CTTĐT - Để đảm bảo hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về thu, chi ngân sách địa phương năm 2016, ngày 05/7/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016.
Tại
Chỉ thị này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ
trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân
sách thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
(1).
Về thu ngân sách: các cấp, các ngành tiếp tục tập trung cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư; đồng hành cùng doanh
nghiệp để tháo gỡ, khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển, góp phần tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách địa
phương. Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan tiếp tục tổ chức thực hiện tốt
các Luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách; theo dõi và dự báo kịp thời,
chính xác diễn biến tình hình thu ngân sách từ nay đến hết năm, đề xuất
các giải pháp phù hợp phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu năm 2016
đã được giao. Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu,
gian lận thương mại và trốn thuế; Tập trung xử lý thu hồi dứt điểm nợ
đọng thuế, phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31/12/2016 không quá 5% so với
thực thu ngân sách nhà nước năm 2016; đôn đốc thu kịp thời các khoản
phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan
thanh tra, kiểm tra thuế, thanh tra theo chuyên đề.
Các
huyện, thị xã, thành phố chủ động đề ra các giải pháp, chỉ đạo quyết
liệt, liên tục phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức dự toán thu ngân
sách nhà nước đã được giao cả về hai chỉ tiêu (thu cân đối và thu tiền
sử dụng đất), trong đó riêng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm
2016 đảm bảo mức tăng tối thiểu từ 14% -16% so với thực hiện thu năm
2015.
Sở
Tài chính xây dựng phương án, giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách địa
phương, chủ động nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi đã giao dự toán đầu
năm, nhất là các khoản chi cho con người và an sinh xã hội.
(2).
Về chi ngân sách: các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện điều
hành ngân sách chặt chẽ, chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách
các cấp, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện công khai minh
bạch sử dụng ngân sách; tập chung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công và
giải ngân vốn đầu tư phát triển, xử lý và kiểm soát chặt chẽ nợ đọng xây
dựng cơ bản, kiên quyết không để phát sinh nợ mới; rà soát, sắp xếp các
nhiệm vụ chi, kiên quyết từ chối không thanh toán, thu hồi để bổ sung
dự phòng ngân sách của từng cấp đối với các khoản chi thường xuyên đã
giao đầu năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng đến ngày
30/6/2016 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện,
chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu; quản lý chặt chẽ việc
chuyển nguồn chi thường xuyên, chỉ cho phép chuyển nguồn đối với một số
khoản chi còn nhiệm vụ và thật sự cần thiết; tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát thanh tra các khoản chi ngân sách đảm bảo vốn ngân sách
được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và triệt để; quản lý
chặt chẽ dự phòng ngân sách các cấp, thực hiện tạm giữ lại 50% dự phòng
ngân sách các cấp để chủ động xử lý khi nguồn thu ngân sách giảm lớn.
567 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Tài chính
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để đảm bảo hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về thu, chi ngân sách địa phương năm 2016, ngày 05/7/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016. Tại
Chỉ thị này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ
trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân
sách thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
(1).
Về thu ngân sách: các cấp, các ngành tiếp tục tập trung cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư; đồng hành cùng doanh
nghiệp để tháo gỡ, khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển, góp phần tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách địa
phương. Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan tiếp tục tổ chức thực hiện tốt
các Luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách; theo dõi và dự báo kịp thời,
chính xác diễn biến tình hình thu ngân sách từ nay đến hết năm, đề xuất
các giải pháp phù hợp phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu năm 2016
đã được giao. Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu,
gian lận thương mại và trốn thuế; Tập trung xử lý thu hồi dứt điểm nợ
đọng thuế, phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31/12/2016 không quá 5% so với
thực thu ngân sách nhà nước năm 2016; đôn đốc thu kịp thời các khoản
phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan
thanh tra, kiểm tra thuế, thanh tra theo chuyên đề.
Các
huyện, thị xã, thành phố chủ động đề ra các giải pháp, chỉ đạo quyết
liệt, liên tục phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức dự toán thu ngân
sách nhà nước đã được giao cả về hai chỉ tiêu (thu cân đối và thu tiền
sử dụng đất), trong đó riêng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm
2016 đảm bảo mức tăng tối thiểu từ 14% -16% so với thực hiện thu năm
2015.
Sở
Tài chính xây dựng phương án, giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách địa
phương, chủ động nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi đã giao dự toán đầu
năm, nhất là các khoản chi cho con người và an sinh xã hội.
(2).
Về chi ngân sách: các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện điều
hành ngân sách chặt chẽ, chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách
các cấp, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện công khai minh
bạch sử dụng ngân sách; tập chung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công và
giải ngân vốn đầu tư phát triển, xử lý và kiểm soát chặt chẽ nợ đọng xây
dựng cơ bản, kiên quyết không để phát sinh nợ mới; rà soát, sắp xếp các
nhiệm vụ chi, kiên quyết từ chối không thanh toán, thu hồi để bổ sung
dự phòng ngân sách của từng cấp đối với các khoản chi thường xuyên đã
giao đầu năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng đến ngày
30/6/2016 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện,
chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu; quản lý chặt chẽ việc
chuyển nguồn chi thường xuyên, chỉ cho phép chuyển nguồn đối với một số
khoản chi còn nhiệm vụ và thật sự cần thiết; tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát thanh tra các khoản chi ngân sách đảm bảo vốn ngân sách
được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và triệt để; quản lý
chặt chẽ dự phòng ngân sách các cấp, thực hiện tạm giữ lại 50% dự phòng
ngân sách các cấp để chủ động xử lý khi nguồn thu ngân sách giảm lớn.