Toàn huyện có khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện như: Nậm Lành, An Lương, Sơn Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh.
Công nhân vườn ươm thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ kiểm tra sinh trưởng của cây quế giống.
Những năm qua, đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Văn Chấn đã phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây quế. Đến nay, cây quế đã và đang mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, giúp nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân nơi đây.
Với diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện như: Nậm Lành, An Lương, Sơn Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh…, những năm qua, cây quế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân nơi đây.
Diện tích quế hiện có trên địa bàn huyện hàng năm cho thu hoạch hơn 6.000 tấn cành, lá nguyên liệu với giá bán bình quân 3.000 đồng/kg, cho thu nhập 18 tỷ đồng; tinh dầu đạt 35 tấn với giá bán bình quân 6 triệu đồng/kg mang về thu nhập 21 tỷ đồng; hơn 2.000 tấn vỏ quế khô, với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, cho thu nhập 50 tỷ đồng và khoảng 15.000 m3 gỗ quế cho thu nhập 15 tỷ đồng.
Tính trung bình mỗi héc-ta quế từ 10 năm tuổi trở lên mang lại thu nhập khoảng 500 triệu đồng cho người dân nếu khai thác trắng, thu nhập khoảng 100 triệu đồng nếu chỉ tỉa cành và lá quế.
Gia đình chị Xa Thị Lắng ở thôn Bản 10, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn hiện có 2.000 cây quế từ 5 đến 10 năm tuổi và trên 2.000 cây mới trồng từ vụ xuân năm 2017. Mỗi năm, gia đình chị Lắng cũng thu về gần 20 triệu đồng từ việc tỉa cành, lá quế bán cho thương lái hoặc cho Nhà máy Chế biến tinh dầu quế Văn Chấn.
Nhờ thu nhập từ cây quế, gia đình chị Lắng đã có tiền để dựng thêm căn nhà mới khang trang và tiếp tục đầu tư cây giống, phân bón để trồng thêm quế trên những diện tích đất trống. Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn không chỉ có gia đình chị Lắng mà hàng nghìn hộ dân cũng đang tích cực phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, chính sách ưu đãi của Nhà nước để vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu từ quế.
Nhất là từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn, năm 2016 - 2017 đã có trên 2.000 ha quế được trồng mới. Thuận lợi hơn là từ năm 2011, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái đã đưa vào hoạt động Nhà máy Chế biến tinh dầu quế Văn Chấn tại xã Sơn Lương.
Đây không chỉ là điều kiện thuận lợi giúp nhân dân tận thu các phụ phẩm từ cây quế mà còn góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm thu hoạch. Giá trị sản phẩm cao cùng sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện đang tích cực chăm sóc và mở rộng diện tích quế.
Hàng năm, toàn huyện đã thu hút gần 1.000 hộ tham gia trồng, chăm sóc cây quế, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng canh tác bền vững, sử dụng hợp lý đất đai và lao động hiện có trong vùng.
Cùng với đó, góp phần tăng độ che phủ của thảm thực vật từ 54,3% năm 2015 lên 55,3% vào năm 2017, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Để bảo đảm việc cung cấp giống cây chất lượng tốt, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã lựa chọn quế đầu dòng và xây dựng vườn ươm tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và xã Chấn Thịnh với quy mô hơn 4,2 triệu cây quế giống, đáp ứng tốt nguồn giống để trồng mới diện tích quế trong năm 2018 và những năm tiếp theo của bà con trong huyện.
Qua 2 năm thực hiện, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn đã đi vào thực tiễn và được nhân dân ủng hộ; bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô tương đối lớn, chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng cao.
Dự kiến, đến năm 2020, toàn huyện có vùng nguyên liệu hơn 5.500 ha, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện.
Với những định hướng đúng đắn, cùng nhiều chính sách ưu đãi, những năm qua, cây quế đã và đang trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của người dân trong huyện, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũng như hỗ trợ cho các địa phương trên địa bàn huyện trong việc bảo vệ rừng tự nhiên.
Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn diện tích rừng quế hiện có là của hộ gia đình, cá nhân nên có quy mô nhỏ, ở những nơi xa cách đường giao thông; quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, qua nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí và giảm chất lượng quế.
Cùng với đó, phần lớn người trồng quế thiếu vốn để thâm canh, mở rộng diện tích; nhận thức về chất lượng sản phẩm quế của người dân còn nhiều hạn chế, thiếu kiểm soát, chỉ sơ chế thủ công, chưa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Đặc biệt, việc tiến hành tỉa cành đối với những diện tích quế chưa đến tuổi khai thác khá nhiều, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây; việc sản xuất và kinh doanh quế còn thiếu tính tổ chức, chủ yếu mới tập trung vào hỗ trợ sản xuất, còn thiếu cơ chế cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Năm 2018 và những năm tiếp theo, để Đề án thực sự đi vào cuộc sống giúp người dân xóa đói giảm nghèo, huyện Văn Chấn cần khắc phục những tồn tại, hạn chế trên.
2673 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Toàn huyện có khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện như: Nậm Lành, An Lương, Sơn Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh. Những năm qua, đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Văn Chấn đã phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây quế. Đến nay, cây quế đã và đang mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, giúp nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân nơi đây.
Với diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện như: Nậm Lành, An Lương, Sơn Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh…, những năm qua, cây quế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân nơi đây.
Diện tích quế hiện có trên địa bàn huyện hàng năm cho thu hoạch hơn 6.000 tấn cành, lá nguyên liệu với giá bán bình quân 3.000 đồng/kg, cho thu nhập 18 tỷ đồng; tinh dầu đạt 35 tấn với giá bán bình quân 6 triệu đồng/kg mang về thu nhập 21 tỷ đồng; hơn 2.000 tấn vỏ quế khô, với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, cho thu nhập 50 tỷ đồng và khoảng 15.000 m3 gỗ quế cho thu nhập 15 tỷ đồng.
Tính trung bình mỗi héc-ta quế từ 10 năm tuổi trở lên mang lại thu nhập khoảng 500 triệu đồng cho người dân nếu khai thác trắng, thu nhập khoảng 100 triệu đồng nếu chỉ tỉa cành và lá quế.
Gia đình chị Xa Thị Lắng ở thôn Bản 10, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn hiện có 2.000 cây quế từ 5 đến 10 năm tuổi và trên 2.000 cây mới trồng từ vụ xuân năm 2017. Mỗi năm, gia đình chị Lắng cũng thu về gần 20 triệu đồng từ việc tỉa cành, lá quế bán cho thương lái hoặc cho Nhà máy Chế biến tinh dầu quế Văn Chấn.
Nhờ thu nhập từ cây quế, gia đình chị Lắng đã có tiền để dựng thêm căn nhà mới khang trang và tiếp tục đầu tư cây giống, phân bón để trồng thêm quế trên những diện tích đất trống. Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn không chỉ có gia đình chị Lắng mà hàng nghìn hộ dân cũng đang tích cực phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, chính sách ưu đãi của Nhà nước để vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu từ quế.
Nhất là từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn, năm 2016 - 2017 đã có trên 2.000 ha quế được trồng mới. Thuận lợi hơn là từ năm 2011, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái đã đưa vào hoạt động Nhà máy Chế biến tinh dầu quế Văn Chấn tại xã Sơn Lương.
Đây không chỉ là điều kiện thuận lợi giúp nhân dân tận thu các phụ phẩm từ cây quế mà còn góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm thu hoạch. Giá trị sản phẩm cao cùng sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện đang tích cực chăm sóc và mở rộng diện tích quế.
Hàng năm, toàn huyện đã thu hút gần 1.000 hộ tham gia trồng, chăm sóc cây quế, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng canh tác bền vững, sử dụng hợp lý đất đai và lao động hiện có trong vùng.
Cùng với đó, góp phần tăng độ che phủ của thảm thực vật từ 54,3% năm 2015 lên 55,3% vào năm 2017, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Để bảo đảm việc cung cấp giống cây chất lượng tốt, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã lựa chọn quế đầu dòng và xây dựng vườn ươm tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và xã Chấn Thịnh với quy mô hơn 4,2 triệu cây quế giống, đáp ứng tốt nguồn giống để trồng mới diện tích quế trong năm 2018 và những năm tiếp theo của bà con trong huyện.
Qua 2 năm thực hiện, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn đã đi vào thực tiễn và được nhân dân ủng hộ; bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô tương đối lớn, chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng cao.
Dự kiến, đến năm 2020, toàn huyện có vùng nguyên liệu hơn 5.500 ha, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện.
Với những định hướng đúng đắn, cùng nhiều chính sách ưu đãi, những năm qua, cây quế đã và đang trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của người dân trong huyện, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũng như hỗ trợ cho các địa phương trên địa bàn huyện trong việc bảo vệ rừng tự nhiên.
Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn diện tích rừng quế hiện có là của hộ gia đình, cá nhân nên có quy mô nhỏ, ở những nơi xa cách đường giao thông; quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, qua nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí và giảm chất lượng quế.
Cùng với đó, phần lớn người trồng quế thiếu vốn để thâm canh, mở rộng diện tích; nhận thức về chất lượng sản phẩm quế của người dân còn nhiều hạn chế, thiếu kiểm soát, chỉ sơ chế thủ công, chưa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Đặc biệt, việc tiến hành tỉa cành đối với những diện tích quế chưa đến tuổi khai thác khá nhiều, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây; việc sản xuất và kinh doanh quế còn thiếu tính tổ chức, chủ yếu mới tập trung vào hỗ trợ sản xuất, còn thiếu cơ chế cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Năm 2018 và những năm tiếp theo, để Đề án thực sự đi vào cuộc sống giúp người dân xóa đói giảm nghèo, huyện Văn Chấn cần khắc phục những tồn tại, hạn chế trên.