Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc cũng như phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, năm 1960, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà trên dòng sông Chảy. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung, đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Nhà máy Thủy điện Thác bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Đây là một vinh dự lớn, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề. Việc giải phóng lòng hồ, di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới của hàng ngàn hộ dân là công việc lớn và hết sức khó khăn phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tâm tư tình cảm, phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo trong vùng lòng hồ.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ban chuyển dân của tỉnh và các ban, ngành hữu quan tiến hành điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vùng lòng hồ, từ đó lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho Tỉnh ủy trong việc di dân.
Nằm ven sông Chảy, Yên Bình và hạ huyện Lục Yên là một vùng đất phì nhiêu. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cần cù, sáng tạo của người dân nơi đây đã tạo nên một vùng quê trù phú. Đất đai màu mỡ cùng với trình độ thâm canh cao đã đưa năng suất và sản lượng lương thực của vùng đứng đầu tỉnh. Ngoài giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp thì nghề rừng cũng chiếm một vị trí quan trọng trong thu nhập của người dân vùng lòng hồ, có nơi chiếm tới 50%.
Yên Bình là nơi đạo Công giáo đến khá sớm (thế kỷ XVIII) đồng thời cũng là nơi tập trung số giáo dân đông nhất tỉnh (chiếm 70% số giáo dân toàn tỉnh). Khi ta có chủ trương chuyển dân vùng lòng hồ, một số phần tử phản động lợi dụng tung tin “cộng sản lợi dụng chuyển dân để phá đạo, giáo dân sẽ bị phân tán xen kẽ với người không theo đạo và sẽ không có nhà thờ để cầu nguyện làm cho đạo Chúa khô dần” dẫn đến tình trạng hoang mang lo sợ từ linh mục đến giáo dân, làm phức tạp thêm nhiệm vụ vốn đã hết sức khó khăn.
Có thể thấy rằng, phải rời bỏ miền quê trù phú, nơi sinh sống của nhiều thế hệ cùng với ruộng vườn, nhà cửa, tài sản, mồ mả cha ông là một điều khiến mỗi người không thể không day dứt, nuối tiếc. Hơn nữa, những nội dung tuyên truyền của bọn phản động càng tác động thêm vào tâm lý của bà con, nhất là giáo dân. Điều này đòi hỏi công tác vận động chuyển dân phải được tiến hành một cách khéo léo, thận trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn kể trên, công tác chuyển dân cũng có một số thuận lợi cơ bản. Vùng lòng hồ Thác Bà cũng là nơi sớm có các cơ sở cách mạng và đã trải qua nhiều đợt vận động lớn như giảm tô, giảm tức; cải cách dân chủ; hợp tác hóa nông nghiệp… Quần chúng nơi đây có truyền thống đoàn kết gắn bó tương thân tương ái giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, họ có nhận thức sâu sắc về cách mạng, vững lòng tin ở Đảng và Chính phủ.
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, tình hình nhân dân vùng lòng hồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho Tỉnh ủy những nội dung sau:
Tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán ở vùng giáo dân để quán triệt kế hoạch tổng thể chuyển dân vùng lòng hồ nói chung và đối với bà con giáo dân nói riêng.
Tổ chức toạ đàm với linh mục, tu sĩ và các vị chức sắc về kế hoạch chuyển dân vùng hồ và kế hoạch chi tiết về chuyển các họ giáo, các nhà thờ xứ và nhà thờ họ. Trong các buổi tọa đàm, mời đại diện Ban chuyển dân của tỉnh đến trực tiếp giải đáp các thắc mắc và cùng nhau bàn bạc, thống nhất phương án cho từng việc cụ thể.
Đề nghị với Trung ương tặng cho những người có công trong quá trình vận động giáo dân chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành đi sâu tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng công trình thủy điện lớn đầu tiên của miền Bắc. Mặt trận cũng kiến nghị với Ban chuyển dân của tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển dân đưa bà con giáo dân đến vùng tập trung để họ thuận tiện trong việc xây dựng nhà thờ Họ, nhà thờ Xứ, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình thường, đáp ứng nguyện vọng của bà con có đạo.
Trước khi thực hiện đồng loạt, cuộc vận động di dân được tiến hành thí điểm ở hai xã công giáo toàn tòng là Chính Tâm và Tích Trung. Tại đây, đã thực hiện phương châm “thống nhất từ trong ra ngoài”. Sau khi cấp uỷ chỉ đạo học tập thấu suốt trong Đảng về hệ thống chính quyền, Mặt trận cùng Ban chuyển dân của tỉnh, huyện đã tổ chức học tập thông suốt về chủ trương, mục đích, tác dụng to lớn của thủy điện Thác Bà đến các giới và toàn thể quần chúng nhân dân. Sau khi tổ chức học tập trung ở cộng đồng, các cán bộ của Mặt trận đã đi sâu vận động vào từng đối tượng cụ thể, nhờ làm tốt công tác này nên từ các chức sắc, chức việc đến bà con giáo dân đều được đả thông tư tưởng, yên tâm và hăng hái thực hiện việc di chuyển.
Nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân, Tỉnh ủy Yên Bái ra lời kêu gọi đồng bào các dân tộc trong tỉnh kết nghĩa với nhân dân vùng hồ Thác Bà, giữa nhân dân nơi đi với nhân dân nơi đến. Đồng thời, tỉnh cũng đề ra sáu nguyên tắc phải quán triệt trong quá trình chuyển dân là:
- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, tín ngưỡng của người dân phải di chuyển ngày một nâng cao.
- Vận động di dân tập thể, tránh xé lẻ, di chuyển trong địa phương huyện là chính, nếu không đủ đất đai thì mới chuyển sang các huyện khác.
- Khi đến khu vực mới triệt để tiết kiệm đất, ưu tiên đất cho sản xuất và phục vụ đời sống cả trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng cơ sở mới từng bước, ưu tiên phục vụ sản xuất và những nhu cầu thiết yếu, kết hợp phục vụ yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.
- Giải quyết tài sản của dân di chuyển một cách hợp lý nhất, tiết kiệm và có lợi nhất cho dân và Nhà nước.
- Chấp hành đường lối giai cấp của Đảng, quán triệt mọi chính sách của Đảng ở vùng nông thôn, trước hết là chính sách dân tộc và tôn giáo, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về tư tưởng, tổ chức và chính sách.
Với tinh thần tự lực cánh sinh và sự giúp đỡ của cộng đồng, trong thời gian ngắn, số hộ di chuyển đợt I đã nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở và đi vào sản xuất. Cũng trong quá trình chuyển dân đợt đầu đã xuất hiện những nhân tố điển hình, nhất là trong lực lượng thanh niên, các tổ chức đoàn đã kết nạp được 18 đoàn viên mới, 13 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn mở các lớp bồi dưỡng cho thanh niên công giáo tiến bộ, xây dựng họ trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong công tác chuyển dân.
Công tác chuyển dân được tiến hành theo từng đợt, di chuyển gắn liền với khai hoang, thủy lợi, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào. Nhờ sự nỗ lực của các ngành và sự ủng hộ của nhân dân, đợt chuyển dân thứ hai trong năm 1964 đã chuyển được 1.421 hộ, xây mới 36 sân kho, xây dựng các trường cấp I, II, trạm xá, nhà thờ, đồng thời chuyển hàng nghìn mộ các liệt sĩ, phần mộ của thân nhân bà con về quê mới.
Ngày 19/8/1964 đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, cán bộ công nhân và chuyên gia Liên Xô, đại diện Chính phủ Việt Nam - Liên Xô đã đổ mẻ bê tông đầu tiên vào móng công trình, chính thức khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà, đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam.
Nhà máy Thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân của đế quốc Mỹ. Kể từ khi chúng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại đến tỉnh Yên Bái, công trường thủy điện Thác Bà là trọng điểm ném bom hủy diệt của không quân Mỹ. Trong điều kiện đó, do yêu cầu của thời chiến, công tác chuyển dân cần được tiến hành nhanh, gọn.
Không chỉ có công tác di dân, khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ cho công trình thủy điện Thác Bà cũng trở nên hết sức nặng nề đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Xác định rõ tính chất quan trọng của nhiệm vụ này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực vận động, tổ chức những biện pháp thắt chặt mối liên hệ công nông liên minh. Tổ chức kết nghĩa giữa Đoàn thanh niên huyện Yên Bình với Đoàn thanh niên công trường thủy điện Thác Bà, giữa các chi đoàn của công trường với chi đoàn của các xã lân cận, giữa lực lượng dân quân xã với lực lượng tự vệ của công trường. Sự liên kết này có tác dụng rất hữu ích trong suốt quá trình xây dựng nhà máy trong hoàn cảnh bị oanh kích của không lực Hoa Kỳ. Đồng thời, Mặt trận cũng hết sức chú trọng vận động nhân dân và các đoàn thể hỗ trợ, giúp sơ tán các gia đình công nhân, khắc phục hậu quả sau những đợt ném bom của địch, những hoạt động này làm cho người công nhân trên công trường thêm quyết tâm, gắn bó với công việc cũng như mảnh đất và con người Yên Bái.
Cuộc vận động chuyển dân xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà kết thúc thắng lợi có ý nghĩa chính trị, kinh tế, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng. Toàn tỉnh có 52 xã phải chuyển một phần hoặc toàn bộ gồm 8.913 hộ với hơn 53.000 nhân khẩu. Cùng với việc chuyển dân, đã chuyển hơn 35.000 di, hài cốt, hàng chục nhà thờ, đền thờ, công sở, công trình công cộng, bệnh viện, trạm xá, kho tàng… Quá trình làm ngập lòng hồ làm mất đi hơn 5300 ha ruộng (chiếm 1/4 diện tích và 1/3 sản lượng lương thực hàng năm của tỉnh), 2.000 ha đất trồng màu và hơn 2 vạn ha rừng bị ngập dưới lòng hồ.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh, cùng sự nỗ lực của các ngành, các cấp, đặc biệt là công tác vận động quần chúng rất mềm dẻo và hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ. Nhân dân các dân tộc vùng lòng hồ đã đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình và dòng họ, khắc phục mọi khó khăn về đời sống, phương tiện, khẩn trương di chuyển để đảm bảo tiến độ thi công công trình.
Thực hiện cuộc vận động chuyển dân với phương châm tiết kiệm và có lợi nhất cho nhân dân và cho Nhà nước, thực tế Nhà nước chỉ hỗ trợ phần di chuyển và tạo điều kiện về địa bàn sản xuất ở nơi đến, còn lại chủ yếu là sự hy sinh và tự lực cánh sinh của người dân di chuyển cùng một phần nào đó sự giúp đỡ của nhân dân nơi tiếp nhận. Điều này chứng minh sự hy sinh to lớn của nhân dân vùng lòng hồ, đồng thời cũng khẳng định vai trò to lớn của công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng của các ngành, các đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Tỉnh Yên Bái đã tiến hành di dân với số lượng lớn (gấp hai lần số hộ phải di chuyển của thủy điện Hòa Bình sau này), hơn nữa lại trong hoàn cảnh có chiến tranh, chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có chính sách đền bù tái định cư như sau này, nhưng công việc vẫn được thực hiện thành công tốt đẹp. Điều này cho thấy, những bài học trong vận động chuyển dân xây dựng thủy điện Thác Bà cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và vận dụng thích hợp trong giai đoạn hiện nay.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
14340 lượt xem
Ban Biên tập
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc cũng như phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, năm 1960, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà trên dòng sông Chảy. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung, đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đây là một vinh dự lớn, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề. Việc giải phóng lòng hồ, di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới của hàng ngàn hộ dân là công việc lớn và hết sức khó khăn phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tâm tư tình cảm, phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo trong vùng lòng hồ.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ban chuyển dân của tỉnh và các ban, ngành hữu quan tiến hành điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vùng lòng hồ, từ đó lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho Tỉnh ủy trong việc di dân.
Nằm ven sông Chảy, Yên Bình và hạ huyện Lục Yên là một vùng đất phì nhiêu. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cần cù, sáng tạo của người dân nơi đây đã tạo nên một vùng quê trù phú. Đất đai màu mỡ cùng với trình độ thâm canh cao đã đưa năng suất và sản lượng lương thực của vùng đứng đầu tỉnh. Ngoài giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp thì nghề rừng cũng chiếm một vị trí quan trọng trong thu nhập của người dân vùng lòng hồ, có nơi chiếm tới 50%.
Yên Bình là nơi đạo Công giáo đến khá sớm (thế kỷ XVIII) đồng thời cũng là nơi tập trung số giáo dân đông nhất tỉnh (chiếm 70% số giáo dân toàn tỉnh). Khi ta có chủ trương chuyển dân vùng lòng hồ, một số phần tử phản động lợi dụng tung tin “cộng sản lợi dụng chuyển dân để phá đạo, giáo dân sẽ bị phân tán xen kẽ với người không theo đạo và sẽ không có nhà thờ để cầu nguyện làm cho đạo Chúa khô dần” dẫn đến tình trạng hoang mang lo sợ từ linh mục đến giáo dân, làm phức tạp thêm nhiệm vụ vốn đã hết sức khó khăn.
Có thể thấy rằng, phải rời bỏ miền quê trù phú, nơi sinh sống của nhiều thế hệ cùng với ruộng vườn, nhà cửa, tài sản, mồ mả cha ông là một điều khiến mỗi người không thể không day dứt, nuối tiếc. Hơn nữa, những nội dung tuyên truyền của bọn phản động càng tác động thêm vào tâm lý của bà con, nhất là giáo dân. Điều này đòi hỏi công tác vận động chuyển dân phải được tiến hành một cách khéo léo, thận trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn kể trên, công tác chuyển dân cũng có một số thuận lợi cơ bản. Vùng lòng hồ Thác Bà cũng là nơi sớm có các cơ sở cách mạng và đã trải qua nhiều đợt vận động lớn như giảm tô, giảm tức; cải cách dân chủ; hợp tác hóa nông nghiệp… Quần chúng nơi đây có truyền thống đoàn kết gắn bó tương thân tương ái giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, họ có nhận thức sâu sắc về cách mạng, vững lòng tin ở Đảng và Chính phủ.
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, tình hình nhân dân vùng lòng hồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho Tỉnh ủy những nội dung sau:
Tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán ở vùng giáo dân để quán triệt kế hoạch tổng thể chuyển dân vùng lòng hồ nói chung và đối với bà con giáo dân nói riêng.
Tổ chức toạ đàm với linh mục, tu sĩ và các vị chức sắc về kế hoạch chuyển dân vùng hồ và kế hoạch chi tiết về chuyển các họ giáo, các nhà thờ xứ và nhà thờ họ. Trong các buổi tọa đàm, mời đại diện Ban chuyển dân của tỉnh đến trực tiếp giải đáp các thắc mắc và cùng nhau bàn bạc, thống nhất phương án cho từng việc cụ thể.
Đề nghị với Trung ương tặng cho những người có công trong quá trình vận động giáo dân chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành đi sâu tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng công trình thủy điện lớn đầu tiên của miền Bắc. Mặt trận cũng kiến nghị với Ban chuyển dân của tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển dân đưa bà con giáo dân đến vùng tập trung để họ thuận tiện trong việc xây dựng nhà thờ Họ, nhà thờ Xứ, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình thường, đáp ứng nguyện vọng của bà con có đạo.
Trước khi thực hiện đồng loạt, cuộc vận động di dân được tiến hành thí điểm ở hai xã công giáo toàn tòng là Chính Tâm và Tích Trung. Tại đây, đã thực hiện phương châm “thống nhất từ trong ra ngoài”. Sau khi cấp uỷ chỉ đạo học tập thấu suốt trong Đảng về hệ thống chính quyền, Mặt trận cùng Ban chuyển dân của tỉnh, huyện đã tổ chức học tập thông suốt về chủ trương, mục đích, tác dụng to lớn của thủy điện Thác Bà đến các giới và toàn thể quần chúng nhân dân. Sau khi tổ chức học tập trung ở cộng đồng, các cán bộ của Mặt trận đã đi sâu vận động vào từng đối tượng cụ thể, nhờ làm tốt công tác này nên từ các chức sắc, chức việc đến bà con giáo dân đều được đả thông tư tưởng, yên tâm và hăng hái thực hiện việc di chuyển.
Nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân, Tỉnh ủy Yên Bái ra lời kêu gọi đồng bào các dân tộc trong tỉnh kết nghĩa với nhân dân vùng hồ Thác Bà, giữa nhân dân nơi đi với nhân dân nơi đến. Đồng thời, tỉnh cũng đề ra sáu nguyên tắc phải quán triệt trong quá trình chuyển dân là:
- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, tín ngưỡng của người dân phải di chuyển ngày một nâng cao.
- Vận động di dân tập thể, tránh xé lẻ, di chuyển trong địa phương huyện là chính, nếu không đủ đất đai thì mới chuyển sang các huyện khác.
- Khi đến khu vực mới triệt để tiết kiệm đất, ưu tiên đất cho sản xuất và phục vụ đời sống cả trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng cơ sở mới từng bước, ưu tiên phục vụ sản xuất và những nhu cầu thiết yếu, kết hợp phục vụ yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.
- Giải quyết tài sản của dân di chuyển một cách hợp lý nhất, tiết kiệm và có lợi nhất cho dân và Nhà nước.
- Chấp hành đường lối giai cấp của Đảng, quán triệt mọi chính sách của Đảng ở vùng nông thôn, trước hết là chính sách dân tộc và tôn giáo, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về tư tưởng, tổ chức và chính sách.
Với tinh thần tự lực cánh sinh và sự giúp đỡ của cộng đồng, trong thời gian ngắn, số hộ di chuyển đợt I đã nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở và đi vào sản xuất. Cũng trong quá trình chuyển dân đợt đầu đã xuất hiện những nhân tố điển hình, nhất là trong lực lượng thanh niên, các tổ chức đoàn đã kết nạp được 18 đoàn viên mới, 13 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn mở các lớp bồi dưỡng cho thanh niên công giáo tiến bộ, xây dựng họ trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong công tác chuyển dân.
Công tác chuyển dân được tiến hành theo từng đợt, di chuyển gắn liền với khai hoang, thủy lợi, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào. Nhờ sự nỗ lực của các ngành và sự ủng hộ của nhân dân, đợt chuyển dân thứ hai trong năm 1964 đã chuyển được 1.421 hộ, xây mới 36 sân kho, xây dựng các trường cấp I, II, trạm xá, nhà thờ, đồng thời chuyển hàng nghìn mộ các liệt sĩ, phần mộ của thân nhân bà con về quê mới.
Ngày 19/8/1964 đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, cán bộ công nhân và chuyên gia Liên Xô, đại diện Chính phủ Việt Nam - Liên Xô đã đổ mẻ bê tông đầu tiên vào móng công trình, chính thức khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà, đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam.
Nhà máy Thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân của đế quốc Mỹ. Kể từ khi chúng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại đến tỉnh Yên Bái, công trường thủy điện Thác Bà là trọng điểm ném bom hủy diệt của không quân Mỹ. Trong điều kiện đó, do yêu cầu của thời chiến, công tác chuyển dân cần được tiến hành nhanh, gọn.
Không chỉ có công tác di dân, khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ cho công trình thủy điện Thác Bà cũng trở nên hết sức nặng nề đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Xác định rõ tính chất quan trọng của nhiệm vụ này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực vận động, tổ chức những biện pháp thắt chặt mối liên hệ công nông liên minh. Tổ chức kết nghĩa giữa Đoàn thanh niên huyện Yên Bình với Đoàn thanh niên công trường thủy điện Thác Bà, giữa các chi đoàn của công trường với chi đoàn của các xã lân cận, giữa lực lượng dân quân xã với lực lượng tự vệ của công trường. Sự liên kết này có tác dụng rất hữu ích trong suốt quá trình xây dựng nhà máy trong hoàn cảnh bị oanh kích của không lực Hoa Kỳ. Đồng thời, Mặt trận cũng hết sức chú trọng vận động nhân dân và các đoàn thể hỗ trợ, giúp sơ tán các gia đình công nhân, khắc phục hậu quả sau những đợt ném bom của địch, những hoạt động này làm cho người công nhân trên công trường thêm quyết tâm, gắn bó với công việc cũng như mảnh đất và con người Yên Bái.
Cuộc vận động chuyển dân xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà kết thúc thắng lợi có ý nghĩa chính trị, kinh tế, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng. Toàn tỉnh có 52 xã phải chuyển một phần hoặc toàn bộ gồm 8.913 hộ với hơn 53.000 nhân khẩu. Cùng với việc chuyển dân, đã chuyển hơn 35.000 di, hài cốt, hàng chục nhà thờ, đền thờ, công sở, công trình công cộng, bệnh viện, trạm xá, kho tàng… Quá trình làm ngập lòng hồ làm mất đi hơn 5300 ha ruộng (chiếm 1/4 diện tích và 1/3 sản lượng lương thực hàng năm của tỉnh), 2.000 ha đất trồng màu và hơn 2 vạn ha rừng bị ngập dưới lòng hồ.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh, cùng sự nỗ lực của các ngành, các cấp, đặc biệt là công tác vận động quần chúng rất mềm dẻo và hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ. Nhân dân các dân tộc vùng lòng hồ đã đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình và dòng họ, khắc phục mọi khó khăn về đời sống, phương tiện, khẩn trương di chuyển để đảm bảo tiến độ thi công công trình.
Thực hiện cuộc vận động chuyển dân với phương châm tiết kiệm và có lợi nhất cho nhân dân và cho Nhà nước, thực tế Nhà nước chỉ hỗ trợ phần di chuyển và tạo điều kiện về địa bàn sản xuất ở nơi đến, còn lại chủ yếu là sự hy sinh và tự lực cánh sinh của người dân di chuyển cùng một phần nào đó sự giúp đỡ của nhân dân nơi tiếp nhận. Điều này chứng minh sự hy sinh to lớn của nhân dân vùng lòng hồ, đồng thời cũng khẳng định vai trò to lớn của công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng của các ngành, các đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Tỉnh Yên Bái đã tiến hành di dân với số lượng lớn (gấp hai lần số hộ phải di chuyển của thủy điện Hòa Bình sau này), hơn nữa lại trong hoàn cảnh có chiến tranh, chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có chính sách đền bù tái định cư như sau này, nhưng công việc vẫn được thực hiện thành công tốt đẹp. Điều này cho thấy, những bài học trong vận động chuyển dân xây dựng thủy điện Thác Bà cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và vận dụng thích hợp trong giai đoạn hiện nay.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)