Ngày 30/11/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 460/QĐ-UBND công nhận Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Tưng bừng lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Quang Minh Linh Từ.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Đền Hoá Cuông, xã Hoà Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1780 và trùng tu lớn vào năm 1802. Đền do bà con nhân dân trong vùng khởi dựng thờ Đức Cao Sơn Thượng Đẳng Thần - người có công khai khẩn đất đai, lập làng bản, dạy dân cày cấy.
Tương truyền rằng ngài là Lạc tướng thời Hùng Vương, có công giúp vua dựng nước, đánh giặc giữ yên bờ cõi. Các triều vua sau đã phong sắc Thượng Đẳng Thần bảo Quốc hộ Dân. Trong đền còn tôn tượng và rước chân nhang thờ Mẫu Hóa Cuông, theo truyền thuyết là sự hóa thân của tiên thiên Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mẫu nghi thiên hạ (Mẹ của muôn dân) và tôn thờ tam tòa Thánh Mẫu theo truyền thống thờ đạo Mẫu của người Việt. Cùng với việc thờ thần, thờ mẫu, đền còn thờ Đức Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni, Đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Tam phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông và Trần triều Hưng Đạo Đại vương Quốc công tiết chế...
Tương truyền rằng đền được tiền nhân xây dựng bằng vật liệu gỗ, mái lợp cọ, nằm bên thượng nguồn suối Hòa Cuông. Trong một đêm mưa to, gió lớn, nước suối dâng cao, đã chuyển dịch ngôi đền đứng trên dải sa bồi. Người xưa thấy lạ, thấy linh ứng đã tôn cao dần lên và chính là ngôi đền Hóa Cuông ngày nay. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đền đã nhiều lần được nhân dân gìn giữ, tôn tạo. Tuy khiêm nhường về vật chất nhưng ngôi đền được tọa lạc trên khoảng đất đẹp, lưng dựa vào dải đồi uốn lượn dáng rồng thiêng, tiền môn được ba cây xanh cổ thụ tán lá xum xuê che phủ sân đền.
Đền hướng về phía đông nam. Ngòi Hóa Cuông như dải lụa xanh ôm ấp, uốn lượn chín khúc rồng bay ngày đêm tưới mát cho gần hai ha đất canh tác. Xa xa, hai bên tả hữu được hai ngọn đồi tạo thế “tả thanh long, hữu bạch hổ” về chầu. Trong lòng đất nơi đây còn ẩn chứa địa tầng văn hóa ngàn năm gắn với nền văn hóa sông Hồng rực rỡ của thời đại vua Hùng và Thục Phán An Dương Vương dựng nước Văn Lang, Âu Lạc. Cây cầu bắc sang đền, dưới là dòng nước trong xanh, một địa thế độc nhất vô nhị ở vùng sơn cước Trấn Yên này.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Hóa Cuông là nơi họp bàn của Ủy ban Cách mạng lâm thời xã Mễ Lâm (huyện Trấn Yên). Tại đây, nhiều quyết định quan trọng xây dựng phương hướng, lãnh đạo nhân kháng chiến chống lập tề và khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã được đưa ra. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược, đền là nơi sơ tán mở lớp học vỡ lòng cho bà con các dân tộc trong vùng.
Trải qua gần 400 năm, đền Hóa Cuông đã được các triều đại phong kiến Việt Nam phong ba đạo sắc và giao cho nhân dân đời đời hương khói phụng thờ.
6. Các nhân vật được thờ tự
Thờ Đức Cao Sơn Thượng Đẳng Thần - người có công khai khẩn đất đai, lập làng bản, dạy dân cày cấy.
7. Các hiện vật trong Di tích
Đền Hóa Cuông đã được các triều đại phong kiến Việt Nam phong ba đạo sắc và giao cho nhân dân đời đời hương khói phụng thờ.
8. Phong tục lễ hội
Lễ hội đền Hóa Cuông được mở vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng đến tham quan và chiêm bái. Trong lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh đu, leo cầu khỉ... với sự tham gia, cổ vũ sôi nổi của dân trong vùng và du khách thập phương. Đây cũng là dịp gìn giữ bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng.
Trải qua thời gian, những dấu tích của Đền để lại không còn nhiều, và đã có sự thay đổi, nhưng với ý nghĩa lịch sử đó, di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5182 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 30/11/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 460/QĐ-UBND công nhận Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Quang Minh Linh Từ.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Đền Hoá Cuông, xã Hoà Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1780 và trùng tu lớn vào năm 1802. Đền do bà con nhân dân trong vùng khởi dựng thờ Đức Cao Sơn Thượng Đẳng Thần - người có công khai khẩn đất đai, lập làng bản, dạy dân cày cấy.
Tương truyền rằng ngài là Lạc tướng thời Hùng Vương, có công giúp vua dựng nước, đánh giặc giữ yên bờ cõi. Các triều vua sau đã phong sắc Thượng Đẳng Thần bảo Quốc hộ Dân. Trong đền còn tôn tượng và rước chân nhang thờ Mẫu Hóa Cuông, theo truyền thuyết là sự hóa thân của tiên thiên Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mẫu nghi thiên hạ (Mẹ của muôn dân) và tôn thờ tam tòa Thánh Mẫu theo truyền thống thờ đạo Mẫu của người Việt. Cùng với việc thờ thần, thờ mẫu, đền còn thờ Đức Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni, Đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Tam phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông và Trần triều Hưng Đạo Đại vương Quốc công tiết chế...
Tương truyền rằng đền được tiền nhân xây dựng bằng vật liệu gỗ, mái lợp cọ, nằm bên thượng nguồn suối Hòa Cuông. Trong một đêm mưa to, gió lớn, nước suối dâng cao, đã chuyển dịch ngôi đền đứng trên dải sa bồi. Người xưa thấy lạ, thấy linh ứng đã tôn cao dần lên và chính là ngôi đền Hóa Cuông ngày nay. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đền đã nhiều lần được nhân dân gìn giữ, tôn tạo. Tuy khiêm nhường về vật chất nhưng ngôi đền được tọa lạc trên khoảng đất đẹp, lưng dựa vào dải đồi uốn lượn dáng rồng thiêng, tiền môn được ba cây xanh cổ thụ tán lá xum xuê che phủ sân đền.
Đền hướng về phía đông nam. Ngòi Hóa Cuông như dải lụa xanh ôm ấp, uốn lượn chín khúc rồng bay ngày đêm tưới mát cho gần hai ha đất canh tác. Xa xa, hai bên tả hữu được hai ngọn đồi tạo thế “tả thanh long, hữu bạch hổ” về chầu. Trong lòng đất nơi đây còn ẩn chứa địa tầng văn hóa ngàn năm gắn với nền văn hóa sông Hồng rực rỡ của thời đại vua Hùng và Thục Phán An Dương Vương dựng nước Văn Lang, Âu Lạc. Cây cầu bắc sang đền, dưới là dòng nước trong xanh, một địa thế độc nhất vô nhị ở vùng sơn cước Trấn Yên này.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Hóa Cuông là nơi họp bàn của Ủy ban Cách mạng lâm thời xã Mễ Lâm (huyện Trấn Yên). Tại đây, nhiều quyết định quan trọng xây dựng phương hướng, lãnh đạo nhân kháng chiến chống lập tề và khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã được đưa ra. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược, đền là nơi sơ tán mở lớp học vỡ lòng cho bà con các dân tộc trong vùng.
Trải qua gần 400 năm, đền Hóa Cuông đã được các triều đại phong kiến Việt Nam phong ba đạo sắc và giao cho nhân dân đời đời hương khói phụng thờ.
6. Các nhân vật được thờ tự
Thờ Đức Cao Sơn Thượng Đẳng Thần - người có công khai khẩn đất đai, lập làng bản, dạy dân cày cấy.
7. Các hiện vật trong Di tích
Đền Hóa Cuông đã được các triều đại phong kiến Việt Nam phong ba đạo sắc và giao cho nhân dân đời đời hương khói phụng thờ.
8. Phong tục lễ hội
Lễ hội đền Hóa Cuông được mở vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng đến tham quan và chiêm bái. Trong lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh đu, leo cầu khỉ... với sự tham gia, cổ vũ sôi nổi của dân trong vùng và du khách thập phương. Đây cũng là dịp gìn giữ bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng.
Trải qua thời gian, những dấu tích của Đền để lại không còn nhiều, và đã có sự thay đổi, nhưng với ý nghĩa lịch sử đó, di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.