Trong đó trồng mới 7.600
ha và duy trì 2.500 ha hiện có tại 5 huyện: Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn
Yên và Văn Chấn. Huyện Trấn Yên là địa phương có diện tích lớn nhất với tổng
diện tích là 3.700 ha tại 10 xã.
Đề án nêu ra các giải pháp thực hiện trong đó chú việc điều tra, xác định
ranh giới, diện tích giữa thực
địa và bản đồ của chủ quản lý, sử
dụng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương. Giao
đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những diện tích được quy
hoạch phát triển cây măng tre đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất ổn định, lâu dài. Rà soát các loại đất khe, đất rừng, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất rừng, đất ruộng 1 vụ kém hiệu quả để trồng măng tre Bát Độ.
Phối
hợp với các Công ty thu mua phát triển giống măng tre Bát Độ để cung cấp giống đảm
bảo chất lượng cho phát triển trồng mới. Việc trồng, chăm
sóc và thu hoạch măng tre Bát Độ phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và theo điều kiện thực tế của địa phương.
Tận
dụng nguồn lao động tại chỗ của địa phương trong thực hiện các khâu trồng, chăm
sóc, thu hoạch và chế biến các sản phẩm măng tre Bát Độ. Đẩy mạnh ứng dụng khoa
học, công nghệ từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản, nhằm đảm bảo
cung cấp nguyên liệu cho các mặt hàng chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị
kinh tế cho người sản xuất.
Liên kết với doanh
nghiệp từ khâu cung cấp giống đến hỗ trợ khoa học công nghệ về trồng, chăm sóc,
thu hoạch, chế biến, bảo quản và thu mua sản phẩm nhằm nâng cao giá trị trên
một đơn vị sản xuất măng tre Bát độ.
Theo
Đề án, tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn 2016-2020 là 433.255 triệu đồng. Trong
đó, suất đầu tư cho 1 ha trồng mới, chăm sóc măng tre Bát Độ là 61,8 triệu đồng.
Mỗi gia đình có diện tích trồng mới măng tre Bát Độ tập trung từ 0,5 ha trở lên
được hỗ trợ một lần để mua cây giống với mức 1,0 triệu đồng/ha đối huyện Trấn Yên; 3,0 triệu đồng/ha
đối với các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn.