CTTĐT - Lục Yên là một huyện miền núi có địa hình chia cắt bởi hai dãy núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dọc các dãy núi cao chia cắt bởi nhiều khe sâu dễ xảy ra lũ ống lũ quét. Tuy nhiên trước trong và sau mỗi đợt thiên tai, huyện Lục Yên luôn tập trung chỉ đạo, chỉ huy ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Diễn tập Phòng, chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn
Việc thực hiện phương châm “4 tại
chỗ” luôn được triển khai một cách thiết thực cụ thể, chú trọng phương châm
phòng là chính. Vì vậy trước mùa mưa bão huyện đã chủ động xây dựng, phê duyệt
phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), trong đó chú
trọng, cụ thể hóa phương châm “4 tại chỗ” đối với mỗi loại hình thiên tai do
mưa lũ, giông lốc, lũ quét, sạt lở đất…
Đối với công tác chỉ huy tại chỗ,
huyện đã chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện đến cơ sở. Trong đó
chú trọng đến công tác củng cố kiện toàn các tiểu ban của cấp thôn, bản với các
thành phần cơ bản như trưởng thôn, công an viên, đoàn thanh niên phụ nữ, nông
dân, cựu chiến binh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy.
Đồng thời điều chỉnh phương án PCTT-TKCN cấp huyện, cấp xã sát với tình hình
thực tế, trong đó xác định rõ khu vực trọng yếu cần đề phòng, các khu vực sơ
tán dân, khả năng tập kết và phương án di dời dân khi có thiên tai xảy ra. Tổ
chức trực phòng chống mưa lũ ngay từ đầu tháng 4, thường xuyên theo dõi bản tin
dự báo thời tiết, nắm bắt thông tin kịp thời thông báo nhân dân chủ động phòng
tránh, ứng phó với mọi tình huống có thể
khi có thiên tai xảy ra.
Về lực lượng tại chỗ, thành lập lực
lượng chủ chốt ở các thôn, bản tại địa bàn các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ; cấp xã củng cố kiện toàn
lực lượng dân quân cơ động. UBND các xã, thị trấn huy động dân quân sẵn
sàng làm nhiệm vụ tại chỗ; cấp huyện sử
dụng lực lượng để tăng cường hỗ trợ các xã, thị trấn khi có tình huống xảy ra
gồm lực lượng quân đội, công an…
Về phương tiện tại chỗ, huyện đã chỉ
đạo các xã, thị trấn chuẩn bị và sẵn sàng các phương tiện gồm thuyền máy,
thuyền nan tại các xã trọng điểm ngập lụt như Minh Chuẩn, Tân Lĩnh, Tân Lập,
Phan Thanh, Tô Mậu mỗi xã 12 chiếc thường xuyên hoạt động. Một số phương tiện
khác như máy phát điện, loa tay, áo phao, ô tô… luôn sẵn sàng phục vụ công tác
PCTT khi cần.
Về hậu cần tại chỗ, huyện chỉ đạo
các xã, thị trấn quán triệt đến từng hộ dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nước
uống, dầu thắp, chất đốt trong vòng 7 ngày, chuẩn bị thuốc y tế dự phòng để sử
dụng cho gia đình khi bị chia cắt dài ngày. Cấp xã, thôn, bản chủ động hợp đồng
với các đại lý dự trữ mì tôm, dầu hỏa,
muối gạo…nhằm đảm bảo cho nhân dân không
bị thiếu đói.
Để chủ động trong công tác PCTT-TKCN
theo phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương
và có hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”, năm 2016, Ban chỉ huy
PCTT-TKCN huyện Lục Yên xác định phòng tránh thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên,
là nội dung quan trọng lồng ghép trong các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tất các ngành, lĩnh vực và ở các địa phương; theo dõi chặt chẽ mọi
diễn biến của thiên tai nhằm kịp thời thông báo
cho các cấp, các ngành, nhân dân biết để chủ động phòng tránh. Đồng thời
kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp,
xây dựng Kế hoạch PCTT-TKCN trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng việc xây
dựng phương án PCTT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bố trí kinh
phí, lực lượng, phương tiện, địa điểm để sẵn sàng thực hiện việc sơ tán dân ra
khỏi vùng nguy hiểm khi thiên tai xảy ra; Nắm chắc số hộ dân nằm trong vùng
nguy cơ để có phương án di dời kịp thời, hiệu quả; tập trung gia cố, nâng cấp
các công trình thủy lợi, trong đó ưu tiên cho các công trình ở vùng trọng điểm,
xung yếu có nguy cơ cao.
Tăng cường công tác tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương pháp phòng tránh nhằm nâng
cao hiểu biết của cộng đồng về thiên tai để tự mình có kế hoạch chủ động phòng
tránh có hiệu quả; Chuẩn bị tốt vật tư thiết bị, phương tiện dụng cụ để sẵn
sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong
PCTT-TKCN trên địa bàn.
1279 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lục Yên là một huyện miền núi có địa hình chia cắt bởi hai dãy núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dọc các dãy núi cao chia cắt bởi nhiều khe sâu dễ xảy ra lũ ống lũ quét. Tuy nhiên trước trong và sau mỗi đợt thiên tai, huyện Lục Yên luôn tập trung chỉ đạo, chỉ huy ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Việc thực hiện phương châm “4 tại
chỗ” luôn được triển khai một cách thiết thực cụ thể, chú trọng phương châm
phòng là chính. Vì vậy trước mùa mưa bão huyện đã chủ động xây dựng, phê duyệt
phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), trong đó chú
trọng, cụ thể hóa phương châm “4 tại chỗ” đối với mỗi loại hình thiên tai do
mưa lũ, giông lốc, lũ quét, sạt lở đất…
Đối với công tác chỉ huy tại chỗ,
huyện đã chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện đến cơ sở. Trong đó
chú trọng đến công tác củng cố kiện toàn các tiểu ban của cấp thôn, bản với các
thành phần cơ bản như trưởng thôn, công an viên, đoàn thanh niên phụ nữ, nông
dân, cựu chiến binh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy.
Đồng thời điều chỉnh phương án PCTT-TKCN cấp huyện, cấp xã sát với tình hình
thực tế, trong đó xác định rõ khu vực trọng yếu cần đề phòng, các khu vực sơ
tán dân, khả năng tập kết và phương án di dời dân khi có thiên tai xảy ra. Tổ
chức trực phòng chống mưa lũ ngay từ đầu tháng 4, thường xuyên theo dõi bản tin
dự báo thời tiết, nắm bắt thông tin kịp thời thông báo nhân dân chủ động phòng
tránh, ứng phó với mọi tình huống có thể
khi có thiên tai xảy ra.
Về lực lượng tại chỗ, thành lập lực
lượng chủ chốt ở các thôn, bản tại địa bàn các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ; cấp xã củng cố kiện toàn
lực lượng dân quân cơ động. UBND các xã, thị trấn huy động dân quân sẵn
sàng làm nhiệm vụ tại chỗ; cấp huyện sử
dụng lực lượng để tăng cường hỗ trợ các xã, thị trấn khi có tình huống xảy ra
gồm lực lượng quân đội, công an…
Về phương tiện tại chỗ, huyện đã chỉ
đạo các xã, thị trấn chuẩn bị và sẵn sàng các phương tiện gồm thuyền máy,
thuyền nan tại các xã trọng điểm ngập lụt như Minh Chuẩn, Tân Lĩnh, Tân Lập,
Phan Thanh, Tô Mậu mỗi xã 12 chiếc thường xuyên hoạt động. Một số phương tiện
khác như máy phát điện, loa tay, áo phao, ô tô… luôn sẵn sàng phục vụ công tác
PCTT khi cần.
Về hậu cần tại chỗ, huyện chỉ đạo
các xã, thị trấn quán triệt đến từng hộ dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nước
uống, dầu thắp, chất đốt trong vòng 7 ngày, chuẩn bị thuốc y tế dự phòng để sử
dụng cho gia đình khi bị chia cắt dài ngày. Cấp xã, thôn, bản chủ động hợp đồng
với các đại lý dự trữ mì tôm, dầu hỏa,
muối gạo…nhằm đảm bảo cho nhân dân không
bị thiếu đói.
Để chủ động trong công tác PCTT-TKCN
theo phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương
và có hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”, năm 2016, Ban chỉ huy
PCTT-TKCN huyện Lục Yên xác định phòng tránh thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên,
là nội dung quan trọng lồng ghép trong các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tất các ngành, lĩnh vực và ở các địa phương; theo dõi chặt chẽ mọi
diễn biến của thiên tai nhằm kịp thời thông báo
cho các cấp, các ngành, nhân dân biết để chủ động phòng tránh. Đồng thời
kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp,
xây dựng Kế hoạch PCTT-TKCN trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng việc xây
dựng phương án PCTT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bố trí kinh
phí, lực lượng, phương tiện, địa điểm để sẵn sàng thực hiện việc sơ tán dân ra
khỏi vùng nguy hiểm khi thiên tai xảy ra; Nắm chắc số hộ dân nằm trong vùng
nguy cơ để có phương án di dời kịp thời, hiệu quả; tập trung gia cố, nâng cấp
các công trình thủy lợi, trong đó ưu tiên cho các công trình ở vùng trọng điểm,
xung yếu có nguy cơ cao.
Tăng cường công tác tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương pháp phòng tránh nhằm nâng
cao hiểu biết của cộng đồng về thiên tai để tự mình có kế hoạch chủ động phòng
tránh có hiệu quả; Chuẩn bị tốt vật tư thiết bị, phương tiện dụng cụ để sẵn
sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong
PCTT-TKCN trên địa bàn.