"Lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy phong trào của Hội, những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu đã xây dựng nhiều mô hình để tập hợp, thu hút hội viên tham gia hoạt động Hội" - đó là chia sẻ của chị Lưu Thị Quế - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện.
Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu hiện có gần 5.700 hội viên, sinh hoạt tại 12 cơ sở Hội. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên phần lớn các hội viên gặp khó khăn về vốn sản xuất. Để tháo gỡ vấn đề này, Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên cách thức làm kinh tế. Đồng thời, làm tốt việc ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, tín chấp cho hội viên vay vốn.
Đến ngày 15/12/2015, tổng số dư nợ của Hội đạt 30 tỷ 756 triệu đồng với 1.282 hộ vay phát triển kinh tế”. Ngoài ra, các chi hội đã duy trì mô hình tiết kiệm 5.000 đồng/người/tháng để tạo nguồn vốn vay tại chỗ. Tổng số tiền đã tiết kiệm được gần 140 triệu, giúp gần 1.600 lượt hộ hội viên vay, phát triển kinh tế.
Năm 2015, Hội còn phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt việc vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và tổ chức 112 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 3.206 lượt hội viên. Hội mở 19 lớp dạy nghề: kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi - thú y, bảo vệ thực vật, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng lúa, ngô để chị em có kiến thức phát triển kinh tế.
Gia đình chị Thào Thị Mang ở xã Trạm Tấu trước kia, trồng lúa nương, nhưng năng suất thấp. Nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng với sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã, được tập huấn kỹ thuật, chị đã chuyển sang trồng ngô và mỗi năm đã thu gần 1 tấn ngô hạt.
Chị Mang tâm sự: “Với nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình tôi đã đầu tư nuôi lợn, gà. Mỗi năm, xuất bán được gần 1 tấn lợn, gà thu được 30 - 40 triệu đồng”. Ngoài gia đình chị Mang, rất nhiều hội viên trong xã đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Không chỉ ở xã Trạm Tấu, chị em ở xã Xà Hồ cũng đã góp phần gieo trồng được trên 354 ha ngô một vụ. Các thôn: Tà Đằng, Đầu Cầu và Trống Khua trồng được 53,7 ha ngô hai vụ, trong đó, có một nửa là diện tích được chuyển đổi từ đất trồng lúa nương kém hiệu quả. Năm 2015, xã Xà Hồ đã đạt 1.772 tấn lương thực có hạt, trong đó, sản lượng lúa đạt 1.168 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 600kg/người/năm.
Tới thăm gia đình chị Giàng Thị Pàng, thôn Pá Hu, chị Pàng cho chúng tôi hay: “Trước đây, chị em phụ nữ và nhân dân chỉ trồng ngô để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm do giao thông đi lại khó khăn, chưa có thị trường để trao đổi hàng hóa. Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thay đổi nhận thức của chị em hội viên trong quá trình chuyển đổi lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô”. Bên cạnh đó, các hội viên cũng tích cực trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, làm đổi công, giúp nhau về giống.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi phương thức làm ăn, đã có những chị em tiêu biểu, tích cực làm kinh tế như chị Giàng Thị Súa, Giàng Thị Pàng, thôn Pá Hu; Giàng Thị Dua, Mùa Thị Cu ở thôn Tà Tầu; Thào Thị Bâu, Thào Thị Sông, thôn Km 16; Phàng Thị Say, Sùng Thị Ninh ở thôn Cang Dông... cho thu nhập từ 30 - 35 triệu đồng/năm.
Nguồn thu này đã giúp nhiều gia đình hội viên vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, Hội Phụ nữ huyện tích cực phối hợp với các ngành vận động chị em nuôi nhốt gia súc, dự trữ rơm khô và trồng cỏ để gia súc có thức ăn trong mùa đông, phòng chống dịch bệnh. Vì thế, đã giảm cơ bản tình trạng gia súc bị chết đói, rét.
Nhờ sự nỗ lực của chị em hội viên, sự giúp đỡ của các cấp Hội và tinh thần tương thân, tương ái cùng phát triển kinh tế, mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của phụ nữ Trạm Tấu giảm 6%, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 49%.
4461 lượt xem
Theo Minh Huyền/Báo Yên Bái
"Lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy phong trào của Hội, những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu đã xây dựng nhiều mô hình để tập hợp, thu hút hội viên tham gia hoạt động Hội" - đó là chia sẻ của chị Lưu Thị Quế - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện.
Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu hiện có gần 5.700 hội viên, sinh hoạt tại 12 cơ sở Hội. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên phần lớn các hội viên gặp khó khăn về vốn sản xuất. Để tháo gỡ vấn đề này, Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên cách thức làm kinh tế. Đồng thời, làm tốt việc ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, tín chấp cho hội viên vay vốn.
Đến ngày 15/12/2015, tổng số dư nợ của Hội đạt 30 tỷ 756 triệu đồng với 1.282 hộ vay phát triển kinh tế”. Ngoài ra, các chi hội đã duy trì mô hình tiết kiệm 5.000 đồng/người/tháng để tạo nguồn vốn vay tại chỗ. Tổng số tiền đã tiết kiệm được gần 140 triệu, giúp gần 1.600 lượt hộ hội viên vay, phát triển kinh tế.
Năm 2015, Hội còn phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt việc vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và tổ chức 112 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 3.206 lượt hội viên. Hội mở 19 lớp dạy nghề: kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi - thú y, bảo vệ thực vật, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng lúa, ngô để chị em có kiến thức phát triển kinh tế.
Gia đình chị Thào Thị Mang ở xã Trạm Tấu trước kia, trồng lúa nương, nhưng năng suất thấp. Nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng với sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã, được tập huấn kỹ thuật, chị đã chuyển sang trồng ngô và mỗi năm đã thu gần 1 tấn ngô hạt.
Chị Mang tâm sự: “Với nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình tôi đã đầu tư nuôi lợn, gà. Mỗi năm, xuất bán được gần 1 tấn lợn, gà thu được 30 - 40 triệu đồng”. Ngoài gia đình chị Mang, rất nhiều hội viên trong xã đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Không chỉ ở xã Trạm Tấu, chị em ở xã Xà Hồ cũng đã góp phần gieo trồng được trên 354 ha ngô một vụ. Các thôn: Tà Đằng, Đầu Cầu và Trống Khua trồng được 53,7 ha ngô hai vụ, trong đó, có một nửa là diện tích được chuyển đổi từ đất trồng lúa nương kém hiệu quả. Năm 2015, xã Xà Hồ đã đạt 1.772 tấn lương thực có hạt, trong đó, sản lượng lúa đạt 1.168 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 600kg/người/năm.
Tới thăm gia đình chị Giàng Thị Pàng, thôn Pá Hu, chị Pàng cho chúng tôi hay: “Trước đây, chị em phụ nữ và nhân dân chỉ trồng ngô để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm do giao thông đi lại khó khăn, chưa có thị trường để trao đổi hàng hóa. Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thay đổi nhận thức của chị em hội viên trong quá trình chuyển đổi lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô”. Bên cạnh đó, các hội viên cũng tích cực trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, làm đổi công, giúp nhau về giống.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi phương thức làm ăn, đã có những chị em tiêu biểu, tích cực làm kinh tế như chị Giàng Thị Súa, Giàng Thị Pàng, thôn Pá Hu; Giàng Thị Dua, Mùa Thị Cu ở thôn Tà Tầu; Thào Thị Bâu, Thào Thị Sông, thôn Km 16; Phàng Thị Say, Sùng Thị Ninh ở thôn Cang Dông... cho thu nhập từ 30 - 35 triệu đồng/năm.
Nguồn thu này đã giúp nhiều gia đình hội viên vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, Hội Phụ nữ huyện tích cực phối hợp với các ngành vận động chị em nuôi nhốt gia súc, dự trữ rơm khô và trồng cỏ để gia súc có thức ăn trong mùa đông, phòng chống dịch bệnh. Vì thế, đã giảm cơ bản tình trạng gia súc bị chết đói, rét.
Nhờ sự nỗ lực của chị em hội viên, sự giúp đỡ của các cấp Hội và tinh thần tương thân, tương ái cùng phát triển kinh tế, mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của phụ nữ Trạm Tấu giảm 6%, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 49%.