Ngày 4/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 788/QĐ-UBND công nhận di tích đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử văn hóa đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 4/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận di tích đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích đồn Ba Khe thuộc xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Di tích cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Cát Thịnh 05km về hướng Tây, cách trung tâm huyện Văn Chấn khoảng 25km về hướng Đông.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Đồn Ba Khe trước đây thuộc làng Kỳ Lân (nay thuộc thôn Ba Khe 2) xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1948, với hệ thống hầm ngầm, lô cốt bê tông, hàng rào dây thép, hệ thống giao thông hào kiên cố vững chắc.
Trong lịch sử đồn Ba Khe được xây dựng trên mảnh đồi yên ngựa, phía sau có khe Kỳ Lân chảy qua, phía trước có cánh đồng thung lũng Ba Khe, quả đồi được phát trụi như một yên ngựa. Nhà cửa trong cứ điểm được làm bằng gỗ, từ cổng vào hai bên là dãy nhà lính, hai đầu hồi bên trong chúng làm kho chứa vũ khí, lương thực. Chỉ huy có nhà riêng ở giữa, xung quanh đồi cắm cọc gỗ, rào hai lần dây thép gai, ở giữa có gài mìn vào treo các loại ống bơ để dễ phát hiện mọi tiếng động. Bên trong hàng rào thép gai là một giao thông hào sâu ngập đầu người có các ngách thông vào nhà làm phòng tuyến chiến đấu khi bị công đồn. Cứ cách 10m lại có một lô cốt đặt ở đó một khẩu trung liên. Ở cổng có chòi gác, trong đồn còn đặt thêm một khẩu đại liên và hai khẩu moóc chi-ê. Bên ngoài chúng cho bạt ruộng làm sân bay tiếp tế. Ở bên trong đồn chúng còn đào một cái hầm thật sâu dùng để làm trại giam - giam giữ Việt minh mà chúng bắt được. Có thể khẳng định Cát Thịnh là một xã mà thực dân Pháp cho lập nhiều đồn bốt nhất trong huyện Văn Chấn.
Cũng tại đây, từ năm 1948 - 1952, giặc Pháp đã tổ chức hàng trăm cuộc càn quét, giết hại, cướp phá nhiều của cải, đốt phá nhà dân trong khu vực. Không cam chịu áp bức đô hộ của thực dân Pháp, dân quân, du kích đã mở nhiều trận đánh tiêu hao sinh lực địch tại đây.
Tháng 10 năm 1952 - Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ tổng Tư lệnh và Hồ Chủ Tịch quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Du kích xã đã liên tục ngày đêm bám sát địch, quấy rối đồn bốt Ba Khe để chúng mất ăn, mất ngủ, gây tư tưởng hoang mang trong hàng ngũ địch.
Trải qua thời gian, những dấu tích của đồn để lại không còn nhiều, nhưng với ý nghĩa lịch sử với những chiến công hiển hách, tinh thần quả cảm, kiên cường, bám đất, bám làng của quân và dân xã Cát Thịnh, đồn Ba Khe đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
7196 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 4/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 788/QĐ-UBND công nhận di tích đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
Di tích lịch sử văn hóa đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 4/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận di tích đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích đồn Ba Khe thuộc xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Di tích cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Cát Thịnh 05km về hướng Tây, cách trung tâm huyện Văn Chấn khoảng 25km về hướng Đông.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Đồn Ba Khe trước đây thuộc làng Kỳ Lân (nay thuộc thôn Ba Khe 2) xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1948, với hệ thống hầm ngầm, lô cốt bê tông, hàng rào dây thép, hệ thống giao thông hào kiên cố vững chắc.
Trong lịch sử đồn Ba Khe được xây dựng trên mảnh đồi yên ngựa, phía sau có khe Kỳ Lân chảy qua, phía trước có cánh đồng thung lũng Ba Khe, quả đồi được phát trụi như một yên ngựa. Nhà cửa trong cứ điểm được làm bằng gỗ, từ cổng vào hai bên là dãy nhà lính, hai đầu hồi bên trong chúng làm kho chứa vũ khí, lương thực. Chỉ huy có nhà riêng ở giữa, xung quanh đồi cắm cọc gỗ, rào hai lần dây thép gai, ở giữa có gài mìn vào treo các loại ống bơ để dễ phát hiện mọi tiếng động. Bên trong hàng rào thép gai là một giao thông hào sâu ngập đầu người có các ngách thông vào nhà làm phòng tuyến chiến đấu khi bị công đồn. Cứ cách 10m lại có một lô cốt đặt ở đó một khẩu trung liên. Ở cổng có chòi gác, trong đồn còn đặt thêm một khẩu đại liên và hai khẩu moóc chi-ê. Bên ngoài chúng cho bạt ruộng làm sân bay tiếp tế. Ở bên trong đồn chúng còn đào một cái hầm thật sâu dùng để làm trại giam - giam giữ Việt minh mà chúng bắt được. Có thể khẳng định Cát Thịnh là một xã mà thực dân Pháp cho lập nhiều đồn bốt nhất trong huyện Văn Chấn.
Cũng tại đây, từ năm 1948 - 1952, giặc Pháp đã tổ chức hàng trăm cuộc càn quét, giết hại, cướp phá nhiều của cải, đốt phá nhà dân trong khu vực. Không cam chịu áp bức đô hộ của thực dân Pháp, dân quân, du kích đã mở nhiều trận đánh tiêu hao sinh lực địch tại đây.
Tháng 10 năm 1952 - Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ tổng Tư lệnh và Hồ Chủ Tịch quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Du kích xã đã liên tục ngày đêm bám sát địch, quấy rối đồn bốt Ba Khe để chúng mất ăn, mất ngủ, gây tư tưởng hoang mang trong hàng ngũ địch.
Trải qua thời gian, những dấu tích của đồn để lại không còn nhiều, nhưng với ý nghĩa lịch sử với những chiến công hiển hách, tinh thần quả cảm, kiên cường, bám đất, bám làng của quân và dân xã Cát Thịnh, đồn Ba Khe đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích chùa Cường Thịnh, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích Nơi thành lập Đội du kích Đá Xô, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích Khảo cổ học Bến Mậu A, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Đình Lương Nham, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình làng Yên, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
Xem thêm »