CTTĐT - Trong những tháng đầu năm 2019, về cơ bản các lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, lành mạnh, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và du khách. Tuy nhiên, qua theo dõi tại một số lễ hội tổ chức vào dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 và tại một số di tích (đình, đền, chùa) trên địa bàn vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục: Hiện tượng dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi; đốt nhiều đồ mã, vàng mã; đặt nhiều hòm công đức, để tiền trên các ban thờ tự; sử dụng trang phục không phù hợp đến nơi thờ tự... gây ảnh hưởng xấu đến không khí trang nghiêm của lễ hội.
Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội.
Để chấn chỉnh những hạn chế nêu trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, đặc biệt là Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công điện số 1793/CĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân 2019; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số 323/BVHTTDL- VHCS ngày 23/01/2019 về việc tăng cường chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019; Công văn số 1564-CV/TU ngày 14/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc triển khai ngay các nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, hoạt động phản cảm, kích động bạo lực và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động lễ hội.
1390 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những tháng đầu năm 2019, về cơ bản các lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, lành mạnh, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và du khách. Tuy nhiên, qua theo dõi tại một số lễ hội tổ chức vào dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 và tại một số di tích (đình, đền, chùa) trên địa bàn vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục: Hiện tượng dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi; đốt nhiều đồ mã, vàng mã; đặt nhiều hòm công đức, để tiền trên các ban thờ tự; sử dụng trang phục không phù hợp đến nơi thờ tự... gây ảnh hưởng xấu đến không khí trang nghiêm của lễ hội.Để chấn chỉnh những hạn chế nêu trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, đặc biệt là Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công điện số 1793/CĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân 2019; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số 323/BVHTTDL- VHCS ngày 23/01/2019 về việc tăng cường chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019; Công văn số 1564-CV/TU ngày 14/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc triển khai ngay các nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, hoạt động phản cảm, kích động bạo lực và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động lễ hội.