Những năm gần đây, cuộc sống của người dân ở thôn Cây Luồng và Làng Chang, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình có sự đổi thay nhanh do tận dụng lợi thế kinh tế từ chăn nuôi, đánh bắt thủy sản trên hồ Thác Bà.
Anh Trần Văn Hợp ở thôn Cây Luồng đầu tư cụm 10 lồng nuôi cá chất liệu bằng kẽm.
Nằm ở phía đông Hồ Thác Bà và là xã đặc biệt khó khăn, xã Xuân Lai có diện tích tự nhiên 2.638,21 ha, có đường tỉnh lộ 170 Vĩnh Kiên - Yên Thế chạy qua trung tâm xã. Toàn xã có 772 hộ với 3.315 khẩu trong 12 thôn và có 5 dân tộc chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan.
Ông Nguyễn Văn Thương - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: diện tích nước mặt hồ Thác Bà do xã quản lý trên 700 ha. Những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của huyện, tỉnh nhiều hộ đã biết tận dụng lợi thế mặt nước để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đem lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo.
Tại thôn Cây Luồng và Làng Chang có rất ít đất nông nghiệp nên cuộc sống người dân chủ yếu bám vào hồ. Bởi vậy, có gần 100% hộ dân ở 2 thôn này làm các công việc như nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản trên hồ và đang từng bước xóa đói nghèo, ổn định cuộc sống.
Gia đình anh Trần Văn Hợp là một điển hình nuôi cá lồng lâu năm ở thôn Cây Luồng và có nguồn thu nhập cao, ổn định. Qua những kiến thức học được khi tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng, anh đã áp dụng vào làm lồng, chọn con giống và chăm sóc... nên cá của anh luôn phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2017, anh Hợp đầu tư cụm 10 lồng nuôi cá với chất liệu kẽm có diện tích trên 40 m2/lồng và nuôi trên 3 vạn con cá giống các loại: cá lăng, nheo, chép lai, trắm đen, rô phi đơn tính… hiện đang phát triển tốt và một số loại cá đã cho thu hoạch. 3 năm gần đây, sau khi trừ các khoản chi phí đã mang về cho anh trên 100 triệu đồng mỗi năm. Anh Hợp chia sẻ: việc nuôi cá lồng trên hồ không mấy vất vả.
Tuy nhiên, phải chọn được điểm có mực nước sâu trên 3 m, có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp. Nơi đặt lồng nuôi cá cần chọn các điểm khuất gió; có nước lưu thông; đáy lồng phải cách đáy hồ ít nhất 1 m và không đặt lồng gần bờ có nhiều bóng cây làm cá dễ bị thiếu ôxy… Ngoài khẩu phần thức ăn công nghiệp, anh còn tận dụng thêm nguồn thức ăn là các loại phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như lá sắn, lá chuối, lá ngô và cỏ khá nhiều tại khu vực ven hồ.
Điều quan trọng là phải chọn được con giống chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ mới đảm bảo năng suất, chất lượng cá thương phẩm; đồng thời, thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá để phát hiện dịch bệnh và có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Bên cạnh việc tận dụng lợi thế nuôi cá, người dân thôn Cây Luồng và Làng Chang còn tích cực khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà, nhất là nghề đánh bắt tôm. Từ hơn nửa thế kỷ, công việc đánh bắt tôm đã giúp các hộ dân ở 2 thôn có thu nhập kinh tế ổn định. Địa phương cũng đã phát triển làng nghề đan rọ tôm, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho nhiều lao động lúc nông nhàn.
Là người sống bằng nghề đánh bắt tôm trên hồ, anh Nông Văn Hải ở thôn Làng Chang cho biết: hàng năm, có hai mùa cũng như hai kiểu đánh bắt tôm, đó là mùa nước lên và mùa nước cạn mỗi hộ đi đánh bắt tôm thường chuẩn bị cho mình từ 800 đến hơn 1.000 chiếc rọ tôm.
Mồi để nhử bắt tôm được làm từ bột sắn và cá tép dầu. Thời điểm thả, cắm rọ tôm thường từ 14 - 15 giờ ngày hôm trước và đi thu vào 6 - 7 giờ sáng ngày hôm sau. Người dân bán tôm cho thương lái đến mua với giá từ 85.000 đến 130.000 đồng/kg tôm tùy loại to, nhỏ và các hộ tích cực đánh bắt thường có nguồn thu đạt từ 6 - 7 triệu đồng/tháng.
Để việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung, ở thôn Cây Luồng, Làng Chang nói riêng đạt hiệu quả và bền vững, xã Xuân Lai đặc biệt chú trọng vận động người dân duy trì, mở rộng quy mô nuôi, tăng cường tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân.
Đồng thời, xã xác định nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những hướng đi trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao, nhất là những giống cá đặc sản như: cá nheo, lăng, chép lai, trắm đen.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, chú trọng tập huấn kiến thức nuôi trồng thủy sản giúp người dân trong xã cũng như thôn Cây Luồng, Làng Chang khai thác tối đa thế mạnh sẵn có để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và có hiệu quả.
1386 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm gần đây, cuộc sống của người dân ở thôn Cây Luồng và Làng Chang, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình có sự đổi thay nhanh do tận dụng lợi thế kinh tế từ chăn nuôi, đánh bắt thủy sản trên hồ Thác Bà.Nằm ở phía đông Hồ Thác Bà và là xã đặc biệt khó khăn, xã Xuân Lai có diện tích tự nhiên 2.638,21 ha, có đường tỉnh lộ 170 Vĩnh Kiên - Yên Thế chạy qua trung tâm xã. Toàn xã có 772 hộ với 3.315 khẩu trong 12 thôn và có 5 dân tộc chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan.
Ông Nguyễn Văn Thương - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: diện tích nước mặt hồ Thác Bà do xã quản lý trên 700 ha. Những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của huyện, tỉnh nhiều hộ đã biết tận dụng lợi thế mặt nước để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đem lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo.
Tại thôn Cây Luồng và Làng Chang có rất ít đất nông nghiệp nên cuộc sống người dân chủ yếu bám vào hồ. Bởi vậy, có gần 100% hộ dân ở 2 thôn này làm các công việc như nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản trên hồ và đang từng bước xóa đói nghèo, ổn định cuộc sống.
Gia đình anh Trần Văn Hợp là một điển hình nuôi cá lồng lâu năm ở thôn Cây Luồng và có nguồn thu nhập cao, ổn định. Qua những kiến thức học được khi tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng, anh đã áp dụng vào làm lồng, chọn con giống và chăm sóc... nên cá của anh luôn phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2017, anh Hợp đầu tư cụm 10 lồng nuôi cá với chất liệu kẽm có diện tích trên 40 m2/lồng và nuôi trên 3 vạn con cá giống các loại: cá lăng, nheo, chép lai, trắm đen, rô phi đơn tính… hiện đang phát triển tốt và một số loại cá đã cho thu hoạch. 3 năm gần đây, sau khi trừ các khoản chi phí đã mang về cho anh trên 100 triệu đồng mỗi năm. Anh Hợp chia sẻ: việc nuôi cá lồng trên hồ không mấy vất vả.
Tuy nhiên, phải chọn được điểm có mực nước sâu trên 3 m, có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp. Nơi đặt lồng nuôi cá cần chọn các điểm khuất gió; có nước lưu thông; đáy lồng phải cách đáy hồ ít nhất 1 m và không đặt lồng gần bờ có nhiều bóng cây làm cá dễ bị thiếu ôxy… Ngoài khẩu phần thức ăn công nghiệp, anh còn tận dụng thêm nguồn thức ăn là các loại phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như lá sắn, lá chuối, lá ngô và cỏ khá nhiều tại khu vực ven hồ.
Điều quan trọng là phải chọn được con giống chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ mới đảm bảo năng suất, chất lượng cá thương phẩm; đồng thời, thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá để phát hiện dịch bệnh và có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Bên cạnh việc tận dụng lợi thế nuôi cá, người dân thôn Cây Luồng và Làng Chang còn tích cực khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà, nhất là nghề đánh bắt tôm. Từ hơn nửa thế kỷ, công việc đánh bắt tôm đã giúp các hộ dân ở 2 thôn có thu nhập kinh tế ổn định. Địa phương cũng đã phát triển làng nghề đan rọ tôm, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho nhiều lao động lúc nông nhàn.
Là người sống bằng nghề đánh bắt tôm trên hồ, anh Nông Văn Hải ở thôn Làng Chang cho biết: hàng năm, có hai mùa cũng như hai kiểu đánh bắt tôm, đó là mùa nước lên và mùa nước cạn mỗi hộ đi đánh bắt tôm thường chuẩn bị cho mình từ 800 đến hơn 1.000 chiếc rọ tôm.
Mồi để nhử bắt tôm được làm từ bột sắn và cá tép dầu. Thời điểm thả, cắm rọ tôm thường từ 14 - 15 giờ ngày hôm trước và đi thu vào 6 - 7 giờ sáng ngày hôm sau. Người dân bán tôm cho thương lái đến mua với giá từ 85.000 đến 130.000 đồng/kg tôm tùy loại to, nhỏ và các hộ tích cực đánh bắt thường có nguồn thu đạt từ 6 - 7 triệu đồng/tháng.
Để việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung, ở thôn Cây Luồng, Làng Chang nói riêng đạt hiệu quả và bền vững, xã Xuân Lai đặc biệt chú trọng vận động người dân duy trì, mở rộng quy mô nuôi, tăng cường tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân.
Đồng thời, xã xác định nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những hướng đi trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao, nhất là những giống cá đặc sản như: cá nheo, lăng, chép lai, trắm đen.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, chú trọng tập huấn kiến thức nuôi trồng thủy sản giúp người dân trong xã cũng như thôn Cây Luồng, Làng Chang khai thác tối đa thế mạnh sẵn có để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và có hiệu quả.