Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019
Ngay trước Tết nguyên đán Kỷ Hợi, khi chỉ còn vài ngày là bắt đầu kỳ nghỉ Tết và đúng một ngày trước phiên họp Chính phủ tháng 1/2019, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc khá đột ngột tại cảng Hải Phòng.
Tại đây, sau những tranh cãi khá gay gắt, Tổ công tác và các bên liên quan như Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất tìm được hướng xử lý các vướng mắc liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Ngay sau đó, nội dung này được Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2019 và các vướng mắc được giải quyết kịp thời tại Nghị quyết của phiên họp ban hành ngày 4/2.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, hiện đang có 24.124 container phế liệu đang tồn đọng tại các cảng biển trên cả nước, đây là số lượng rất lớn. Đây là câu chuyện rất lớn vì là nguồn nguyên liệu rất cần cho sản xuất.
Theo Người phát ngôn của Chính phủ, chúng ta dứt khoát bảo vệ môi trường nhưng đồng thời cũng không lấy lý do đó để tạo thêm rào cản, chi phí vô lý cho doanh nghiệp. Nếu là các lô hàng rác thải ô nhiễm, vô chủ thì phải cương quyết ngăn chặn, xử lý, nhưng nếu là lô hàng phế liệu làm nguyên liệu đủ điều kiện, bảo đảm an toàn môi trường thì phải được thông quan, không để ảnh hưởng đến sản xuất.
Câu chuyện liên quan đến các container ùn tắc tại các cảng chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng nhằm tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển.
Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp tục nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách cần được đặc biệt chú trọng và phải coi là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019. Cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay, không được chậm trễ. Đấy chính là hành động thiết thực để các doanh nghiệp, người dân, để nền kinh tế có thể phát huy sáng tạo, tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong Nghị quyết phiên họp, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt phương châm của năm 2019: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả"; triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ; theo dõi sát tình hình, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, điều hành bằng những việc làm cụ thể ngay từ sau Tết.
Những năm qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, 2018 là một năm “hừng hực khí thế cải cách nhờ sức nóng từ chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng”, với những cải cách thể hiện một dụng ý chính sách tương đối rõ ràng, xuyên suốt.
Theo Báo cáo này, tinh thần gỡ bỏ rào cản, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân được lan tỏa mạnh mẽ trong các cuộc thảo luận chính sách nói chung, cũng như trong các dự thảo văn bản được ban hành. Tuy nhiên, đáng buồn là có những cơ quan vẫn chưa muốn cải cách một cách thực tâm.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018. Cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019. Cùng với đó, phải tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, “làm sao để cán bộ, công chức trong toàn hệ thống hành chính phải chuyển động thực sự” với lực đẩy thôi thúc từ bên trong, giảm “lực kéo” của Thủ tướng.
Rõ ràng, việc bứt phá, cải cách không chỉ là những vấn đề lớn, vĩ mô mà còn phải đi vào những vấn đề cụ thể nhất, cắt bỏ tất cả những gì là rào cản, giấy phép con, tạo chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Những nỗ lực cải cách phải luôn luôn được “hâm nóng” ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức với tinh thần quyết liệt, chỉ có như vậy nền kinh tế mới có thể phát triển bứt phá như mục tiêu của Chính phủ.
955 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018.Ngay trước Tết nguyên đán Kỷ Hợi, khi chỉ còn vài ngày là bắt đầu kỳ nghỉ Tết và đúng một ngày trước phiên họp Chính phủ tháng 1/2019, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc khá đột ngột tại cảng Hải Phòng.
Tại đây, sau những tranh cãi khá gay gắt, Tổ công tác và các bên liên quan như Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất tìm được hướng xử lý các vướng mắc liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Ngay sau đó, nội dung này được Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2019 và các vướng mắc được giải quyết kịp thời tại Nghị quyết của phiên họp ban hành ngày 4/2.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, hiện đang có 24.124 container phế liệu đang tồn đọng tại các cảng biển trên cả nước, đây là số lượng rất lớn. Đây là câu chuyện rất lớn vì là nguồn nguyên liệu rất cần cho sản xuất.
Theo Người phát ngôn của Chính phủ, chúng ta dứt khoát bảo vệ môi trường nhưng đồng thời cũng không lấy lý do đó để tạo thêm rào cản, chi phí vô lý cho doanh nghiệp. Nếu là các lô hàng rác thải ô nhiễm, vô chủ thì phải cương quyết ngăn chặn, xử lý, nhưng nếu là lô hàng phế liệu làm nguyên liệu đủ điều kiện, bảo đảm an toàn môi trường thì phải được thông quan, không để ảnh hưởng đến sản xuất.
Câu chuyện liên quan đến các container ùn tắc tại các cảng chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng nhằm tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển.
Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp tục nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách cần được đặc biệt chú trọng và phải coi là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019. Cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay, không được chậm trễ. Đấy chính là hành động thiết thực để các doanh nghiệp, người dân, để nền kinh tế có thể phát huy sáng tạo, tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong Nghị quyết phiên họp, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt phương châm của năm 2019: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả"; triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ; theo dõi sát tình hình, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, điều hành bằng những việc làm cụ thể ngay từ sau Tết.
Những năm qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, 2018 là một năm “hừng hực khí thế cải cách nhờ sức nóng từ chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng”, với những cải cách thể hiện một dụng ý chính sách tương đối rõ ràng, xuyên suốt.
Theo Báo cáo này, tinh thần gỡ bỏ rào cản, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân được lan tỏa mạnh mẽ trong các cuộc thảo luận chính sách nói chung, cũng như trong các dự thảo văn bản được ban hành. Tuy nhiên, đáng buồn là có những cơ quan vẫn chưa muốn cải cách một cách thực tâm.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018. Cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019. Cùng với đó, phải tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, “làm sao để cán bộ, công chức trong toàn hệ thống hành chính phải chuyển động thực sự” với lực đẩy thôi thúc từ bên trong, giảm “lực kéo” của Thủ tướng.
Rõ ràng, việc bứt phá, cải cách không chỉ là những vấn đề lớn, vĩ mô mà còn phải đi vào những vấn đề cụ thể nhất, cắt bỏ tất cả những gì là rào cản, giấy phép con, tạo chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Những nỗ lực cải cách phải luôn luôn được “hâm nóng” ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức với tinh thần quyết liệt, chỉ có như vậy nền kinh tế mới có thể phát triển bứt phá như mục tiêu của Chính phủ.