CTTĐT - Xác định phát triển chăn nuôi ổn định cùng với làm tốt công tác phòng dịch, thời gian qua Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại cho vật nuôi trong vụ Đông xuân, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa.
Chủ động thực hiện các biện pháp chuyên môn kết hợp với tuyên truyền vận động người chăn nuôi nâng cao ý thức trong công tác phòng dịch.
Cụ thể đã chỉ đạo Trạm Thú y tổ chức
tiêm phòng các loại vắc xin cho vật nuôi theo đúng kế hoạch để hạn chế xảy ra
dịch bệnh. Trong 7 tháng đầu năm đã thực hiện tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng
trâu, bò 13.319 liều, tụ huyết trùng lợn 7.650 liều, dịch tả lợn 9.716 liều, lở
mồm long móng 5.816 liều, tiêm phòng chó dại 3.898 liều.
Trong tháng 5/2016 xảy ra bệnh lở
mồm long móng tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn làm 11 con gia súc bị mắc bệnh (4 con
trâu, 7 con bò). Ngay sau khi xảy ra bệnh lở mồm long móng, Ủy ban nhân dân huyện
đã chỉ đạo Trạm Thú y cử cán bộ trực tiếp xuống xã kiểm tra, xác minh dịch
bệnh, hướng dẫn nhân dân điều tri cho gia súc bị bệnh và phòng chống bệnh dịch
lây lan; báo cáo kịp thời tình hình bệnh dịch với Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái.
Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm
chuẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm, đồng thời cấp 30 lít thuốc sát trùng,
300 lọ Streptomycin, 300 lọ Penicilin và 200 lọ xanhmetylen, 300 ống nước cất
để chống dịch. Chỉ đạo Trạm Thú y phối hợp với các ngành chuyên môn tiêm phòng
bao vây ổ bệnh và các vùng giáp ranh; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực
phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, không để gia súc từ vùng
bệnh đến các vùng khác, không giết mổ gia súc bị bệnh; tiến hành điều trị cho
gia súc bị bệnh. Bệnh lở mồm long móng đã được kịp thời không chế, 11 con mắc
bệnh đã được chữa trị khỏi bệnh, không lây lan ra các vùng khác.
Ngoài ra, công tác kiểm soát giết mổ
gia súc đã được quan tâm, thực hiện tốt. Tổng số gia súc đã được kiểm soát giết
mổ 6 tháng đầu năm là 1.262 con (trong đó, lợn 1.246 con, trâu bò 16 con).
Nhờ làm tốt công tác phòng dịch,
ngành chăn nuôi duy trì ổn định, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo tại địa phương. Tổng đàn gia súc 6 tháng đầu năm là 51.300 con, đạt
88,1% kế hoạch giao năm 2016. Trong đó, đàn trâu 12.110 con đạt 94,6% kế hoạch;
đàn bò 5.728 con, đạt 81,8% kế hoạch; đàn lợn 33.462 con, đạt 85,2% kế hoạch; đàn dê 4.478 con, đạt 97,2% kế hoạch; đàn gia cầm, thủy cầm là 129.700 con,
đạt 77,9% kế hoạch.
Để đạt tỷ lệ tiêm phòng tối thiểu là
80% so với tổng đàn, 100% so với diện tiêm, huyện đang khẩn trương tiến hành
tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đợt II/2016 trong tháng 9 và tháng 10/2016, trong năm 2017 huyện Mù Cang Chải tiếp
tục tổ chức 2 đợt tiêm phòng vào tháng 3, 4 và tháng 9, 10 tại 126 bản, tổ dân
phố của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tiêm các loại vắc xin phòng bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc như tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn, dịch
tả lợn, bệnh dại trên đàn chó, lở mồm long móng…Cùng với đó chủ động thực
hiện các biện pháp chuyên môn kết hợp với tuyên truyền vận động người chăn nuôi
nâng cao ý thức trong công tác phòng dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất sự xuất
hiện các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi cũng như nền kinh tế
địa phương.
666 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định phát triển chăn nuôi ổn định cùng với làm tốt công tác phòng dịch, thời gian qua Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại cho vật nuôi trong vụ Đông xuân, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa.
Cụ thể đã chỉ đạo Trạm Thú y tổ chức
tiêm phòng các loại vắc xin cho vật nuôi theo đúng kế hoạch để hạn chế xảy ra
dịch bệnh. Trong 7 tháng đầu năm đã thực hiện tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng
trâu, bò 13.319 liều, tụ huyết trùng lợn 7.650 liều, dịch tả lợn 9.716 liều, lở
mồm long móng 5.816 liều, tiêm phòng chó dại 3.898 liều.
Trong tháng 5/2016 xảy ra bệnh lở
mồm long móng tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn làm 11 con gia súc bị mắc bệnh (4 con
trâu, 7 con bò). Ngay sau khi xảy ra bệnh lở mồm long móng, Ủy ban nhân dân huyện
đã chỉ đạo Trạm Thú y cử cán bộ trực tiếp xuống xã kiểm tra, xác minh dịch
bệnh, hướng dẫn nhân dân điều tri cho gia súc bị bệnh và phòng chống bệnh dịch
lây lan; báo cáo kịp thời tình hình bệnh dịch với Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái.
Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm
chuẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm, đồng thời cấp 30 lít thuốc sát trùng,
300 lọ Streptomycin, 300 lọ Penicilin và 200 lọ xanhmetylen, 300 ống nước cất
để chống dịch. Chỉ đạo Trạm Thú y phối hợp với các ngành chuyên môn tiêm phòng
bao vây ổ bệnh và các vùng giáp ranh; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực
phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, không để gia súc từ vùng
bệnh đến các vùng khác, không giết mổ gia súc bị bệnh; tiến hành điều trị cho
gia súc bị bệnh. Bệnh lở mồm long móng đã được kịp thời không chế, 11 con mắc
bệnh đã được chữa trị khỏi bệnh, không lây lan ra các vùng khác.
Ngoài ra, công tác kiểm soát giết mổ
gia súc đã được quan tâm, thực hiện tốt. Tổng số gia súc đã được kiểm soát giết
mổ 6 tháng đầu năm là 1.262 con (trong đó, lợn 1.246 con, trâu bò 16 con).
Nhờ làm tốt công tác phòng dịch,
ngành chăn nuôi duy trì ổn định, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo tại địa phương. Tổng đàn gia súc 6 tháng đầu năm là 51.300 con, đạt
88,1% kế hoạch giao năm 2016. Trong đó, đàn trâu 12.110 con đạt 94,6% kế hoạch;
đàn bò 5.728 con, đạt 81,8% kế hoạch; đàn lợn 33.462 con, đạt 85,2% kế hoạch; đàn dê 4.478 con, đạt 97,2% kế hoạch; đàn gia cầm, thủy cầm là 129.700 con,
đạt 77,9% kế hoạch.
Để đạt tỷ lệ tiêm phòng tối thiểu là
80% so với tổng đàn, 100% so với diện tiêm, huyện đang khẩn trương tiến hành
tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đợt II/2016 trong tháng 9 và tháng 10/2016, trong năm 2017 huyện Mù Cang Chải tiếp
tục tổ chức 2 đợt tiêm phòng vào tháng 3, 4 và tháng 9, 10 tại 126 bản, tổ dân
phố của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tiêm các loại vắc xin phòng bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc như tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn, dịch
tả lợn, bệnh dại trên đàn chó, lở mồm long móng…Cùng với đó chủ động thực
hiện các biện pháp chuyên môn kết hợp với tuyên truyền vận động người chăn nuôi
nâng cao ý thức trong công tác phòng dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất sự xuất
hiện các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi cũng như nền kinh tế
địa phương.