Đến huyện Văn Yên hôm nay, dễ dàng nhận thấy sự đổi thay rõ nét của các xã, thôn với những tuyến đường bê tông trải dài, rộng phẳng.
Người dân thôn 5, xã Lâm Giang tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Những con đường mới đó, được làm nên từ sức dân cùng sự hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước đã nối dài thêm niềm vui, làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc, cải thiện môi trường sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
"Bà con trong thôn ai cũng vui lắm, bởi chỉ sau một thời gian ngắn, con đường trước đây vô cùng lầy lội vào mùa mưa, mùa nắng thì bụi bẩn đã được thay thế bằng con đường bê tông kiên cố. Đường đi lối lại sạch sẽ, các cháu nhỏ không còn vất vả đến trường nữa, sản phẩm của bà con làm ra được vận chuyển tiêu thụ dễ dàng hơn. Ai cũng hồ hởi, háo hức chờ xuân sang để đón cái tết đầu tiên trong niềm vui có đường bê tông, để bà con làng xóm đi thăm nhau dễ dàng hơn” - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 5, xã Lâm Giang Đỗ Văn Tuấn phấn khởi cho biết.
Rảo bước trên con đường mới, bác Nguyễn Văn Đằm - người đã hiến trên 300 m đất và nhiều cây cối để làm con đường thôn 5 nối ra thôn 4, xã Lâm Giang không giấu nổi sự vui mừng: "Có con đường mới không chỉ tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho đời mình bây giờ mà còn cho cả đời con, đời cháu mình nữa. Được Nhà nước cho một phần kinh phí rồi, chúng tôi ai cũng đồng lòng đóng góp tiền và công sức để làm đường. Con đường to đẹp hoàn thành mà lòng thấy hân hoan. Chỉ mong nhanh đến sáng để ra ngắm con đường mơ ước bao năm nay đã thành sự thật”.
Cùng với thôn 5, nhiều tuyến đường ở các thôn 4, 6, 10, 11, 13 của xã Lâm Giang trong năm 2017 cũng đã hoàn thành bê tông hóa với tổng chiều dài 4,8 km, trong đó Nhà nước đầu tư 2 tỷ 600 triệu đồng, nhân dân đóng góp tiền, ngày công hơn 898 triệu đồng, hiến trên 1.500 m2 đất đã đem đến những đổi thay tích cực, tươi sáng, tạo động lực giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.
Với cơ chế Nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng công trình, nhân dân tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công nền đường, đắp lề đường, rãnh thoát nước và đổ bê tông mặt đường, trong năm 2017 huyện Văn Yên tập trung các nguồn lực kiên cố hóa được gần 30 km đường giao nông thôn, vượt 10 km so với kế hoạch của huyện đề ra.
Trong đó, có 14 km theo đề án giao thông nông thôn tại các xã: Yên Phú, Yên Hợp, An Thịnh, Lâm Giang, Hoàng Thắng; 7,6 km từ vốn chương trình giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới, vốn Chương trình 135 tập trung ở những thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Ngòi A, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu...
Cùng với đó, người dân các xã: Đại An, Châu Quế Thượng, Lang Thíp, Phong Dụ Thượng cũng đã đóng tiền và công sức mở mới được hơn 10 km đường dân sinh phục vụ việc đi lại, phát triển kinh tế, xã hội.
Có được kết quả đáng mừng này, đồng chí Hà Đức Anh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Văn Yên cho rằng: bài học kinh nghiệm sâu sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả phong trào làm đường bê tông nông thôn theo chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên địa bàn huyện là công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu để mỗi người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa. Công tác tuyên truyền, vận động cần có chiều sâu và quan trọng nhất là phải xuất phát từ chính lợi ích người dân.
Cùng với đó, luôn thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai ngay từ khi bắt đầu lập dự án cho đến khi thi công cũng như nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Khi người dân đã chung sức đồng lòng thì việc gì khó cũng xong.
Bởi vậy, mỗi tuyến đường, đặc biệt là các tuyến ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được hoàn thành không chỉ góp phần thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mà còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.
Ngày càng nhiều tuyến đường được bê tông đã nối gần lại những thôn, bản xa là minh chứng rõ nét về một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước được sự đồng thuận từ phía người dân. Đây sẽ là động lực để huyện Văn Yên sớm đạt mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông cho ít nhất 12 xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
1410 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến huyện Văn Yên hôm nay, dễ dàng nhận thấy sự đổi thay rõ nét của các xã, thôn với những tuyến đường bê tông trải dài, rộng phẳng. Những con đường mới đó, được làm nên từ sức dân cùng sự hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước đã nối dài thêm niềm vui, làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc, cải thiện môi trường sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
"Bà con trong thôn ai cũng vui lắm, bởi chỉ sau một thời gian ngắn, con đường trước đây vô cùng lầy lội vào mùa mưa, mùa nắng thì bụi bẩn đã được thay thế bằng con đường bê tông kiên cố. Đường đi lối lại sạch sẽ, các cháu nhỏ không còn vất vả đến trường nữa, sản phẩm của bà con làm ra được vận chuyển tiêu thụ dễ dàng hơn. Ai cũng hồ hởi, háo hức chờ xuân sang để đón cái tết đầu tiên trong niềm vui có đường bê tông, để bà con làng xóm đi thăm nhau dễ dàng hơn” - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 5, xã Lâm Giang Đỗ Văn Tuấn phấn khởi cho biết.
Rảo bước trên con đường mới, bác Nguyễn Văn Đằm - người đã hiến trên 300 m đất và nhiều cây cối để làm con đường thôn 5 nối ra thôn 4, xã Lâm Giang không giấu nổi sự vui mừng: "Có con đường mới không chỉ tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho đời mình bây giờ mà còn cho cả đời con, đời cháu mình nữa. Được Nhà nước cho một phần kinh phí rồi, chúng tôi ai cũng đồng lòng đóng góp tiền và công sức để làm đường. Con đường to đẹp hoàn thành mà lòng thấy hân hoan. Chỉ mong nhanh đến sáng để ra ngắm con đường mơ ước bao năm nay đã thành sự thật”.
Cùng với thôn 5, nhiều tuyến đường ở các thôn 4, 6, 10, 11, 13 của xã Lâm Giang trong năm 2017 cũng đã hoàn thành bê tông hóa với tổng chiều dài 4,8 km, trong đó Nhà nước đầu tư 2 tỷ 600 triệu đồng, nhân dân đóng góp tiền, ngày công hơn 898 triệu đồng, hiến trên 1.500 m2 đất đã đem đến những đổi thay tích cực, tươi sáng, tạo động lực giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.
Với cơ chế Nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng công trình, nhân dân tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công nền đường, đắp lề đường, rãnh thoát nước và đổ bê tông mặt đường, trong năm 2017 huyện Văn Yên tập trung các nguồn lực kiên cố hóa được gần 30 km đường giao nông thôn, vượt 10 km so với kế hoạch của huyện đề ra.
Trong đó, có 14 km theo đề án giao thông nông thôn tại các xã: Yên Phú, Yên Hợp, An Thịnh, Lâm Giang, Hoàng Thắng; 7,6 km từ vốn chương trình giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới, vốn Chương trình 135 tập trung ở những thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Ngòi A, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu...
Cùng với đó, người dân các xã: Đại An, Châu Quế Thượng, Lang Thíp, Phong Dụ Thượng cũng đã đóng tiền và công sức mở mới được hơn 10 km đường dân sinh phục vụ việc đi lại, phát triển kinh tế, xã hội.
Có được kết quả đáng mừng này, đồng chí Hà Đức Anh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Văn Yên cho rằng: bài học kinh nghiệm sâu sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả phong trào làm đường bê tông nông thôn theo chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên địa bàn huyện là công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu để mỗi người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa. Công tác tuyên truyền, vận động cần có chiều sâu và quan trọng nhất là phải xuất phát từ chính lợi ích người dân.
Cùng với đó, luôn thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai ngay từ khi bắt đầu lập dự án cho đến khi thi công cũng như nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Khi người dân đã chung sức đồng lòng thì việc gì khó cũng xong.
Bởi vậy, mỗi tuyến đường, đặc biệt là các tuyến ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được hoàn thành không chỉ góp phần thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mà còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.
Ngày càng nhiều tuyến đường được bê tông đã nối gần lại những thôn, bản xa là minh chứng rõ nét về một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước được sự đồng thuận từ phía người dân. Đây sẽ là động lực để huyện Văn Yên sớm đạt mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông cho ít nhất 12 xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.