CTTĐT - Ngày 22/1/2017, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái phối hợp với huyện Mù Cang Chải tổ chức hội nghị triển khai một số điểm mới của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hình sự và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Toàn cảnh hội nghị
Tại hội nghị, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái đã giới thiệu một số điểm mới và sự cần thiết của Luật tiếp cận thông tin, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật Hình sự và Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Theo đó Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gồm 9 chương, 78 điều và theo quy định của Luật, nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương, 37 Điều. Việc xây dựng Luật tiếp cận thông tin được dựa trên các quan điểm chỉ đạo là thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về "mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền công dân, quyền con người", “tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp" và "bảo đảm quyền được thông tin" của người dân. Luật cũng cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan. Và một quan điểm hết sức quan trọng đó là bảo đảm tính khả thi của Luật trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam...
Đối với, Bộ Luật hình sự 2015 gồm 3 phần: với 3 chương và 426 điều quy định Các tội phạm, 14 nhóm tội phạm cụ thể và Điều khoản thi hành về hiệu lực của BLHS. Luật Tín ngưỡng tôn giáo gồm có 9 chương với 68 điều, quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân có liên qua đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng và tôn giáo đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, khắc phục những bất cập và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc triển khai các điểm mới của 4 văn bản luật trên là tiền đề giúp huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai và thi hành các văn bản luật tại cơ sở có hiệu quả, giúp các xã, thị trấn giải quyết các đơn thư, khiếu nại kịp thời và xử lý các trường hợp vi phạm đúng luật, góp phần đưa các thể chế của pháp luật đến với người dân có hiệu quả.
1518 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 22/1/2017, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái phối hợp với huyện Mù Cang Chải tổ chức hội nghị triển khai một số điểm mới của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hình sự và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Tại hội nghị, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái đã giới thiệu một số điểm mới và sự cần thiết của Luật tiếp cận thông tin, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật Hình sự và Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Theo đó Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gồm 9 chương, 78 điều và theo quy định của Luật, nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương, 37 Điều. Việc xây dựng Luật tiếp cận thông tin được dựa trên các quan điểm chỉ đạo là thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về "mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền công dân, quyền con người", “tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp" và "bảo đảm quyền được thông tin" của người dân. Luật cũng cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan. Và một quan điểm hết sức quan trọng đó là bảo đảm tính khả thi của Luật trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam...
Đối với, Bộ Luật hình sự 2015 gồm 3 phần: với 3 chương và 426 điều quy định Các tội phạm, 14 nhóm tội phạm cụ thể và Điều khoản thi hành về hiệu lực của BLHS. Luật Tín ngưỡng tôn giáo gồm có 9 chương với 68 điều, quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân có liên qua đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng và tôn giáo đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, khắc phục những bất cập và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc triển khai các điểm mới của 4 văn bản luật trên là tiền đề giúp huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai và thi hành các văn bản luật tại cơ sở có hiệu quả, giúp các xã, thị trấn giải quyết các đơn thư, khiếu nại kịp thời và xử lý các trường hợp vi phạm đúng luật, góp phần đưa các thể chế của pháp luật đến với người dân có hiệu quả.