CTTĐT - Ngày 31/5/2016 UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND về thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội...
Phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016.
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016; Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 80% trở lên; giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự, nhất là ở cấp huyện; đảm bảo nguồn lực cho việc tổ chức ghi âm, ghi hình theo lộ trình quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Đến năm 2030 tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, tội phạm ở các địa bàn trọng điểm, xây dựng xã hội an toàn, ổn định; Tuyên truyền, vận động nhân dân tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm; Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, không để xảy ra oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
Để đạt mục tiêu đề ra UBND tỉnh đưa ra nhiệm vụ và giải pháp là nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm; Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng; Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội, vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội; Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội; Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ; Nâng cao hiệu quả tấn công trấn áp, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm; Tăng cường nguồn lực phòng, chống tội phạm.
Đồng thời giao cho Công an tỉnh Yên Bái căn cứ vào chương trình thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ và đặc điểm tình hình của tỉnh Yên Bái để xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình của Chiến lược, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ cả về mục tiêu, giải pháp và nguồn lực đầu tư; Cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch của Trung ương theo từng giai đoạn, ưu tiên các lĩnh vực, giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh Yên Bái. Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này theo từng giai đoạn…
Tải nội dung Kế hoạch tại đây.
1390 lượt xem
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 31/5/2016 UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND về thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội...
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016; Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 80% trở lên; giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự, nhất là ở cấp huyện; đảm bảo nguồn lực cho việc tổ chức ghi âm, ghi hình theo lộ trình quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Đến năm 2030 tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, tội phạm ở các địa bàn trọng điểm, xây dựng xã hội an toàn, ổn định; Tuyên truyền, vận động nhân dân tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm; Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, không để xảy ra oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
Để đạt mục tiêu đề ra UBND tỉnh đưa ra nhiệm vụ và giải pháp là nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm; Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng; Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội, vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội; Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội; Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ; Nâng cao hiệu quả tấn công trấn áp, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm; Tăng cường nguồn lực phòng, chống tội phạm.
Đồng thời giao cho Công an tỉnh Yên Bái căn cứ vào chương trình thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ và đặc điểm tình hình của tỉnh Yên Bái để xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình của Chiến lược, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ cả về mục tiêu, giải pháp và nguồn lực đầu tư; Cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch của Trung ương theo từng giai đoạn, ưu tiên các lĩnh vực, giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh Yên Bái. Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này theo từng giai đoạn…
Tải nội dung Kế hoạch tại đây.