Theo đó, tại Nghị quyết này Hội đồng nhân dân tỉnh Yên
Bái quyết nghị ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên
Bái với các nội dung sau:
(1) Về chính sách thu hút:
Đối tượng là chuyên gia, tiến sĩ,
giảng viên, giáo viên dạy nghề, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại
giỏi trở lên, thạc sỹ, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ nội trú; Đại học hệ chính
quy diện tự thi đỗ hoặc tuyển thẳng gồm: dược sĩ đại học tốt nghiệp loại giỏi
trở lên; bác sĩ đa khoa, hộ sinh, diều dưỡng và kỹ sư điện tử y sinh xếp
loại tốt nghiệp từ loại khá trở lên.
Chính sách hỗ trợ kinh phí:
Đối với chuyên gia: Khi sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng thì được
hưởng theo chế độ theo nội dung hợp đồng thỏa thuận.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức về công tác lâu dài tại tỉnh hỗ trợ 01
lần sau khi được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị: Tiến sĩ, Bác
sĩ chuyên khoa II 140 triệu đồng/người; Thạc sĩ, bác sĩ nội trú 50 triệu
đồng/người; Bác sĩ đa khoa loại khá trở lên, dược sĩ đại học loại khá trở lên
30 triệu đồng/người; các đối tượng thu hút thuộc lĩnh vực y tế về làm
việc tại cơ quan y tế nhà nước thuộc huyện Trạm tấu và huyện Mù Cang Chải
hoặc trực tiếp khám chữa bệnh trong các chuyên khoa Lao, Phong, Tâm thần, Ung
bướu, Pháp y, Truyền nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và
tuyến huyện được hỗ trợ thêm 30 triệu đồng/người; Giáo viên, giảng viên dạy
nghể thu hút vào Trường Cao đẳng nghề Yên Bái được hỗ trợ một lần 30 triệu
đồng/người
(2). Chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng:
Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang công tác tại các cơ
quan đảng, chính quyền, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp công lập, học sinh,
sinh viên, quân nhân xuất ngũ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ công an nhân
dân, bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và
cấp xã.
Mức hỗ trợ: Tiến sĩ, chuyên khoa II 100 triệu đồng/người/khóa học; Thạc sĩ,
chuyên khoa I 50 triệu đồng/người/khóa học; Cán bộ y tế tham gia đào tạo chuyên
khoa định hướng (sơ bộ), đào tạo kỹ thuật y học chuyên sâu, chuyển giao gói kỹ
thuật theo ê kíp, đào tạo lại (thời gian từ 01 tháng trở lên), được hỗ trợ 100%
học phí hoặc chi phí đào tạo theo mức thu của cơ sở đào tạo; Cán bộ công chức
cấp xã thực hiện theo Đề án 11-ĐA/TU, kinh phí hỗ trợ đào tạo thực hiện theo
quy định của Đề án; Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác tại các cơ
quan đảng, chính quyền, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp công lập, quân nhân
xuất ngũ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ công an nhân dân, bí thư chi bộ,
trưởng thôn..., được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, tại Nghị quyết này Hội đồng nhân dân tỉnh còn quy định cụ thể về đối
tượng, chính sách hỗ trợ đối với chính sách tăng cường cán bộ, công chức, viên
chức từ cấp tỉnh xuống cấp huyện; chính sách luân phiên có thời hạn đối với
người hành nghề tịa cơ sở khám, chữa bệnh; chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên
Chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo theo
quy định tại Nghị quyết này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2016 đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Bãi bỏ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Yên Bái ban hành chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học; cán bộ
quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh
Yên Bái, giai đoạn 2014-2016.
Trường hợp người đang được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo các chính
sách hỗ trợ trước đây của tỉnh, nay đã bị bãi bỏ theo Nghị quyết này, nếu đến
thời điểm chính sách này có hiệu lực thi hành mà chưa tốt nghiệp, thì trong
thời gian đào tạo theo quy định vẫn tiếp tục được hưởng bằng mức hỗ trợ trước
đây đã được nhận cho đến khi được công nhận tốt nghiệp. Trường hợp người được
cử đi đào tạo thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo Nghị
quyết này mà thời gian đào tạo theo quy định đến hết năm 2020 chưa kết thúc,
thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định này cho đến khi
được công nhận tốt nghiệp.
Theo Trang TTĐT Sở Tài chính