ rệt. Bà Nguyễn Thị Hương - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên nói: “Việc thực hiện học bán trú cho học sinh tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Lục Yên đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho các em học sinh yên tâm học tập, tình trạng nghỉ học, bỏ học được giảm thiểu đáng kể, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường trên địa bàn huyện…”/.
1180 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên đã nỗ lực vượt khó để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp đặc thù của địa phương đã được phát huy, trong đó có mô hình học bán trú, nhờ đó tỷ lệ học sinh chuyên cần tăng, số học sinh bỏ học giữa chừng giảm mạnh, chất lượng giáo dục của huyện ngày càng được nâng lên.Với trên 60% học sinh là con em đồng bào dân tộc Dao Trắng, địa bàn rộng nhiều thôn cách trường gần 10km, trước đây việc đi học của các em học sinh trường THCS Động Quan gặp không ít khó khăn, do vậy tỷ lệ chuyên cần của nhà trường rất thấp. Xác định được những khó khăn đó, từ nhiều năm nay nhà trường đã triển khai tổ chức học bán trú cho các em qua đó đã mang lại thành công lớn trong việc thu hút học sinh đến trường, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng học tập, đặc biệt là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, em Lý Thị Lan - Học sinh lớp 7A, trường THCS Động Quan bày tỏ: “Nhà ở xa, em được nhà trường tạo điều kiện cho ở bán trú, tại đây em được các thầy cô chăm sóc đầy đủ giúp em yên tâm học tập phấn đấu đạt được nhiều kết quả học tập tốt hơn”.
Đến nay, nhà trường có 7 phòng bán trú với tổng số 127 em cùng bếp ăn, công trình vệ sinh, khu vui chơi, thể thao, vườn trồng rau… qua được học bán trú mà chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên, tính riêng trong năm học 2016 - 2017 nhà trường có 29 học sinh đạt học sinh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương 1 em, cấp tỉnh 11 em và cấp huyện 17 em. Thầy giáo Phùng Trung Kiên - Hiệu trưởng trường THCS Động Quan cho biết: “Với đặc trưng nằm ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện, trước đây tình trạng bỏ học của học sinh còn cao nhưng từ khi thực hiện mô hình bán trú tại nhà trường đã cho thấy được những hiệu quả rõ nét, tỷ lệ học sinh chuyên cần hàng năm tăng lên, chất lượng học tập cũng được cải thiện đáng kể, giúp nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
Trường TH&THCS Minh Tiến số 1 hiện có trên 500 học sinh, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc học của con em mình, thêm vào đó, giao thông đi lại khó khăn khiến tỷ lệ chuyên cần của trường đạt thấp. Mô hình trường học bán trú được triển khai những năm gần đây đã góp phần thu hút các em học sinh đến trường, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng học tập.Từ khi áp dụng mô hình bán trú, số học sinh ra lớp ngày càng đông. Toàn trường có 126 học sinh nội trú được bố trí ăn, nghỉ ngay từ những ngày nhập trường để các em yên tâm ở lại và học tập, em Hứa Việt Hiếu - Lớp 9A2, Trường TH&THCS Minh Tiến số 1 vui mừng nói: “Từ khi được học bán trú bản thân em cảm thấy được rèn luyện tốt hơn trong mỗi buổi học và tích cực hơn trong các hoạt động của nhà trường”.
Thời gian qua, mô hình bán trú cho học sinh được các trường học trên địa huyện Lục Yên áp dụng và thực hiện không chỉ đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh, mà còn góp phần tích cực trong việc chăm sóc, giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học. Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 20 trường có học sinh bán trú với trên 1 nghìn học sinh ở 2 cấp học Tiểu học và trung học cơ sở, trong đó các trường thực hiện tập trung chủ yếu ở 15 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Với mô hình trường học bán trú, các em học sinh được ăn, ở tập trung và học tập tại chỗ, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, thầy cô, các em học sinh chịu khó học tập hơn. Ngoài ra, các em học sinh còn được tham gia các buổi học ngoại khóa, được nhà trường phụ đạo học sinh yếu kém, do vậy chất lượng giáo dục của nhà trường cũng nhờ đó mà được nâng lên rõ rệt. Bà Nguyễn Thị Hương - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên nói: “Việc thực hiện học bán trú cho học sinh tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Lục Yên đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho các em học sinh yên tâm học tập, tình trạng nghỉ học, bỏ học được giảm thiểu đáng kể, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường trên địa bàn huyện…”/.