CTTĐT - Thực hiện Văn bản số 2092/VPCP-KGVX ngày 18/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc tình hình bệnh Sán dây và ấu trùng lợn tại một số địa phương, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống các bệnh giun sán trên người.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Để chủ động phòng chống các bệnh giun sán trên người, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh, cụ thể:
* Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ, chủ động phát hiện, điều trị kịp thời cho các trường hợp nhiễm bệnh. Phối hợp với các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa bệnh; tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc kịp thời khám, điều trị cho người bệnh.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể, thuộc các nhà máy, công ty trong các khu công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc cung cấp lương thực, thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
* Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các bệnh giun sán và các biện pháp phòng, chống bệnh cho giáo viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo quản lý chặt chẽ về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn bán trú, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống trong các cơ sở giáo dục đào tạo theo đúng quy định; đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bếp ăn của nhà trường; kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tổ chức cho học sinh ăn bán trú hoặc triển khai kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà trường.
Thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, phối hợp quản lý sức khỏe của học sinh, cán bộ, giáo viên; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.
* Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh, chủ động thực hành các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn”; thực hiện phương thức sản xuất an toàn, hiện đại.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp tuyến huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền vận động nhân dân không sử dụng phân tươi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; ủ phân đúng kỹ thuật trước khi sử dụng; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; không thả rông gia súc để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường và hạn chế nhiễm bệnh cho gia súc; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, ủng cao su) khi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với đất.
* Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế và các đơn vị có liên quan tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh, chủ động thực hành các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn”; thực hiện phương thức sản xuất an toàn, hiện đại; chỉ đạo ngành Y tế chủ động phát hiện bệnh, điều trị tích cực, kịp thời cho các trường hợp nhiễm bệnh. Vận động nhân dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng bảo hộ lao động.
1065 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Văn bản số 2092/VPCP-KGVX ngày 18/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc tình hình bệnh Sán dây và ấu trùng lợn tại một số địa phương, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống các bệnh giun sán trên người.Để chủ động phòng chống các bệnh giun sán trên người, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh, cụ thể:
* Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ, chủ động phát hiện, điều trị kịp thời cho các trường hợp nhiễm bệnh. Phối hợp với các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa bệnh; tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc kịp thời khám, điều trị cho người bệnh.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể, thuộc các nhà máy, công ty trong các khu công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc cung cấp lương thực, thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
* Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các bệnh giun sán và các biện pháp phòng, chống bệnh cho giáo viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo quản lý chặt chẽ về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn bán trú, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống trong các cơ sở giáo dục đào tạo theo đúng quy định; đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bếp ăn của nhà trường; kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tổ chức cho học sinh ăn bán trú hoặc triển khai kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà trường.
Thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, phối hợp quản lý sức khỏe của học sinh, cán bộ, giáo viên; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.
* Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh, chủ động thực hành các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn”; thực hiện phương thức sản xuất an toàn, hiện đại.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp tuyến huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền vận động nhân dân không sử dụng phân tươi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; ủ phân đúng kỹ thuật trước khi sử dụng; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; không thả rông gia súc để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường và hạn chế nhiễm bệnh cho gia súc; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, ủng cao su) khi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với đất.
* Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế và các đơn vị có liên quan tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh, chủ động thực hành các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn”; thực hiện phương thức sản xuất an toàn, hiện đại; chỉ đạo ngành Y tế chủ động phát hiện bệnh, điều trị tích cực, kịp thời cho các trường hợp nhiễm bệnh. Vận động nhân dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng bảo hộ lao động.