CTTĐT - Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2016 là 76 triệu USD, từ nay đến cuối năm, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
Giấy vàng mã là mặt hàng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương.
Theo báo cáo của Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng toàn tỉnh ước đạt 44,15 triệu USD, bằng kỳ 58,87% kế hoạch, tăng 19,22% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt, đá block); tinh bột sắn, giấy vàng mã... Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu khá: Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty CP Mông Sơn; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam, Công ty TNHH Nhựa và khoáng sản An Phát Yên Bái, Công ty TNHH Vina KNF Trấn Yên, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Yên Bình…
Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2016 là 76 triệu USD, từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất nhập khẩu cần tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao; Tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU; Bám sát triển khai Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020; Hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu và phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với chú trọng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, cải tiến chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm.
Bên cạnh đó cần xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu với khu vực cung cấp nguyên liệu; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về các hiệp định thương mại mới về những thay đổi trong chính sách, để kịp thời nắm bắt, tận dụng những ưu đãi khi tham gia các hiệp định thương mại; Tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng tiền tệ của Trung ương và của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngoài ra cần tiếp tục cải cách hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kịp thời động viên doanh nghiệp, tổ chức hội nghị đối thoại, giải quyết khó khăn cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn; Ngành Công thương phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương xây dựng thực hiện đề án xuất khẩu những mặt hàng chủ lực.
721 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2016 là 76 triệu USD, từ nay đến cuối năm, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo báo cáo của Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng toàn tỉnh ước đạt 44,15 triệu USD, bằng kỳ 58,87% kế hoạch, tăng 19,22% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt, đá block); tinh bột sắn, giấy vàng mã... Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu khá: Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty CP Mông Sơn; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam, Công ty TNHH Nhựa và khoáng sản An Phát Yên Bái, Công ty TNHH Vina KNF Trấn Yên, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Yên Bình…
Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2016 là 76 triệu USD, từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất nhập khẩu cần tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao; Tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU; Bám sát triển khai Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020; Hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu và phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với chú trọng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, cải tiến chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm.
Bên cạnh đó cần xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu với khu vực cung cấp nguyên liệu; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về các hiệp định thương mại mới về những thay đổi trong chính sách, để kịp thời nắm bắt, tận dụng những ưu đãi khi tham gia các hiệp định thương mại; Tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng tiền tệ của Trung ương và của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngoài ra cần tiếp tục cải cách hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kịp thời động viên doanh nghiệp, tổ chức hội nghị đối thoại, giải quyết khó khăn cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn; Ngành Công thương phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương xây dựng thực hiện đề án xuất khẩu những mặt hàng chủ lực.