Năm 2017, với quyết tâm cao, huyện Yên Bình đã hoàn thành 30/30 chỉ tiêu đề ra. Trong đó, có 10/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế vượt cao so với kế hoạch. Kết quả đó đã minh chứng hướng đi đúng trong lãnh đạo phát triển kinh tế theo hướng khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của Đảng bộ, chính quyền địa phương.
Lãnh đạo HĐND tỉnh và huyện Yên Bình thăm mô hình nuôi cá lồng tại xã Mông Sơn.
Phát huy kết quả đạt được và đánh giá đúng tình hình thuận lợi, khó khăn, năm 2017, huyện Yên Bình tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành theo phương châm hướng mạnh về cơ sở.
Đặc biệt, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh; ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện đồng bộ các chính sách để thu hút đầu tư có chất lượng, có trọng điểm, xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo bước đột phá để phát triển bền vững.
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Bình cho biết: "Sau khi xây dựng được các quy hoạch, huyện đều chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện tại, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Yên Bình đang tập trung triển khai thực hiện: quy hoạch về phát triển nông nghiệp, công nghiệp từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; kêu gọi các nhà đầu tư tới tìm hiểu, khảo sát và đầu tư vào lĩnh vực du lịch để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng hồ Thác Bà; tiếp tục phát huy lợi thế những vùng hàng hóa đã được quy hoạch, như: vùng cây ăn quả có múi, vùng tre măng Bát độ và vùng nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, hình thành những chuỗi giá trị để phát triển hàng hóa từ khâu sản xuất tới tiêu thụ...”.
Năm qua, huyện đã vận động nhân dân gieo cấy hết hơn 4.400 ha ruộng 2 vụ bằng 104,3% kế hoạch; trong đó, có gần 150 ha ruộng dưới cốt 58 hồ Thác Bà, năng suất lúa bình quân đạt 50,7 tạ/ha. Đặc biệt, hình thành nên vùng sản xuất lúa hàng hóa đặc sản tại xã Bạch Hà với diện tích gần 200 ha. Nhờ vậy, góp phần nâng tổng sản lượng lương thực năm 2017 của toàn huyện đạt trên 27.000 tấn, tăng 3,2% so với kế hoạch và xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình nông dân thâm canh sản xuất giỏi.
Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng thế mạnh của dải đất ven bờ sông Chảy, địa phương đã vận động nhân dân vùng hạ huyện phát triển mạnh nghề trồng cây ăn quả có múi, nhất là bưởi Đại Minh. Nhiều hộ nông dân nhờ trồng cây ăn quả đã vươn lên trở thành hộ khá giàu của thôn, của xã với mức thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngà ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh chia sẻ: "Gia đình tôi hiện có trên 200 cây bưởi các loại, riêng bưởi Đại Minh là 100 cây, trong đó có 40 cây từ 60 – 70 năm tuổi. Cây bưởi mỗi năm đem về cho gia đình tôi 400 triệu đồng. Tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang và nuôi con cái học hành thành đạt”.
2017 cũng là năm đầu tiên huyện Yên Bình tổ chức thành công Lễ hội Bưởi Đại Minh và Đua thuyền trên hồ Thác Bà thu hút khoảng hơn 2 vạn du khách tham gia. Đây là cơ hội để Yên Bình quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch, nhằm từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Đặc biệt, trong lĩnh vực chăn nuôi, ở thời điểm đầu và giữa năm, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng tổng đàn gia súc chính. Nguyên nhân là do đồng cỏ bị thu hẹp, hơn nữa, giá lợn hơi giảm sâu nên nhiều hộ dân đã không mặn mà với nghề chăn nuôi. Trước thực trạng đó, một mặt, huyện tập trung chỉ đạo khôi phục lại các mô hình chăn nuôi hàng hóa hình thành từ những năm trước; mặt khác, triển khai thực hiện nhanh chóng kịp thời có hiệu quả các chính sách hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh, huyện.
Tuyên truyền khuyến cáo các cơ sở, các hộ chăn nuôi lợn không đầu tư tăng quy mô đầu đàn, hạn chế chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, tự phát. Khuyến khích chăn nuôi theo hình thức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y. Chọn lọc loại thải những đàn lợn nái kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn để có đàn lợn giống chất lượng tốt phục vụ chăn nuôi.
Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các hộ tham gia thực hiện chương trình chăn nuôi hàng hóa có phương án sản xuất phù hợp với điều kiện thị trường để duy trì chăn nuôi theo số lượng lợn đã đăng ký; khuyến khích các hộ chăn nuôi tạo được các mối liên kết để tiêu thụ sản phẩm lâu dài. Do vậy, nghề chăn nuôi của huyện vẫn phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt gần 8 nghìn tấn, tăng 13,2% so với kế hoạch.
Phát huy lợi thế vùng hồ, huyện đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường bảo vệ phát triển và nghiêm cấm việc dùng chất nổ, xung kích điện, lưới vét, vó lưới mắt nhỏ để khai thác thủy sản. Đồng thời, khuyến khích người dân phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng và tại các eo, ngách trên hồ Thác Bà. Riêng trong năm 2017, thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản, toàn huyện đã giải ngân hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ bà con đóng lồng nuôi cá, nâng tổng số lồng nuôi cá hiện có của toàn huyện lên 914 lồng và 230 ha nuôi cá quây lưới. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2017 đạt trên 4.500 tấn.
Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm mô hình trồng bưởi đặc sản Đại Minh.
Xác định phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường, ưu tiên phát triển công nghiệp trong cụm công nghiệp là 1 trong 5 chương trình kinh tế trọng tâm và là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của huyện, do vậy, những năm qua, đặc biệt là năm 2017, Yên Bình đã có nhiều giải pháp đột phá trong việc mời gọi thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Hiện tại, toàn huyện đã có 52 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 1.300 tỷ đồng, đầu tư trên các lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại và du lịch.
Toàn huyện cũng có hơn 1.500 hộ cá thể và gần 300 doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực với tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 2.500 tỷ đồng, huyện cũng đã hình thành được 2 cụm công nghiệp là: cụm công nghiệp Thịnh Hưng và Mông Sơn. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2017 của huyện đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 23,3 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động dôi dư và đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương.
Nhờ đó, năm 2017, huyện thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 170 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Năm 2017, huyện có thêm 5 xã cán đích nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới của huyện lên 7 xã. Các xã còn lại đều đạt từ 6 tiêu chí trở lên.
Với những hoạch định phát triển lâu dài, đột phá, bảo đảm phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh của đia phương, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình sẽ tiếp tục có bước chuyển biến, phát triển đi lên theo hướng bền vững.
1416 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, với quyết tâm cao, huyện Yên Bình đã hoàn thành 30/30 chỉ tiêu đề ra. Trong đó, có 10/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế vượt cao so với kế hoạch. Kết quả đó đã minh chứng hướng đi đúng trong lãnh đạo phát triển kinh tế theo hướng khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của Đảng bộ, chính quyền địa phương.Phát huy kết quả đạt được và đánh giá đúng tình hình thuận lợi, khó khăn, năm 2017, huyện Yên Bình tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành theo phương châm hướng mạnh về cơ sở.
Đặc biệt, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh; ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện đồng bộ các chính sách để thu hút đầu tư có chất lượng, có trọng điểm, xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo bước đột phá để phát triển bền vững.
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Bình cho biết: "Sau khi xây dựng được các quy hoạch, huyện đều chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện tại, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Yên Bình đang tập trung triển khai thực hiện: quy hoạch về phát triển nông nghiệp, công nghiệp từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; kêu gọi các nhà đầu tư tới tìm hiểu, khảo sát và đầu tư vào lĩnh vực du lịch để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng hồ Thác Bà; tiếp tục phát huy lợi thế những vùng hàng hóa đã được quy hoạch, như: vùng cây ăn quả có múi, vùng tre măng Bát độ và vùng nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, hình thành những chuỗi giá trị để phát triển hàng hóa từ khâu sản xuất tới tiêu thụ...”.
Năm qua, huyện đã vận động nhân dân gieo cấy hết hơn 4.400 ha ruộng 2 vụ bằng 104,3% kế hoạch; trong đó, có gần 150 ha ruộng dưới cốt 58 hồ Thác Bà, năng suất lúa bình quân đạt 50,7 tạ/ha. Đặc biệt, hình thành nên vùng sản xuất lúa hàng hóa đặc sản tại xã Bạch Hà với diện tích gần 200 ha. Nhờ vậy, góp phần nâng tổng sản lượng lương thực năm 2017 của toàn huyện đạt trên 27.000 tấn, tăng 3,2% so với kế hoạch và xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình nông dân thâm canh sản xuất giỏi.
Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng thế mạnh của dải đất ven bờ sông Chảy, địa phương đã vận động nhân dân vùng hạ huyện phát triển mạnh nghề trồng cây ăn quả có múi, nhất là bưởi Đại Minh. Nhiều hộ nông dân nhờ trồng cây ăn quả đã vươn lên trở thành hộ khá giàu của thôn, của xã với mức thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngà ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh chia sẻ: "Gia đình tôi hiện có trên 200 cây bưởi các loại, riêng bưởi Đại Minh là 100 cây, trong đó có 40 cây từ 60 – 70 năm tuổi. Cây bưởi mỗi năm đem về cho gia đình tôi 400 triệu đồng. Tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang và nuôi con cái học hành thành đạt”.
2017 cũng là năm đầu tiên huyện Yên Bình tổ chức thành công Lễ hội Bưởi Đại Minh và Đua thuyền trên hồ Thác Bà thu hút khoảng hơn 2 vạn du khách tham gia. Đây là cơ hội để Yên Bình quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch, nhằm từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Đặc biệt, trong lĩnh vực chăn nuôi, ở thời điểm đầu và giữa năm, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng tổng đàn gia súc chính. Nguyên nhân là do đồng cỏ bị thu hẹp, hơn nữa, giá lợn hơi giảm sâu nên nhiều hộ dân đã không mặn mà với nghề chăn nuôi. Trước thực trạng đó, một mặt, huyện tập trung chỉ đạo khôi phục lại các mô hình chăn nuôi hàng hóa hình thành từ những năm trước; mặt khác, triển khai thực hiện nhanh chóng kịp thời có hiệu quả các chính sách hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh, huyện.
Tuyên truyền khuyến cáo các cơ sở, các hộ chăn nuôi lợn không đầu tư tăng quy mô đầu đàn, hạn chế chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, tự phát. Khuyến khích chăn nuôi theo hình thức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y. Chọn lọc loại thải những đàn lợn nái kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn để có đàn lợn giống chất lượng tốt phục vụ chăn nuôi.
Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các hộ tham gia thực hiện chương trình chăn nuôi hàng hóa có phương án sản xuất phù hợp với điều kiện thị trường để duy trì chăn nuôi theo số lượng lợn đã đăng ký; khuyến khích các hộ chăn nuôi tạo được các mối liên kết để tiêu thụ sản phẩm lâu dài. Do vậy, nghề chăn nuôi của huyện vẫn phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt gần 8 nghìn tấn, tăng 13,2% so với kế hoạch.
Phát huy lợi thế vùng hồ, huyện đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường bảo vệ phát triển và nghiêm cấm việc dùng chất nổ, xung kích điện, lưới vét, vó lưới mắt nhỏ để khai thác thủy sản. Đồng thời, khuyến khích người dân phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng và tại các eo, ngách trên hồ Thác Bà. Riêng trong năm 2017, thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản, toàn huyện đã giải ngân hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ bà con đóng lồng nuôi cá, nâng tổng số lồng nuôi cá hiện có của toàn huyện lên 914 lồng và 230 ha nuôi cá quây lưới. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2017 đạt trên 4.500 tấn.
Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm mô hình trồng bưởi đặc sản Đại Minh.
Xác định phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường, ưu tiên phát triển công nghiệp trong cụm công nghiệp là 1 trong 5 chương trình kinh tế trọng tâm và là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của huyện, do vậy, những năm qua, đặc biệt là năm 2017, Yên Bình đã có nhiều giải pháp đột phá trong việc mời gọi thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Hiện tại, toàn huyện đã có 52 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 1.300 tỷ đồng, đầu tư trên các lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại và du lịch.
Toàn huyện cũng có hơn 1.500 hộ cá thể và gần 300 doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực với tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 2.500 tỷ đồng, huyện cũng đã hình thành được 2 cụm công nghiệp là: cụm công nghiệp Thịnh Hưng và Mông Sơn. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2017 của huyện đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 23,3 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động dôi dư và đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương.
Nhờ đó, năm 2017, huyện thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 170 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Năm 2017, huyện có thêm 5 xã cán đích nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới của huyện lên 7 xã. Các xã còn lại đều đạt từ 6 tiêu chí trở lên.
Với những hoạch định phát triển lâu dài, đột phá, bảo đảm phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh của đia phương, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình sẽ tiếp tục có bước chuyển biến, phát triển đi lên theo hướng bền vững.