CTTĐT - Từ ngày 02 - 05/4/2016, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái cùng với các ngành Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ đã làm việc với các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh về đề án rà soát, điều chỉnh quy mô, mạng lưới trường, lớp học và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục. Chủ trì buổi làm việc có đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và đạt những kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Mạng lưới, quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng cao được quan tâm, hệ thống trường nội trú, bán trú tiếp tục mở rộng. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi của khu vực và quốc tế ngày càng nhiều. Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư, những khó khăn, bất cập về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được giải quyết căn bản. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục; mạng lưới trường lớp các cấp học còn có sự bất cập, đội ngũ còn bất hợp lý, chất lượng các loại hình giáo dục giữa các vùng, địa phương trong tỉnh còn có sự chênh lệch khá rõ rệt, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hạn chế, nhất là đối với các điểm trường lẻ.
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các cấp, các ngành tiến hành chủ động rà soát, xây dựng các đề án của đơn vị mình và xây dựng xây dựng đề án tổng thể để thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ-TTg trên địa bàn toàn tỉnh.
Tại hội nghị, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy về hiện trạng quy mô mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và nội dung sát nhập điểm trường lẻ, phương án sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn.
Trên cơ sở báo cáo của các huyện, thị, thành phố, Thường trực Tỉnh ủy đã định hướng về quan điểm, góp ý về phương pháp xây dựng đề án và xử lý các vấn đề về việc cơ cấu bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, tiến độ thực hiện đề án, các vấn đề về đầu tư xây dựng, công tác lãnh đạo của các cấp ủy về vấn đề này.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường nhấn mạnh việc sắp xếp lại mạng lưới các cấp học và tinh gọn đầu mối quản lý là điều hết sức cần thiết đối với tỉnh Yên Bái để phù hợp với thực tiễn của một tỉnh miền núi và phù hợp với chủ trương lớn của Đảng. Đề án rà soát, điều chỉnh lại quy mô, mạng lưới trường, lớp học là đề án quan trọng, mang tính tổng thể, là nền tảng để làm căn cứ xây dựng các đề án thành phần khác trong phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Yên Bái theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền cần nghiêm túc quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc, đặc biệt là sự tham gia tích cực, sự đồng thuận của nhân dân đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Từ nội dung các nghị quyết, quyết định và các văn bản hướng dẫn, cần chỉ đạo xây dựng Đề án, phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tuyên truyền đến từng giáo viên và các tầng lớp nhân dân để cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được đây là một chủ trương mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền, đứng đầu là đồng chí Bí thư cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở. Vì vậy, cần tổ chức quán triệt Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, triển khai nhiệm vụ trên địa phương mình một cách bài bản, khoa học, công khai, minh bạch, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Các sở, ban, ngành cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quan tâm giải quyết các vấn đề có liên quan như chính sách tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên, chế độ cho học sinh, xử lý cơ sở vật chất sau sắp xếp, xây dựng kế hoạch đầu tư, huy động các nguồn vốn, các vấn đề về đất đai, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình sắp xếp bố trí đội ngũ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, sau khi tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, tổ chức họp Ban Thường vụ Huyện, Thị, Thành ủy, ra Nghị quyết chuyên đề, phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ căn cứ nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo từng lĩnh vực có liên quan; thành lập các tổ công tác trực tiếp làm việc với từng xã để chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn chính quyền xã thực hiện các đề án sáp nhập cụ thể đối với từng cơ sở giáo dục trên địa bàn và phối hợp với xã khác trong đề án liên xã. UBND huyện có trách nhiệm tổng hợp đề án của các xã, xây dựng đề án chung của toàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Đề án của huyện phải được các sở, ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian hoàn thành đề án cấp huyện trong tháng 4/2016. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy Đề án của tỉnh để thống nhất chủ trương, nhất trí ban hành, triển khai thực hiện ngay từ tháng 6/2016.
661 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ ngày 02 - 05/4/2016, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái cùng với các ngành Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ đã làm việc với các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh về đề án rà soát, điều chỉnh quy mô, mạng lưới trường, lớp học và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục. Chủ trì buổi làm việc có đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và đạt những kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Mạng lưới, quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng cao được quan tâm, hệ thống trường nội trú, bán trú tiếp tục mở rộng. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi của khu vực và quốc tế ngày càng nhiều. Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư, những khó khăn, bất cập về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được giải quyết căn bản. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục; mạng lưới trường lớp các cấp học còn có sự bất cập, đội ngũ còn bất hợp lý, chất lượng các loại hình giáo dục giữa các vùng, địa phương trong tỉnh còn có sự chênh lệch khá rõ rệt, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hạn chế, nhất là đối với các điểm trường lẻ.
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các cấp, các ngành tiến hành chủ động rà soát, xây dựng các đề án của đơn vị mình và xây dựng xây dựng đề án tổng thể để thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ-TTg trên địa bàn toàn tỉnh.
Tại hội nghị, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy về hiện trạng quy mô mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và nội dung sát nhập điểm trường lẻ, phương án sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn.
Trên cơ sở báo cáo của các huyện, thị, thành phố, Thường trực Tỉnh ủy đã định hướng về quan điểm, góp ý về phương pháp xây dựng đề án và xử lý các vấn đề về việc cơ cấu bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, tiến độ thực hiện đề án, các vấn đề về đầu tư xây dựng, công tác lãnh đạo của các cấp ủy về vấn đề này.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường nhấn mạnh việc sắp xếp lại mạng lưới các cấp học và tinh gọn đầu mối quản lý là điều hết sức cần thiết đối với tỉnh Yên Bái để phù hợp với thực tiễn của một tỉnh miền núi và phù hợp với chủ trương lớn của Đảng. Đề án rà soát, điều chỉnh lại quy mô, mạng lưới trường, lớp học là đề án quan trọng, mang tính tổng thể, là nền tảng để làm căn cứ xây dựng các đề án thành phần khác trong phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Yên Bái theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền cần nghiêm túc quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc, đặc biệt là sự tham gia tích cực, sự đồng thuận của nhân dân đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Từ nội dung các nghị quyết, quyết định và các văn bản hướng dẫn, cần chỉ đạo xây dựng Đề án, phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tuyên truyền đến từng giáo viên và các tầng lớp nhân dân để cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được đây là một chủ trương mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền, đứng đầu là đồng chí Bí thư cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở. Vì vậy, cần tổ chức quán triệt Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, triển khai nhiệm vụ trên địa phương mình một cách bài bản, khoa học, công khai, minh bạch, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Các sở, ban, ngành cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quan tâm giải quyết các vấn đề có liên quan như chính sách tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên, chế độ cho học sinh, xử lý cơ sở vật chất sau sắp xếp, xây dựng kế hoạch đầu tư, huy động các nguồn vốn, các vấn đề về đất đai, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình sắp xếp bố trí đội ngũ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, sau khi tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, tổ chức họp Ban Thường vụ Huyện, Thị, Thành ủy, ra Nghị quyết chuyên đề, phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ căn cứ nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo từng lĩnh vực có liên quan; thành lập các tổ công tác trực tiếp làm việc với từng xã để chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn chính quyền xã thực hiện các đề án sáp nhập cụ thể đối với từng cơ sở giáo dục trên địa bàn và phối hợp với xã khác trong đề án liên xã. UBND huyện có trách nhiệm tổng hợp đề án của các xã, xây dựng đề án chung của toàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Đề án của huyện phải được các sở, ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian hoàn thành đề án cấp huyện trong tháng 4/2016. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy Đề án của tỉnh để thống nhất chủ trương, nhất trí ban hành, triển khai thực hiện ngay từ tháng 6/2016.