CTTĐT – Ngày 10/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 đến 63 điểm cầu trên cả nước. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng chủ trì Hội nghị.
Điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái đồng chí Nguyễn
Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội
nghị. Cùng dự Hội nghị có lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhấn mạnh: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 được thông qua tại kỳ
họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Đây là những đạo luật có tác động lớn, toàn diện
đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, có ý nghĩa thiết thực trong việc công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong
các lĩnh vực của đời sống dân sự, các quan hệ hành chính giữa các cơ quan Nhà
nước với công dân cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình
đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức s hữu và thành phần kinh tế đã được
ghi nhận trong các Nghị quyết của Đảng và trong Hiến pháp năm 2013. Việc triển
khai thi hành các Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và
Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 là rất cần thiết. Vai trò của đội ngũ cán bộ,
báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là hết sức quan trọng. Thứ trưởng Bộ
Tư pháp yêu cầu sau Hội nghị này, các cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên
pháp luật sẽ tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, các ngành và đông đảo cộng đồng
dân cư về các nội dung của Luật.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán
triệt một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm
2015 và Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 và nghe quán triệt các công việc cần
thiết để triển khai thi hành các đạo luật mới.
Các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận
tại Hội nghị. Trong đó nhấn mạnh vào việc tổ chức tập huấn chuyên sâu các đạo
luật cho báo cáo viên pháp luật của các cấp; công tác thông tin tuyên truyền…
để các đạo luật này đi vào cuộc sống có hiệu quả nhất.
Bộ luật Dân sự năm
2015 gồm 27 chương, 689 điều với nhiều chế định mới, tiến bộ, thể hiện một cách
đầy đủ nhất với tính chất là luật chung và định hướng cho việc xây dựng các văn
bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, xử lý bất cập của luật hiện
hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống. Bộ luật Dân sự
2015 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Bộ luật Tố tụng Dân
sự năm 2015 có 42 chương, 517 điều. Điểm đáng chú ý trong Bộ luật này là quy
định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa
có điều luật để áp dụng. Đây là một trong những điểm mới quan trọng trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền, phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013, khắc phục
một số bất cập trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự hiện nay. Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016.
Luật Tố tụng hành
chính năm 2015 được Quốc hội thông qua cũng có một số nội dung đáng chú ý. Luật
Tố tụng hành chính năm 2015 quy định TAND có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
của một số hành vi trong nội bộ tổ chức cơ quan, đơn vị như: hạ bậc lương, cách
chức, buộc thôi việc. Luật có 23 chương với 372 điều và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/ 2016.
1618 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 10/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 đến 63 điểm cầu trên cả nước. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng chủ trì Hội nghị.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái đồng chí Nguyễn
Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội
nghị. Cùng dự Hội nghị có lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhấn mạnh: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 được thông qua tại kỳ
họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Đây là những đạo luật có tác động lớn, toàn diện
đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, có ý nghĩa thiết thực trong việc công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong
các lĩnh vực của đời sống dân sự, các quan hệ hành chính giữa các cơ quan Nhà
nước với công dân cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình
đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức s hữu và thành phần kinh tế đã được
ghi nhận trong các Nghị quyết của Đảng và trong Hiến pháp năm 2013. Việc triển
khai thi hành các Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và
Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 là rất cần thiết. Vai trò của đội ngũ cán bộ,
báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là hết sức quan trọng. Thứ trưởng Bộ
Tư pháp yêu cầu sau Hội nghị này, các cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên
pháp luật sẽ tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, các ngành và đông đảo cộng đồng
dân cư về các nội dung của Luật.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán
triệt một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm
2015 và Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 và nghe quán triệt các công việc cần
thiết để triển khai thi hành các đạo luật mới.
Các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận
tại Hội nghị. Trong đó nhấn mạnh vào việc tổ chức tập huấn chuyên sâu các đạo
luật cho báo cáo viên pháp luật của các cấp; công tác thông tin tuyên truyền…
để các đạo luật này đi vào cuộc sống có hiệu quả nhất.
Bộ luật Dân sự năm
2015 gồm 27 chương, 689 điều với nhiều chế định mới, tiến bộ, thể hiện một cách
đầy đủ nhất với tính chất là luật chung và định hướng cho việc xây dựng các văn
bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, xử lý bất cập của luật hiện
hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống. Bộ luật Dân sự
2015 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.Bộ luật Tố tụng Dân
sự năm 2015 có 42 chương, 517 điều. Điểm đáng chú ý trong Bộ luật này là quy
định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa
có điều luật để áp dụng. Đây là một trong những điểm mới quan trọng trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền, phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013, khắc phục
một số bất cập trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự hiện nay. Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016.
Luật Tố tụng hành
chính năm 2015 được Quốc hội thông qua cũng có một số nội dung đáng chú ý. Luật
Tố tụng hành chính năm 2015 quy định TAND có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
của một số hành vi trong nội bộ tổ chức cơ quan, đơn vị như: hạ bậc lương, cách
chức, buộc thôi việc. Luật có 23 chương với 372 điều và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/ 2016.